“…Bịp bợm lớn nhất của một chế độ XHCN, là những luận điệu
cho rằng một xã hội muốn tiến nhanh cần một chế độ độc tài sáng suốt, để đình
hoãn xây dựng một chế độ dân chủ và đa nguyên. Bịp bợm này là nguyên nhân cho
những tang tóc trên quê hương chúng ta…”
Điều nhức nhối của chúng ta là tình trạng đất nước Việt Nam vẫn lạc hậu và đói nghèo. Do những chính sách phát triển sai lầm, làm hướng đi lệch lạc, khập khiễng, và cái nhìn chưa được thấu đáo về sự phát triển đất nước cho hiện tại và tương lai, cần rút ra kinh nghiệm, đó là một việc làm vô cùng quan trọng.
Đất nước ta ba phần tư vẫn đang sống nghèo khổ, một nửa đang sống trong nghèo khổ cùng cực, hàng ngày vẫn phải sống trong những ngôi nhà ổ chuột, rách nát và ẩm thấp.
Trước hết chúng ta hiểu phát triển như thế nào?
Phát triển là một sự thay đổi liên tục kéo dài trong một thời gian, cho phép sử dụng mỗi ngày hiễu hiệu hơn tài nguyên và nhân lực, đem lại một quốc gia có lợi tức ngày một lớn hơn và con người có một cuộc sống cao hơn về cả vật chất lẫn tinh thần.
Phát triển là một khái niệm tương đối. Một quốc gia được coi là phát triển khi đạt thành tích cao với phần còn lại trên thế giới về lợi tức bình quân trên mỗi đầu người, về giáo dục, y tế, gia cư và cơ sở hạ tầng, khi hoạt động kinh tế mạnh và hiện đại, môi trường sinh sống sạch đẹp, các phương tiện di chuyển, thông tin giải trí dồi dào.
Phát triển ngay cả với định nghĩa trên, cũng không phải là tất cả. Sự thành công của một quốc gia, ngoài phát triển, còn có sự kiện mọi người gắn bó một cách tự nguyện trong cố gắng xây dựng một tương lai chung và mỗi người cảm thấy được làm chủ đời mình, sống theo ý mình, được quý trọng trong một xã hội, không bị đe dọa, được hưởng những phúc lợi do sự cố gắng của mình, được đảm bảo những cơ hội thăng tiến công bình, và có những lý do để tin rằng ngày mai sẽ hơn ngày hôm nay và cuộc sống con cái mình sẽ hơn cuộc sống mình. Đó là mục tiêu chúng ta phải đạt tới.
Phát triển không chỉ là tăng tổng sản lượng quốc gia. Do đó một mức tăng trưởng 7% của tổng sản lượng quốc gia với những hệ thống giám dục và y tế hoàn chỉnh, môi trường thiên nhiên được bảo vệ và cải thiện lợi tức được phân chia tương đối đồng đều, phải được đánh giá tốt hơn nhiều lần so với mức tăng trưởng 15% trong mọi vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường bị bỏ rơi. Chúng ta tìm kiếm một phát triển hài hòa và cân bằng, bởi vì chỉ có phát triển đó mới có thể kéo dài và xứng đáng được coi là mục tiêu quốc gia.
Tuy phát triển không chỉ là phát triển kinh tế, nhưng phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng nhất và cũng là chìa khóa cho sự phát triển cân đối toàn bộ.
Chúng ta là một trong những dân tộc nghèo khổ và lạc hậu còn sót lại trên thế giới hiện nay, và chậm tiến nhất nên phát triển kinh tế là mục tiêu cấp bách nhất đối với chúng ta.
Chúng ta cần phải đánh tan một sự lấn cấn tai hại.
Bịp bợm lớn nhất của một chế độ XHCN, là những luận điệu cho rằng một xã hội muốn tiến nhanh cần một chế độ độc tài sáng suốt, để đình hoãn xây dựng một chế độ dân chủ và đa nguyên. Bịp bợm này là nguyên nhân cho những tang tóc trên quê hương chúng ta.
Cái chế độ độc tài ở Việt Nam chỉ đem lại những kết quả tồi tệ, và bế tắc và phải lao đầu vào cuộc chiến tự hủy, chế độ độc tài, đảng trị đã làm hủy hoại tài nguyên và môi trường, và đẩy dân chúng đến đường cùng trong sự đói khổ và lầm than, và lạc hậu.
Thực sự đất nước Việt Nam nếu được phát triển, thì cần phải có tự do và dân chủ, xã hội công bằng và văn minh, như một số nước ở Châu Âu và Hoa Kỳ, những quốc gia này đã thực sự là một quốc dân dân chủ, nguyên nhân đã làm nảy sinh ra sự phát triển. Trọng lượng của nhà nước trên đời sống thường ngày của người dân được giảm nhẹ, và một hiến pháp dân chủ, ổn vững thượng tôn lập pháp thay thế cho các quyết định tùy tiện của người cầm quyền. Con người luôn được tôn trọng và bảo vệ theo đúng pháp luật.
Trong thời gian gần đây xã hội Việt Nam với chế độ độc tài đã hoàn toàn suy thoái về kinh tế, xã hội, văn hoá đã băng hoại về văn hóa, đạo đức của con người. Chính những Đảng viên Cộng sản Việt Nam vẫn luôn tham nhũng gây nên sự suy đồi đạo đức của một xã hội.
Trong thời gian tới chúng ta cần phải làm gì, để thay đổi một chế độ độc tài, và thay thế một chế độ dân chủ và tự do?
Chúng ta là những con người tự do, trách nhiệm, lương thiện, gắn bó cộng đồng, hãy đoàn kết và xích lại gần nhau hơn nữa. Chúng ta hãy xóa đi những mặc cảm mà tự chúng ta đã vô tình hoặc cố ý tạo ra, vì một đất nước một ngày mai tươi sáng xã hội được ấm no và hạnh phúc, chúng ta hãy cùng đứng chung trên một con đường và kêu gọi toàn dân cùng đấu tranh cho một đất nước sớm có một nền dân chủ và đa nguyên .
Đất nước ta ba phần tư vẫn đang sống nghèo khổ, một nửa đang sống trong nghèo khổ cùng cực, hàng ngày vẫn phải sống trong những ngôi nhà ổ chuột, rách nát và ẩm thấp.
Trước hết chúng ta hiểu phát triển như thế nào?
Phát triển là một sự thay đổi liên tục kéo dài trong một thời gian, cho phép sử dụng mỗi ngày hiễu hiệu hơn tài nguyên và nhân lực, đem lại một quốc gia có lợi tức ngày một lớn hơn và con người có một cuộc sống cao hơn về cả vật chất lẫn tinh thần.
Phát triển là một khái niệm tương đối. Một quốc gia được coi là phát triển khi đạt thành tích cao với phần còn lại trên thế giới về lợi tức bình quân trên mỗi đầu người, về giáo dục, y tế, gia cư và cơ sở hạ tầng, khi hoạt động kinh tế mạnh và hiện đại, môi trường sinh sống sạch đẹp, các phương tiện di chuyển, thông tin giải trí dồi dào.
Phát triển ngay cả với định nghĩa trên, cũng không phải là tất cả. Sự thành công của một quốc gia, ngoài phát triển, còn có sự kiện mọi người gắn bó một cách tự nguyện trong cố gắng xây dựng một tương lai chung và mỗi người cảm thấy được làm chủ đời mình, sống theo ý mình, được quý trọng trong một xã hội, không bị đe dọa, được hưởng những phúc lợi do sự cố gắng của mình, được đảm bảo những cơ hội thăng tiến công bình, và có những lý do để tin rằng ngày mai sẽ hơn ngày hôm nay và cuộc sống con cái mình sẽ hơn cuộc sống mình. Đó là mục tiêu chúng ta phải đạt tới.
Phát triển không chỉ là tăng tổng sản lượng quốc gia. Do đó một mức tăng trưởng 7% của tổng sản lượng quốc gia với những hệ thống giám dục và y tế hoàn chỉnh, môi trường thiên nhiên được bảo vệ và cải thiện lợi tức được phân chia tương đối đồng đều, phải được đánh giá tốt hơn nhiều lần so với mức tăng trưởng 15% trong mọi vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường bị bỏ rơi. Chúng ta tìm kiếm một phát triển hài hòa và cân bằng, bởi vì chỉ có phát triển đó mới có thể kéo dài và xứng đáng được coi là mục tiêu quốc gia.
Tuy phát triển không chỉ là phát triển kinh tế, nhưng phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng nhất và cũng là chìa khóa cho sự phát triển cân đối toàn bộ.
Chúng ta là một trong những dân tộc nghèo khổ và lạc hậu còn sót lại trên thế giới hiện nay, và chậm tiến nhất nên phát triển kinh tế là mục tiêu cấp bách nhất đối với chúng ta.
Chúng ta cần phải đánh tan một sự lấn cấn tai hại.
Bịp bợm lớn nhất của một chế độ XHCN, là những luận điệu cho rằng một xã hội muốn tiến nhanh cần một chế độ độc tài sáng suốt, để đình hoãn xây dựng một chế độ dân chủ và đa nguyên. Bịp bợm này là nguyên nhân cho những tang tóc trên quê hương chúng ta.
Cái chế độ độc tài ở Việt Nam chỉ đem lại những kết quả tồi tệ, và bế tắc và phải lao đầu vào cuộc chiến tự hủy, chế độ độc tài, đảng trị đã làm hủy hoại tài nguyên và môi trường, và đẩy dân chúng đến đường cùng trong sự đói khổ và lầm than, và lạc hậu.
Thực sự đất nước Việt Nam nếu được phát triển, thì cần phải có tự do và dân chủ, xã hội công bằng và văn minh, như một số nước ở Châu Âu và Hoa Kỳ, những quốc gia này đã thực sự là một quốc dân dân chủ, nguyên nhân đã làm nảy sinh ra sự phát triển. Trọng lượng của nhà nước trên đời sống thường ngày của người dân được giảm nhẹ, và một hiến pháp dân chủ, ổn vững thượng tôn lập pháp thay thế cho các quyết định tùy tiện của người cầm quyền. Con người luôn được tôn trọng và bảo vệ theo đúng pháp luật.
Trong thời gian gần đây xã hội Việt Nam với chế độ độc tài đã hoàn toàn suy thoái về kinh tế, xã hội, văn hoá đã băng hoại về văn hóa, đạo đức của con người. Chính những Đảng viên Cộng sản Việt Nam vẫn luôn tham nhũng gây nên sự suy đồi đạo đức của một xã hội.
Trong thời gian tới chúng ta cần phải làm gì, để thay đổi một chế độ độc tài, và thay thế một chế độ dân chủ và tự do?
Chúng ta là những con người tự do, trách nhiệm, lương thiện, gắn bó cộng đồng, hãy đoàn kết và xích lại gần nhau hơn nữa. Chúng ta hãy xóa đi những mặc cảm mà tự chúng ta đã vô tình hoặc cố ý tạo ra, vì một đất nước một ngày mai tươi sáng xã hội được ấm no và hạnh phúc, chúng ta hãy cùng đứng chung trên một con đường và kêu gọi toàn dân cùng đấu tranh cho một đất nước sớm có một nền dân chủ và đa nguyên .
Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại, nên hòn núi cao
Ba cây chụm lại, nên hòn núi cao
Hoa Mai Nguyen
Ngày 21/07/2014
Ngày 21/07/2014
Theo ethongluan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét