Câu chuyện thầy bói xem voi cho ta một chiêm nghiệm thú vị về lĩnh vực sự kiện và truyền thông. Mỗi thầy bói đã truyền thông cho mọi người biết con voi nó thế nào? Thầy thì cho rằng con voi như cái quạt nan, thầy cho như cái cột đình, thầy cho như cái chổi xuề,….và tất nhiên các thầy đều nói thật. Hoàn toàn các thầy không có động cơ gian dối chi phối. Vậy tại sao một con voi mà có nhiều hình dạng vậy? Bỡi vì mỗi thầy có một cách “nhìn” và cảm nhận khác nhau.
Con voi là một sinh vật hữu hình, tuy bị truyền thông chưa đúng nhưng con người vẫn biết các thầy muốn nói đến cái gì, và con voi đầy đủ như thế nào. Nếu “con voi” là một “vật” vô hình, rộng lớn như hiện tượng xã hội thì người ta chỉ có thể cảm nhận nó qua truyền thông và sự suy luận logic, kết nối các vấn đề mà thôi. Do vậy, nếu một bên có ưu thế truyền thông mạnh thì có thể tác động lên nhận thức xã hội. Xã hội có thể lầm tưởng rằng đó là cả “con voi”. Ví dụ một thế lực muốn bêu xấu “con voi”, họ chỉ cần zoom thật gần ống kính truyền thông vào đít “con voi”, và truyền thông hình ảnh đó phủ khắp xã hội. Khi đó cả xã hội sẽ ngộ nhận mà cho rằng “con voi” là một cái gì đó rất xấu xí, ghê tởm. Họ đâu biết rằng dù đó là sự thật chân thực nhưng là một phần vô cùng nhỏ của “con voi”.
Một số khác lại thấy “con voi” ở góc độ khác và xảy ra tranh cãi. Ai cũng có cái lý của mình, khó mà bác bỏ. Trong một xã hội mà thông tin bị kiểm soát, dân trí thấp thì sẽ dẫn đến mất phương hướng, không biết nên tin ai, theo ai. Xã hội không tập trung được sức mạnh để giải quyết vấn đề.
Con voi là một sinh vật hữu hình, tuy bị truyền thông chưa đúng nhưng con người vẫn biết các thầy muốn nói đến cái gì, và con voi đầy đủ như thế nào. Nếu “con voi” là một “vật” vô hình, rộng lớn như hiện tượng xã hội thì người ta chỉ có thể cảm nhận nó qua truyền thông và sự suy luận logic, kết nối các vấn đề mà thôi. Do vậy, nếu một bên có ưu thế truyền thông mạnh thì có thể tác động lên nhận thức xã hội. Xã hội có thể lầm tưởng rằng đó là cả “con voi”. Ví dụ một thế lực muốn bêu xấu “con voi”, họ chỉ cần zoom thật gần ống kính truyền thông vào đít “con voi”, và truyền thông hình ảnh đó phủ khắp xã hội. Khi đó cả xã hội sẽ ngộ nhận mà cho rằng “con voi” là một cái gì đó rất xấu xí, ghê tởm. Họ đâu biết rằng dù đó là sự thật chân thực nhưng là một phần vô cùng nhỏ của “con voi”.
Một số khác lại thấy “con voi” ở góc độ khác và xảy ra tranh cãi. Ai cũng có cái lý của mình, khó mà bác bỏ. Trong một xã hội mà thông tin bị kiểm soát, dân trí thấp thì sẽ dẫn đến mất phương hướng, không biết nên tin ai, theo ai. Xã hội không tập trung được sức mạnh để giải quyết vấn đề.
2. Động cơ của con người:
Con người là một sinh vật có lý trí, luôn có động cơ trong hành động. Động cơ nào thúc đẩy con người hành động thì vô vàn: vì miếng ăn, vì tiền, vì tình yêu, vì lý tưởng, vì sự ngây thơ trong sáng,….Chỉ riêng chuyện này mà nhiều người cãi nhau bất tận và nguyên nhân cãi nhau có thể cũng vì động cơ khác nhau. Ví dụ người CS cho rằng họ muốn lãnh đạo đất nước là vì động cơ yêu nước, muốn mang lại hạnh phúc cho muôn dân, trong khi người chống đối thì cho rằng động cơ lãnh đạo là muốn bảo vệ quyền lợi, bổng lộc phe nhóm. Đó, cuộc đời vô cùng phức tạp.
Suy khi chiêm nghiệm, tôi cho rằng động cơ chính thúc đẩy con người hành động là quyền lợi. Cũng vì quyền lợi mà cuộc sống không có kẻ thù mãi mãi hay tình bạn mãi mãi.
Tôi từng tham gia nhiều cuộc tranh luận và nhận thấy rằng tranh luận với người ngộ nhận, chưa hiểu biết hay tự ái bao giờ cũng dễ chịu hơn tranh luận với người bị động cơ quyền lợi thúc đẩy. Họ tranh luận bằng mọi giá, miễn sao bảo vệ quyền lợi của mình là được. Nhiều khi rất phi lý và chày cối. Nếu phải tranh luận với người mà họ buộc phải nói, phải bảo vệ điều đó cho một “ông chủ” cao hơn đứng sau cánh gà, trong khi ông chủ có quyền đập bể nồi cơm gia đình họ bất cứ lúc nào thì khổ nữa. Bảo đảm dù bạn có dùng đến nguyên lý Einstein, bạn không thuyết phục được họ. Đơn giản họ chỉ là lưỡi gỗ. Âu, cũng là vì nồi cơm mà họ phải làm thế.
Tranh cãi với những đối tượng như vậy chỉ tốn công sức mà thôi, nếu có thắng thì cũng không vì thế mà chân lý được thực thi. Chúng ta cần phải thông minh hơn, tìm kiếm giải pháp khác.
Suy khi chiêm nghiệm, tôi cho rằng động cơ chính thúc đẩy con người hành động là quyền lợi. Cũng vì quyền lợi mà cuộc sống không có kẻ thù mãi mãi hay tình bạn mãi mãi.
Tôi từng tham gia nhiều cuộc tranh luận và nhận thấy rằng tranh luận với người ngộ nhận, chưa hiểu biết hay tự ái bao giờ cũng dễ chịu hơn tranh luận với người bị động cơ quyền lợi thúc đẩy. Họ tranh luận bằng mọi giá, miễn sao bảo vệ quyền lợi của mình là được. Nhiều khi rất phi lý và chày cối. Nếu phải tranh luận với người mà họ buộc phải nói, phải bảo vệ điều đó cho một “ông chủ” cao hơn đứng sau cánh gà, trong khi ông chủ có quyền đập bể nồi cơm gia đình họ bất cứ lúc nào thì khổ nữa. Bảo đảm dù bạn có dùng đến nguyên lý Einstein, bạn không thuyết phục được họ. Đơn giản họ chỉ là lưỡi gỗ. Âu, cũng là vì nồi cơm mà họ phải làm thế.
Tranh cãi với những đối tượng như vậy chỉ tốn công sức mà thôi, nếu có thắng thì cũng không vì thế mà chân lý được thực thi. Chúng ta cần phải thông minh hơn, tìm kiếm giải pháp khác.
3. Bài học từ Nga
Nước Nga sau khi Xô Viết sụp đổ, tình hình hết sức rối ren. Các vị nhân sĩ trí thức suốt ngày tranh luận nhau: thế nào là dân chủ, thế nào là một bản hiến pháp tốt, nên có câu nào, nên bỏ câu nào,….Trong khi một nhóm nhỏ âm thầm thâu tóm hoặc bán rẻ mạt đống tài sản quốc doanh đang suy sụp. Cả xã hội, ít ai chú đến vấn đề này, họ mãi cãi nhau chuyện cao đẹp hơn. Cuối cùng họ cũng có bản hiến pháp, có bầu cử, có tranh cử tự do,….nhưng dân chủ thì mãi không đến với họ. Đơn giản là ai giữ “nồi cơm”, người đó có quyền. “Nồi cơm” của cả dân tộc rơi vào tay một nhóm nhỏ. Bản hiến pháp đẹp rõ ràng không mang lại được dân chủ.
Dân tôc Nga vĩ đại nhưng lẩn quẩn vì có nhiều trí thức lớn mà có ít trí thức thực tế. Dân tộc nào có nhiều trí thức lớn nhưng không thực tế thì luôn lạc lối vì mơ mộng. (Nhiều trí thức ủng hộ CNCS thuộc trí thức lớn nhưng “ngây thơ” trước thực tế cuộc đời).
Tình hình nước Nga lúc đó đúng là “muôn dân không nhìn ra thế trận. Trí thức sa đà chuyện cãi nhau”.
Dân tôc Nga vĩ đại nhưng lẩn quẩn vì có nhiều trí thức lớn mà có ít trí thức thực tế. Dân tộc nào có nhiều trí thức lớn nhưng không thực tế thì luôn lạc lối vì mơ mộng. (Nhiều trí thức ủng hộ CNCS thuộc trí thức lớn nhưng “ngây thơ” trước thực tế cuộc đời).
Tình hình nước Nga lúc đó đúng là “muôn dân không nhìn ra thế trận. Trí thức sa đà chuyện cãi nhau”.
4. Kết luận:
Thời gian rồi, trên diễn đàn nóng chuyện góp ý sửa đổi hiến pháp của 72 vị nhân sĩ trí thức, các vị đã làm rất bài bản theo một qui trình mà công dân được quyền làm. Lương tâm trí thức buộc họ phải lên tiếng. Họ còn vận động được hơn 10.000 chữ ký ủng hộ qua mạng để gia tăng trọng lượng tiếng nói, gây sự chú ý của dư luận. Phương pháp này cũng như các quá trình điều tra dư luận xã hội khác, luôn có độ chính xác ở một mức nhất định.
Phát hiện sự hạn chế, chính quyền đã dùng cơ quan truyền thông khổng lồ, zoom vào “đít con voi”. Công chúng thì hoang mang, không biết đâu là thực vì dân, đâu là ảo vì động cơ khác? Phát biểu vừa rồi của ông trưởng đoàn trên VTV còn làm cho nhân tâm phân tán hơn nữa. (Lực lượng đã yếu lại còn phan tán thì dân chủ mãi còn nơi chân trời xa xăm).
Không phải tự nhiên mà nhà cầm quyền lại mở hội “góp ý sửa đổi hiến pháp” lúc này. Tình hình Việt Nam hiện nay gần giống như Xô Viết năm xưa. Các tập đoàn kinh tế nhà nước thi nhau sụp đổ, quá trình bán đổ bán tháo là khó tránh khỏi. Nhiều đại gia quốc tế chuyên “ăn xác chết doanh nghiệp” đã đổ dồn về Việt Nam. Nhiều thương vụ đã được xác lập. Nồi cơm của muôn dân có thể được bán đi rất rẻ mạt, miễn có chút tiền qua cơn hoạn nạn này.
Gameshow “góp ý sửa đổi hiến pháp” có thể là một chiêu thức của giới cầm quyền nhằm đánh lạc hướng dư luận, kéo trí thức vào một cuộc tranh luận bất tận để rảnh tay thâu tóm nốt phần nồi cơm còn lại của dân.
Các vị trí thức hãy dùng trí tuệ của mình để hướng dẫn dân nghèo cách thức giữ lại được nổi cơm, không bị bọn cá mập trong nước hoặc bọn kền kền ngoài nước cướp mất. Đừng mãi sa đà cãi nhau, quên mất nồi cơm.
Giữ được nồi cơm cho muôn dân thì không lo gì dân chủ không đến! Dân có tiền, chắc chắn dân có quyền!
@ Nguyễn Văn Thạnh
* Bài viết thể hiện một góc nhìn khác của tác giả về thời cuộc. Tác giả có tham gia ký tên vào bản kiến nghị 72.
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét