Pages

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Năm 2010: VNCS Xuống Dốc

Vi Anh
Năm 2010, một cách đại tổng, là năm nền kinh tế, chánh trị của Việt Nam Cộng Sản xuống dốc.
Một, kinh tế VNCS xuống. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam tên tắt tiếng Anh là Vinashin đang mấp mé bên bờ phá sản. Nợ chung là 4.5 tỷ đô la, tương đương 4.5% GDP của cả nước VN. Không trả nổi tiền lời 60 triệu Đô đầu tiên cho Crédit Suisse là một điển hình của sự xuống dốc.
Không phải sự xuống dốc của một tập đoàn công ty mà của cả nền kinh tế ba rọi, lai căng mà CS Hà nội gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo công ty thẩm định tài chính Standard & Poor’s VN bị hạ điểm về khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng ngoại tệ, và khả năng thanh toán đối với công trái do Nhà nước Việt Nam phát hành và có thể khủng hoảng cán cân thanh toán. VN sẽ khó vay vốn nước ngoài, còn nếu vay được sẽ phải trả tiền lời rất cao. Uy tín của ngành tài chính Việt Nam bị mất nhiều.
Tình hình đó càng thêm thê thảm trong bối cảnh đồng bạc Việt Nam bị mất giá nhiều lần trong năm và tỷ lệ lạm phát tăng cao có thể trở thành phi mã không biết lúc nào. Đảng Nhà Nước CS Hà nội mất khả năng kiểm soát tiển tệ. Chỉ tính riêng trong tháng 12, giá cả tăng 11,8% so với cùng thời kỳ này năm ngoái và cao hơn 2% so với tháng 11. Vàng tăng giá 30%, đôla tăng giá 10%. Ngân hàng Thế giới đánh giá lạm phát tại Việt Nam vẫn thường xuyên cao hơn các nước láng giềng.
Hai, chánh trị của Đảng Nhà Nước CS Hà nội xuống luôn. Đối nội, thất bại của Tập đoàn Vinashin không những là một thất bại kinh tế, tài chánh mà là một thất bại chánh trị của Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Vụ Vinashin là vụ bê bối bì đem ra quốc hội mổ xẻ mạnh nhứt. Dân chúng VN coi là vụ bê bối tham nhũng lớn nhứt mà người dân phải đóng thuế để trả. Dù TT Dũng nói ngân sách không trả, Vinashin phải tự lo trả. Nhưng tin mới đây,TT Dũng liên tục cho Vinashin hoãn thuế để trả tìền lời cho ngoại quốc và cho Vinashin vay ngân hàng nhà nước không tìền lời tiền trả nợ lương cho công nhân. Làm thế dâu có khác gì khác gì dùng ngân sách trả nợ cho Vinashin; hay nói cách khác bắt dân phải trả số nợ cho Vinashin bằng tiền của dân đóng thuế vào ngân sách.
Thủ Tướng chánh phủ Nguyễn tấn Dũng cây dù của Vinashin là vị thủ tướng lần đầu tiên bị một vài dân biểu đề nghị Quốc Hội mở cuộc điều tra và bất tín nhiệm. Ban Thường Vụ bác bỏ khiến dân chúng thấy rõ hơn kinh tế quốc doanh, tập đoàn kinh tế, công ty quốc doanh là cơ sở rửa tiển công thành tiền tư cho cán bộ đảng viên bỏ túi riêng qua việc lấy ngân sách quốc gia bù lổ cho những công ty và tập doàn quốc doanh mà Đảng CS gọi là xương sống, là chủ đạo của nền kinh tế VN – nhưng đa số và thường khi lổ.
Năm 2010, phong trào bất đồng chánh kiến đối với đảng nhà nước CS Hà nội bốc lên như cơn lốc xoáy. Càng ngày càng nhiều người phe bình, chỉ trích, chống đối Đảng Nhà Nước. Không phải chỉ ở ngoài dân và ngay trong Đảng Nhà Nước như đảng viên lão thành, những cựu lãnh đạo, các chuyên gia kinh tế.
Tại hội thảo góp ý cho dự thảo văn kiện Đại hội XI hôm 7 tháng 10, nhiều cán bộ, đảng viên có học, có kinh nghiệm phê bình Đảng. Như TS Lê Đăng Doanh nói Đảng chỉ nói nói mà không làm: “Bây giờ kiểm điểm lại thì thấy tất cả các nội dung liên quan đến việc phát huy quyền dân chủ của người dân, đều đã không thực hiện. Đòi hỏi cải cách chánh trị như GS Nguyễn Mại nói “Phải cải cách thể chế chính trị ...rõ ràng là toàn bộ cái thể chế chính trị hiện nay là không đảm bảo cho phát triển kinh tế trong tương lai” . Đòi hỏi sửa hiến pháp như Cựu Đại sứ VNCS tại Thái Lan là Ông Nguyễn Trung, nguyên đề nghị đảng nên đưa ra nghị quyết sửa đổi hiến pháp. Lên án Đảng toàn quyền nhưng vô trách nhiệm như như GS Trần Phương nói: “Cuối cùng là Đảng làm hết, mà Đảng không chịu trách nhiệm. Ông quyết đủ mọi thứ nhưng ông có chịu trách nhiệm trước dân đâu, mà dân có bầu ông ra đâu nhỉ? Cho nên Đảng làm gì, đó là một đại vấn đề. Nhà nước làm gì, cũng là một đại vấn đề đấy”.
Đối ngoại, Mỹ trở lại Đông Nam Á, qua con đường ASEAN và ngỏ Biển Đông tạo được một giai đoạn hoà bình võ trang cho CS Hà nội với TC. Nhưng VNCS không phải là con bài cốt lõi trong chiến lược Mỹ kềm nhẹ TC ở Á châu.
Về nhân quyền “trở ngại trung tâm” trong bang giao Washington- Hà nội, sau ba năm nhiệm kỳ, Đại sứ Mỹ Michael Michalak sắp ra đi, vào ngày 9/12 họp báo nói năm 2010 đã là năm nhà nước thu hẹp toàn diện lãnh vực tranh luận công khai, siết chặt quyền tự do trên Internet: ngăn chận truy cập mạng xã hội Facebook, tấn công những trang mạng chỉ trích chính quyền, kiểm soát chặt chẽ hơn các quán cà phê Internet và các trang blog.
Các nước cấp viện manh nha đòi hỏi Hà nội mở cửa chánh trị để kinh tế không bị bế tắc, điều mà CS Hà nội tránh né, luôn muốn đóng chặt chánh trị, hoàn toàn chống lại mọi đề nghị liên kết tư do kinh tế với tư do chánh trị. Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, qua lời đại sứ Thụy Sĩ Jean-Hubert Lebet khuyền cáo nhà cầm quyền VNCS không nên trừng phạt những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hoà.
Giám đốc Phòng Thương Mại Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) Matthias Duhn nhận định lương công nhân VN quá thấp “với gần $49 USD/tháng, lương của người lao động Việt Nam chỉ xếp trên Campuchia - với $47.36 USD/tháng.., giá lao động rẻ là một trong những nguyên nhân khiến giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam thấp...
Đại diện Ngân Hàng Thế Giới ở Việt Nam trong cuộc họp cấp viện đã vạch ra cho thấy sai lầm trong chính sách kinh tế của nhà cầm quyền Hà Nội là chỉ dựa vào một lực lượng công nhân không chuyên môn giá rẻ và moi tài nguyên thiên nhiên ra bán.”
Ba, năm 2010 là năm CS Hà nội chuẩn bị cho Đại Hội Đảng 11 họp vào tháng 1 năm 2011. Năm 2010 cũng là năm CS Hà nội áp đặt chế độ dộc tài đảng trị toàn diện gần nửa thề kỷ ở Miền Băc và 35 năm ở Miền Nam. Năm 2010 cũng là năm CS Hà nội chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hơn hai thập niên. Nhìn và so đất nước nhân dân VN thời CS Hà nội thống trị với các nước chung quanh như Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan thấy mà đau lòng cho quốc gia dân tộc Việt. Kinh tế có tăng trưởng mà không phát triễn, chỉ một thiệu số đảng viên cán bộ và người ăn theo được hưởng. Chánh trị, người dân Việt bị tước đoạt gần hết những quyền bất khả tương nhương của con người sanh ra với tư cách con người. Đất nước bị Tàu Cộng xâm thực. Đảng Nhà Nước CS Hà nội còn đưa VN đến đâu nữa./.(Vi Anh)

Không có nhận xét nào: