Tổng thống Mỹ Barack Obama (T) và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev gặp gỡ song phương trước khi tham dự Hội nghị về an ninh hạt nhân 26/03/ 2012.
REUTERS/Larry Downing
Hôm nay, 26/03/2012, nhân dịp đến dự Hội nghị Thượng đỉnh Seoul về an ninh hạt nhân, tổng thống Mỹ Barack Obama đã hội đàm với tổng thống Nga Dmitri Medvedev. Lãnh đạo hai nước đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các nỗ lực của ông Kofi Annan, đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc và của Liên đoàn Ả Rập, nhằm chấm dứt cuộc tắm máu tại Syria.
Tổng thống Obama còn nói rõ, mục đích cuối cùng là Syria có được một chính quyền « hợp pháp ». Đồng thời, nguyên thủ Hoa Kỳ cũng nêu rõ những bất đồng còn tồn tại với Nga về chế độ Syria của tổng thống Bachar Al Assad, đồng minh và là đối tác cung cấp vũ khí cho Damas, từ thời Liên Xô cũ đến nay.
Kế hoạch của đặc sứ Kofi Annan chủ trương tất cả các bên tại Syria chấm dứt mọi hình thức bạo lực, dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, cung cấp viện trợ nhân đạo và trả tự do cho những người bi giam giữ một cách độc đoán, tùy tiện.
Sau hai lần dùng quyền phủ quyết hai nghị quyết của Hội Đồng Bảo An, vừa qua, Nga và Trung Quốc đã bỏ phiếu thuận cho một tuyên bố của Liên Hiệp Quốc, ủng hộ các nỗ lực của đặc sứ Kofi Annan.
Đích thân đặc sứ Liên Hiệp Quốc sang Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, để thuyết phục Matxcơva và Bắc Kinh gây áp lực với chế độ Damas. Hôm qua, ông Annan đã gặp tổng thống Nga Medvedev tại Matxcơva và ngày mai, thứ Ba, ông sẽ sang Bắc Kinh.
AFP cho biết, trên thực địa, ngày hôm nay, quân đội Syria tiếp tục chiến dịch trấn áp tại nhiều thành phố của quân nổi dậy, nhằm bóp chết phong trào phản kháng.
Theo Đài Quán sát Nhân quyền Syria – OSDH, quân đội Syria nã pháo vào nhiều nơi ở thành phố Homs, miền trung nước này, làm ít nhất 5 thường dân bị thương nặng.
Các vụ truy lùng, bắt giữ đã xẩy ra ở các vùng Idleb (phía tây bắc), Deraa (phía nam) và Deir Ezzor (phía đông).
Tại Hama, miền trung Syria, quân đội vẫn tiếp tục nã pháo vào Qalaat al Madiq (phía đông). Tối qua, đông đảo người dân đã biểu tình để phản đối chiến dịch truy lùng các chiến binh phản kháng.
Các cuộc biểu tình cũng diễn ra ở vào đêm qua ở thủ đô Damas và Alep (phía bắc), để ủng hộ các chiến binh thuộc Quân đội Syria Tự do và đòi xóa bỏ chế độ của tổng thống Assad.
Trong lĩnh vực ngoại giao, hôm nay, chính quyền Ankara đã cho đóng cửa sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Damas vì lý do tình hình an ninh tồi tệ. Cho đến nay, Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh Quốc, Hà Lan, Hoa Kỳ và sáu nước vùng Vịnh đã đóng cửa sứ quán tại Syria.
Trong khi đó, Amnesty International cho biết đã thu thập được các thông tin, theo đó, hiện có khoảng 18 000 người bị giam giữ tại Syria và thẩm định rằng số người bị giam giữ, trên thực tế, có thể cao gấp đôi.
Về phần mình tổ chức OSDH ước tính, các vụ bạo lực do chính quyền Damas tiến hành, nhân danh chống khủng bố, đã làm cho hơn 9100 người thiệt mạng tại Syria.
Kế hoạch của đặc sứ Kofi Annan chủ trương tất cả các bên tại Syria chấm dứt mọi hình thức bạo lực, dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, cung cấp viện trợ nhân đạo và trả tự do cho những người bi giam giữ một cách độc đoán, tùy tiện.
Sau hai lần dùng quyền phủ quyết hai nghị quyết của Hội Đồng Bảo An, vừa qua, Nga và Trung Quốc đã bỏ phiếu thuận cho một tuyên bố của Liên Hiệp Quốc, ủng hộ các nỗ lực của đặc sứ Kofi Annan.
Đích thân đặc sứ Liên Hiệp Quốc sang Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, để thuyết phục Matxcơva và Bắc Kinh gây áp lực với chế độ Damas. Hôm qua, ông Annan đã gặp tổng thống Nga Medvedev tại Matxcơva và ngày mai, thứ Ba, ông sẽ sang Bắc Kinh.
AFP cho biết, trên thực địa, ngày hôm nay, quân đội Syria tiếp tục chiến dịch trấn áp tại nhiều thành phố của quân nổi dậy, nhằm bóp chết phong trào phản kháng.
Theo Đài Quán sát Nhân quyền Syria – OSDH, quân đội Syria nã pháo vào nhiều nơi ở thành phố Homs, miền trung nước này, làm ít nhất 5 thường dân bị thương nặng.
Các vụ truy lùng, bắt giữ đã xẩy ra ở các vùng Idleb (phía tây bắc), Deraa (phía nam) và Deir Ezzor (phía đông).
Tại Hama, miền trung Syria, quân đội vẫn tiếp tục nã pháo vào Qalaat al Madiq (phía đông). Tối qua, đông đảo người dân đã biểu tình để phản đối chiến dịch truy lùng các chiến binh phản kháng.
Các cuộc biểu tình cũng diễn ra ở vào đêm qua ở thủ đô Damas và Alep (phía bắc), để ủng hộ các chiến binh thuộc Quân đội Syria Tự do và đòi xóa bỏ chế độ của tổng thống Assad.
Trong lĩnh vực ngoại giao, hôm nay, chính quyền Ankara đã cho đóng cửa sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Damas vì lý do tình hình an ninh tồi tệ. Cho đến nay, Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh Quốc, Hà Lan, Hoa Kỳ và sáu nước vùng Vịnh đã đóng cửa sứ quán tại Syria.
Trong khi đó, Amnesty International cho biết đã thu thập được các thông tin, theo đó, hiện có khoảng 18 000 người bị giam giữ tại Syria và thẩm định rằng số người bị giam giữ, trên thực tế, có thể cao gấp đôi.
Về phần mình tổ chức OSDH ước tính, các vụ bạo lực do chính quyền Damas tiến hành, nhân danh chống khủng bố, đã làm cho hơn 9100 người thiệt mạng tại Syria.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét