Pages

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Tìm hiểu quan hệ giữa Quân Đội Nhân Dân và ĐCSVN

2014 JULY 9 Quan_doi_VN_1

Theo cách nhìn của Lenin thì bất cứ một quân đội nhân dân nào cũng có trách nhiệm bảo vệ Đảng và xây dựng xã hội XHCN, ngoài việc bảo vệ lãnh thổ của quốc gia. Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Sau mấy chục năm dài chiến đấu để bảo vệ Đảng, quân đội nhân dân VN (QĐNDVN) đã can thiệp sâu đậm vào không gian chính trị và, hiện tại, tình trạng này vẫn còn đang tiếp tục.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, người ta thấy tại VN nổi lên một áp lực khá mạnh buộc QĐNDVN phải từ bỏ lãnh vực doanh thương để chỉ tập trung vào lãnh vực bảo vệ an ninh của Tổ Quốc, nhưng áp lực đó đã không mang lại nhiều kết quả. Tuy nhiên gần đây với sự khuấy động của Trung Quốc ở Biển Đông, QĐNDVN đã có chiều hướng quan tâm đến an ninh của tổ quốc nhiều hơn, thay vì chỉ tập trung vào việc gia tăng lợi tức riêng trong lãnh vực doanh nghiệp.

**

QĐNDVN được thành lập từ năm 1946 tại vùng rừng núi Việt Bắc. Lúc đầu chỉ là một trung đội 34 người võ trang do tướng chính trị Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Quân đội này lớn dần sau 36 năm chiến tranh liên tục: 1946-1954 chiến tranh chống Pháp; 1959-1975 chiến tranh chống Mỹ; 1977-1989 chiến tranh xâm chiếm Campuchia.

Trong thời gian Chiến Tranh Triều Tiên (1950-1953) Trung Quốc Cộng Sản đã giúp QĐNDVN từ một lực lượng du kích nhỏ trở thành một quân đội quy ước (conventional army) lớn mạnh. Thời gian sau đó CSVN nhận viện trợ của Liên Xô và đến năm 1987 thì QĐNDVN trở thành một quân đội đứng hàng thứ năm trên thế giới với 1.26 triệu binh sĩ thiện chiến.

Trong suốt tiến trình phát triển của nó, QĐNDVN lúc nào cũng được đặt dưới quyền kiểm soát gắt gao của ĐCSVN. Cung cách kiểm soát gồm hai mặt: mặt thứ nhất là sự kiểm soát về phương diện chỉ huy bởi các vị tướng chính trị; mặt thứ hai là sự kiểm soát về phương diện ý thức hệ bởi các uỷ viên chính trị trong hàng ngũ. Bắt đầu từ 1985, QĐNDVN được đặt dưới sự kiểm soát và điều động cuả Quân Ủy Trung Ương Đảng.

Được dập theo mẫu hình Liên Xô và Trung Quốc, QĐNDVN, ngoài nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ còn được trao nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị nội bộ (trong nước) và nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất. Nói chung QĐNDVN là phương tiện của ĐCSVN để thực hiện và duy trì chính quyền công nông chống lại mọi xu thế chính trị khác theo đúng nguyên tắc MácXít-Lêninít.

Quan hệ đảng-quân đội tại Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Kể từ thập kỷ 1940 đến nay, quan hệ Đảng-Quân Đội tại Việt Nam được mô tả như là khăng khít và bền vững. Tuy nhiên trong khoảng thời gian hơn 70 năm đó, nó cũng có những lúc trồi sụt: cứ mỗi lần Đảng gặp khó khăn chính trị hay kinh tế thì quân đội lại “lên giá” và các tướng lãnh lại được đưa vào vị trí lãnh đạo cao nhất. Sau đây là một vài thí dụ để minh họa mối quan hệ đặc biệt này.

Vào đầu thập kỹ 1990 sau khi Liên Xô sụp đổ, ĐCSVN lấy lý do chống “diễn biến hoà bình”, đã thay đổi hiến pháp vào đầu năm 1992. Với hiến pháp mới này, lần đằu tiên người ta thấy xuất hiện điều khoản quân đội được giao trách nhiệm “bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa” song song với trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.

Cùng với sự thay đổi hiến pháp nói trên, người ta thấy tướng Lê Đức Anh, một cựu bộ trưởng quốc phòng và ủy viên Bộ Chính Trị được bầu làm chủ tịch nước kiêm chủ tịch quân ủy trung ương. Uy thế của quân đội lên như diều gặp gió vì Đảng lúc đó được coi như đang đi vào cảnh ngộ khó khăn chính trị. Uy tín của Lê Đức Anh kéo dài đến năm 1996 thì số đại diện quân đội trong trung ương Đảng sút giảm.

Thời gian 1997 là lúc mà Việt Nam phải đối đầu với ba trận cuồng phong ác liệt: thứ nhất là cuộc khủng hoảng tài chính Á Châu; thứ hai là hậu qủa của một thiên tại bão lụt; thứ ba là cuộc nổi dậy phàn đối chính quyền của nông dân tỉnh Thái bình. Uy tín đang sút giảm của quân đôi bắt đầu lên lại. Tướng hồi hưu Lê Khả Phiêu thay thế Đỗ Mười trong ghế Tổng bí thư Đảng giữa hai nhiệm kỳ Đại Hội. Tình hình này kéo dài được ba năm.

Đầu năm 2000 đánh dấu thời gian ĐCSVN ra khỏi thời kỳ khủng hoảng ngặt nghèo nhất. Kinh tế VN tăng triển theo tỷ số 7.63% mỗi năm giữa 2000 và 2007. Ngoài sự tăng trưởng này, kinh tế VN cũng bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới qua hiệp ước thương mại ký kết với Hoa Kỳ.

Kinh tế tăng trưởng làm giàu cho những tập đoàn kinh tế do quân đội nắm giữ. Hiện tượng này khiến ĐCSVN không mấy bằng lòng và Lê Khả Phiêu mất việc. Nông Đức Mạnh lên thay đánh dấu sự suy giảm uy thế của giới nhà binh. Người ta khui ra những việc làm khuất tất và vi phạm luật pháp của Tổng Cục II với bàn tay Lê Đức Anh bao che cho Đặng Vũ Chính và Nguyễn Chí Vịnh, tung hoành làm bậy. Quân đội mang tiếng xấu và nội bộ Đảng chia rẽ trầm trọng.

Phải một thời gian sau, những chuyên lộn xộn mới được dàn xếp. Sau đó, từ Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng người ta thấy phát ra những lời khuyên quân đội nên từ bỏ bớt những hoạt động kinh doanh để chú trọng nhiều hơn đến lãnh vực chuyên nghiệp. Tuy nhiên những khuyến cáo này không mang lại nhiều kết quả vì cơ cấu làm ăn của các tập đoàn do quân đội cầm đầu không hề suy giàm.

Các hoạt động kinh tế của QĐNDVN

ĐCSVN cho phép quân đội, ngoài nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ còn được tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội để phát triển đất nước. Cụ thể là để xóa đói giảm nghèo,
chống thiên tai và làm sạch môi trường. Trên thực tế thì trong ba lãnh vực được phép hoạt động này, QĐNDVN chỉ chú trọng vào việc trở thành sở hữu chủ của các xí nghiệp quốc phòng và kinh doanh thương mại.

Quân đội dính vảo các hoạt động thương mại từ khi chính sách “Đổi Mới” được áp dụng năm 1986. Chỉ trong thời gian ngắn, một số tập đoàn quân đội hưởng quy chế xí nghiệp quốc doanh đã được đưa vào hoạt động và đã nhanh chóng đạt được những lợi tức khổng lồ.

Năm 1993, quân đội thiết lập ngân hàng thương mại đầu tiên, Năm 1994, quân đội có 330 cơ sở thương mại hoạt động riêng tư. Vốn đầu tư chung với ngoại quốc, từ 49 cơ sở năm 1995 vọt lên con số 67 năm 2003. Loại mặt hàng khai triển gồm có sản phẩm tiêu dùng, quần áo vải vóc, xe hơi và dụng cụ gia đình, sản phẩm xây cất, máy móc xây cất và công nghệ, sửa chữa tàu thủy và máy bay, khách sạn và địa ốc, điện thoại, fax, internet và các dịch vụ liên quan.

Từ khi có đề nghị giảm bớt những hoạt động kinh tế và thương mại nói trên (1995-1997) người ta thấy con số tập đoàn đã giảm bớt từ 330 xuống 193. Con số tuy có giảm nhưng thực sự chỉ là những sự sát nhập (merge) vì số tư bản đầu tư vẫn giữ nguyên trạng. Trong thời gian tiếp theo, nhiều nghị định khác đã được ban ra nhưng cũng không mạng lại kết quả mong muốn.

Năm 2010, VIETTEL (tập đoàn kỹ thuật truyền thông) được đánh giá như một trong tám tập đoàn kinh tế của VN được bộ quốc phòng sỡ hũu và quản lý. VIETTEL là nguồn cung cấp tài chính quan trọng nhất của quân đội. Trong 10 năm lợi tức của VIETTEL đả gia tăng 1500 lần, từ 2.1 triệu Mỹ Kim năm 1999 lên đến 3.2 tỳ Mỹ Kim năm 2009 (Vietnam News 13/1/2010). VIETTEL là một cơ sở kinh doanh Đông Nam Á mang lại lợi tức nhiều nhất, với những cơ sở đầu tư tại Campuchia, Lào và Haiti.

Ngoài VIETTEL, QĐNDVN còn là sở hữu chủ của 9 tập đoàn kinh tế thương mại khác do các cơ sở quân đội địa phương kiểm soát. Như vậy, mọi lập luận cho rằng QĐNDVN có thể nhanh chóng chuyển mình bỏ Đảng để đứng về phía nhân dân, chỉ có thể là một ảo tưởng và không mang lại một tương lai nào đáng tin cậy.

Việc thể chế hóa quân đội nhằm phục vụ Đảng từ lâu đã được báo Quân Đội Nhân Dân thường xuyên nhắc đến. Và để lấy lòng một số chỉ huy, trong những ngày đầu tiên của tiến trình “Đổi Mới”, Đảng đã dành cho họ nhiều đặc quyền kinh tế để ngày nay họ trở thành “những nhà tư bản đỏ”, chung vai sát cánh với Đảng Ba Đình theo đuổi những lợi ích riêng tư mà không màng gì đế lợi ích của dân tộc và tổ quốc.

Trên thực tế, ngày nay, QĐNDVN không còn là quân đội của giai cấp công nông nữa mà đã trở thành 100% quân đội của tập đoàn Maffia Ba Đình. Vào lúc này đang xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị với những tranh chấp quyền lực trong đó có vấn đề quan trọng: ai nắm quân đội và công an.

Đảng của Trọng và chính quyền của Dũng tranh ăn

Để chỉnh đốn chính quyền ngày càng tham nhũng đến mức độ lộ liễu không còn sợ ai, làm thất thoát hàng tỷ đô la như trong vụ VINASHIN, VINALINES và các vụ nợ xấu ngân hàng chồng chất, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch phê và tự phê.

Nguyễn Phú Trọng khua chiêng gõ trống, triệu tập gấp Hội Nghị Lần Thứ 6 Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSVN vào đầu tháng 12/2012 để dựa vào quyền lực tối cao của Đảng nhằm loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng, đương kim thủ tướng. Trọng muốn sử dụng Điều 4 Hiến Pháp: “ĐCSVN đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và luật” để đưa Dũng trở lại vòng trật tự.

Trong Hội Nghị này Trọng tự phê nhân danh Bộ Chính Trị và đề nghị Ban Chấp Hành Trung Ương áp dụng biện pháp kỷ luật đối với Nguyễn Tấn Dũng, mặc dầu không dám nói tên. Đến khi bỏ phiếu tín nhiệm thì phe thiểu số (buộc tội) của Trọng, bị phe đa số (tham nhũng) cũa Dũng áp đảo. Kết quả là Dũng vẫn chẳng làm sao vì hầu hết các Ủy Viên Trung Ương đều đã ăn chia với Dũng. Nhân vụ này thanh thế của Trọng bị thương tổn, quyền uy của Đảng bị thách thức như chưa từng xảy ra trong quá khứ.

Việt Nam “đổi mới” năm 1986. Sau khi gia nhập WTO, nhờ Hiệp Ước Song Phương Mỹ-Việt năm 2001 kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, vượt ra ngoài tầm hiểu biết của Bộ Chính Trị Đảng. Trên thực tế Đảng vẫn lãnh đạo nhưng chính quyền đã thao túng cách quản lý, kéo bè kéo cánh để cùng nhau ăn cắp. Phe Đảng Ủy có tiếng là lãnh đạo nhưng không có miếng trong thực tế, nên dần dần đã ngả sang phe chính quyền để ăn theo. Dũng không cần chối tội tham nhũng mà chĩ xin lỗi nhẹ trước Quốc Hội bù nhìn là mọi việc đã song suôi.

Sau vụ này Dũng đã ký nghị quyết thăng cấp cho hàng chục tướng tá công an và quân đội để củng cố thêm vây cánh. Thắng Trọng kỳ này, chứng tỏ Dũng đã biết lợi dụng sức mạnh quân sự và tài chính của các tướng tá trong một quân đội đã mất hết tính chuyên nghiệp và đã trở thành tài phiệt.

Trên thực tế Điều 4 Hiến Pháp 1992 cũng không còn hiệu lực nữa. Quân đội đã nắm thực quyền cai trị đất nước, dấu mặt sau một cơ chế Đảng đã tan rã và đang bị lợi dụng tối đa. Quân đội và công an CSVN hiện nay, trong hành động cũng như trên thực tế, đều là những phương tiện của một thể chế độc tài cực quyền bóc lột và đàn áp nhân dân. Chế độ này đang chuyển sang chu kỳ phát triển cuối cùng trước khi bị lật đổ như lịch sử đã chứng minh qua kinh ngiệm của Liên Xô và các nước Đông Âu.

Nguyễn Cao Quyền

Tháng 9 năm 2015

(Việt Thức)

Không có nhận xét nào: