Giữa lúc Việt Nam đăng đàn tại Phiên họp Kiểm điểm Định kỳ thứ 18, tức Universal Periodic Review, của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra ngày 5 tháng Hai, đoàn đại biểu chính thức của Hà Nội đã bắt đầu chuẩn bị các thế ngoại giao phòng thủ.
Như các bài thuyết trình trước Liên Hiệp Quốc trong lần kiểm điểm năm 2009, các quan chức Việt Nam sẽ tiếp tục nhắm mục đích đánh lạc hướng sự chú ý của cộng đồng quốc tế về cách thức đàn áp hiện đang diễn ra trong nước, đặc biệt là trường hợp của tù nhân lương tâm blogger Nguyễn Văn Hải – còn được biết đến với tên Điếu Cày.
Lúc đầu ông bị bắt về tội trốn thuế được tòa án dàn dựng hồi năm 2008, nhưng hiện ông Hải đang chấp hành án tù 12 năm với cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước”, một tội hình sự mơ hồ thường xuyên được chính quyền Việt Nam sử dụng nhằm bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng chính kiến và hạn chế tự do ngôn luận. Năm ngoái, ông Hải đã tuyệt thực năm tuần liên tục sau khi ông bị quản giáo trại bù biệt giam vì đã từ chối ký thú nhận rằng các bài viết phê phán của ông là nhằm mục đích chống phá nhà nước.
Ông Hải là một trong những người bất hạnh trong các vụ đàn áp nghiêm trọng nhất đang diễn ra trên thế giới về tự do báo chí và quyền tự do Internet. Theo một cuộc khảo sát gần đây nhất, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho biết Việt Nam có ít nhất 18 nhà báo bị giam sau song sắt và là nhà tù tồi tệ nhất thứ hai tại châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Hầu hết những người này đã bị buộc tội hoặc bị kết án theo các điều luật chống nhà nước khắc nghiệt nhưng rất mơ hồ. Nhiều trong số các bài của họ được đăng trên các trang mạng đã chỉ trích chính phủ do Đảng Cộng sản Việt Nam thống trị, các lãnh đạo hoặc các chính sách của nhà nước. Khi nền kinh tế Việt Nam bị trượt từ mức năng động nhất trong khu vực xuống thành tồi tệ nhất thì các chính sách kiểm duyệt đã chính thức được gia tăng rộng rãi hơn. Để nhấn mạnh lại những lo ngại về các tin xấu ảnh hưởng đến chính phủ, một nghị định đã được ban hành và có hiệu lực vào năm 2013 cấm người sử dụng Internet đăng tải lại và liên kết các bài báo trên các mạng xã hội.
Trước đây, nhiều người hy vọng rằng việc Việt Nam hội nhập với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, sẽ giúp nền chính trị nước này dần cởi mở và không gian tự do ngôn luận sẽ được thoải mái hơn. Thay vào đó, Việt Nam đã nổi lên như một hình mẫu về chế độ độc tài mong muốn giành nhiều thắng lợi trước những cam kết với các nước phương Tây mà không cần phải thực hiện hay cải tiến về vấn đề nhân quyền.
Mặc dù Việt Nam gia tăng đàn áp, bao gồm các hình phạt khắc nghiệt đối với bảy blogger độc lập vào năm 2013, nhưng cộng đồng quốc vẫn tế tiếp tục góp phần đầu tư vào nước độc tài này trong nhiều mặt như thương mại, ngoại giao và cả chiến lược. Ví dụ, Việt Nam được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền – hội đồng theo dõi các hồ sơ liên quan đến nhân quyền và tự do báo chí của Hà Nội và nhiều nước khác trên thế giới. Hội đồng này cũng sẽ giám sát những diễn tiến về nhân quyền của Việt Nam trong đầu tuần này.
Tương tự, Hoa Kỳ đã nhiều lần làm ngơ trước chính sách đàn áp của Hà Nội nhằm theo đuổi chính sách thực dụng và các chiến lược rộng lớn hơn trong khu vực. Việt Nam đã nổi lên như một đối tác quan trọng trong “trục châu Á” của Tổng thống Barack Obama, một nước cờ nhằm đối trọng lại với những gia tăng gần đây của Trung Quốc trong khu vực thông qua tăng cường thương mại và quan hệ quốc phòng với các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Hai nước đang tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm nâng cao khả năng hợp tác, bao gồm các cuộc đàm để Việt Nam tham gia vào Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo, tức Trans-Pacific Partnership, một hiệp định thương mại có nhiều ưu đãi và phát triển quan hệ an ninh hàng hải.
Trong chuyến thăm chính thức đến Hà Nội vào tháng Mười Hai vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã nói với người đồng nhiệm Việt Nam rằng tôn trọng quyền con người, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận, là yếu tố quan trọng trong chính sách cải thiện quan hệ với Washington. Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng trước chuyến viếng thăm Việt Nam, ông Kerry cho biết sẽ nêu cụ thể một số trường hợp tù nhân chính trị mà Hoa Kỳ muốn Việt Nam trả tự do. Tuy nhiên, cho đến nay điều này vẫn không rõ rằng liệu ông Kerry có nêu những yêu cầu này trong các buổi trao đổi với phía Việt Nam hay không.
Trong ngày cuối của chuyến đi, ông Kerry đã thông báo một khoản hỗ trợ quân sự lên đến 18 triệu USD, bao gồm việc Hoa Kỳ tài trợ năm tàu tuần tra nhanh cho Cảnh sát biển Việt Nam nhằm chống lại sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Khoản trợ cấp này đã được mở rộng mà không có bất kỳ cử chỉ đối ứng nào từ phía Hà Nội về vấn đề nhân quyền hay tự do ngôn luận.
Nếu không có tác động rõ ràng về việc không tuân thủ những cam kết liên quan đến nhân quyền như nhiều trường hợp đang diễn ra tại Việt Nam thì lãnh đạo cộng sản sẽ tiếp tục bỏ qua những ý kiến của ông Kerry về các vấn đề tự do ngôn luận và các quyền căn bản khác. Cho đến khi Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế khẳng định rằng những chiến lược thương mại và ngoại giao thực sự đi đôi với các quyền như tự do báo chí và nhân quyền thì các lãnh đạo cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng đàn áp mà không hề sợ mất những lợi ích của họ trên trường quốc tế.
Một điểm khởi đầu hợp lý và mang tính đạo đức đối với một chính sách thành thật là trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Điếu Cày và 17 nhà báo khác tại đang bị cầm tù tại Việt Nam. Cho đến nay đã có hơn 10,000 người ký bản kiến nghị trực tuyến do CPJ khởi xướng vào tháng Mười năm 2013 kêu gọi trả tự do blogger Điếu Cày. Cuộc kêu gọi này chắc chắn sẽ gây được tiếng vang sâu hơn tại Hà Nội và rằng bỏ tù cũng như đàn áp tự do báo chí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của đảng cầm quyền tại Việt Nam.
______
Shawn W. Crispin là nhà báo tại Bangkok và biên tập viên đại diện Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại khu vực Đông Nam Á.
Đặng Khươngchuyển ngữ, CTV Phía Trươc
Shawn W. Crispin, CPJ/Huffington Post
Lúc đầu ông bị bắt về tội trốn thuế được tòa án dàn dựng hồi năm 2008, nhưng hiện ông Hải đang chấp hành án tù 12 năm với cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước”, một tội hình sự mơ hồ thường xuyên được chính quyền Việt Nam sử dụng nhằm bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng chính kiến và hạn chế tự do ngôn luận. Năm ngoái, ông Hải đã tuyệt thực năm tuần liên tục sau khi ông bị quản giáo trại bù biệt giam vì đã từ chối ký thú nhận rằng các bài viết phê phán của ông là nhằm mục đích chống phá nhà nước.
Ông Hải là một trong những người bất hạnh trong các vụ đàn áp nghiêm trọng nhất đang diễn ra trên thế giới về tự do báo chí và quyền tự do Internet. Theo một cuộc khảo sát gần đây nhất, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho biết Việt Nam có ít nhất 18 nhà báo bị giam sau song sắt và là nhà tù tồi tệ nhất thứ hai tại châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Hầu hết những người này đã bị buộc tội hoặc bị kết án theo các điều luật chống nhà nước khắc nghiệt nhưng rất mơ hồ. Nhiều trong số các bài của họ được đăng trên các trang mạng đã chỉ trích chính phủ do Đảng Cộng sản Việt Nam thống trị, các lãnh đạo hoặc các chính sách của nhà nước. Khi nền kinh tế Việt Nam bị trượt từ mức năng động nhất trong khu vực xuống thành tồi tệ nhất thì các chính sách kiểm duyệt đã chính thức được gia tăng rộng rãi hơn. Để nhấn mạnh lại những lo ngại về các tin xấu ảnh hưởng đến chính phủ, một nghị định đã được ban hành và có hiệu lực vào năm 2013 cấm người sử dụng Internet đăng tải lại và liên kết các bài báo trên các mạng xã hội.
Trước đây, nhiều người hy vọng rằng việc Việt Nam hội nhập với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, sẽ giúp nền chính trị nước này dần cởi mở và không gian tự do ngôn luận sẽ được thoải mái hơn. Thay vào đó, Việt Nam đã nổi lên như một hình mẫu về chế độ độc tài mong muốn giành nhiều thắng lợi trước những cam kết với các nước phương Tây mà không cần phải thực hiện hay cải tiến về vấn đề nhân quyền.
Mặc dù Việt Nam gia tăng đàn áp, bao gồm các hình phạt khắc nghiệt đối với bảy blogger độc lập vào năm 2013, nhưng cộng đồng quốc vẫn tế tiếp tục góp phần đầu tư vào nước độc tài này trong nhiều mặt như thương mại, ngoại giao và cả chiến lược. Ví dụ, Việt Nam được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền – hội đồng theo dõi các hồ sơ liên quan đến nhân quyền và tự do báo chí của Hà Nội và nhiều nước khác trên thế giới. Hội đồng này cũng sẽ giám sát những diễn tiến về nhân quyền của Việt Nam trong đầu tuần này.
Tương tự, Hoa Kỳ đã nhiều lần làm ngơ trước chính sách đàn áp của Hà Nội nhằm theo đuổi chính sách thực dụng và các chiến lược rộng lớn hơn trong khu vực. Việt Nam đã nổi lên như một đối tác quan trọng trong “trục châu Á” của Tổng thống Barack Obama, một nước cờ nhằm đối trọng lại với những gia tăng gần đây của Trung Quốc trong khu vực thông qua tăng cường thương mại và quan hệ quốc phòng với các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Hai nước đang tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm nâng cao khả năng hợp tác, bao gồm các cuộc đàm để Việt Nam tham gia vào Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo, tức Trans-Pacific Partnership, một hiệp định thương mại có nhiều ưu đãi và phát triển quan hệ an ninh hàng hải.
Trong chuyến thăm chính thức đến Hà Nội vào tháng Mười Hai vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã nói với người đồng nhiệm Việt Nam rằng tôn trọng quyền con người, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận, là yếu tố quan trọng trong chính sách cải thiện quan hệ với Washington. Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng trước chuyến viếng thăm Việt Nam, ông Kerry cho biết sẽ nêu cụ thể một số trường hợp tù nhân chính trị mà Hoa Kỳ muốn Việt Nam trả tự do. Tuy nhiên, cho đến nay điều này vẫn không rõ rằng liệu ông Kerry có nêu những yêu cầu này trong các buổi trao đổi với phía Việt Nam hay không.
Trong ngày cuối của chuyến đi, ông Kerry đã thông báo một khoản hỗ trợ quân sự lên đến 18 triệu USD, bao gồm việc Hoa Kỳ tài trợ năm tàu tuần tra nhanh cho Cảnh sát biển Việt Nam nhằm chống lại sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Khoản trợ cấp này đã được mở rộng mà không có bất kỳ cử chỉ đối ứng nào từ phía Hà Nội về vấn đề nhân quyền hay tự do ngôn luận.
Nếu không có tác động rõ ràng về việc không tuân thủ những cam kết liên quan đến nhân quyền như nhiều trường hợp đang diễn ra tại Việt Nam thì lãnh đạo cộng sản sẽ tiếp tục bỏ qua những ý kiến của ông Kerry về các vấn đề tự do ngôn luận và các quyền căn bản khác. Cho đến khi Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế khẳng định rằng những chiến lược thương mại và ngoại giao thực sự đi đôi với các quyền như tự do báo chí và nhân quyền thì các lãnh đạo cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng đàn áp mà không hề sợ mất những lợi ích của họ trên trường quốc tế.
Một điểm khởi đầu hợp lý và mang tính đạo đức đối với một chính sách thành thật là trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Điếu Cày và 17 nhà báo khác tại đang bị cầm tù tại Việt Nam. Cho đến nay đã có hơn 10,000 người ký bản kiến nghị trực tuyến do CPJ khởi xướng vào tháng Mười năm 2013 kêu gọi trả tự do blogger Điếu Cày. Cuộc kêu gọi này chắc chắn sẽ gây được tiếng vang sâu hơn tại Hà Nội và rằng bỏ tù cũng như đàn áp tự do báo chí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của đảng cầm quyền tại Việt Nam.
______
Shawn W. Crispin là nhà báo tại Bangkok và biên tập viên đại diện Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại khu vực Đông Nam Á.
Đặng Khươngchuyển ngữ, CTV Phía Trươc
Shawn W. Crispin, CPJ/Huffington Post
(Tạp Chí Phía Trước)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét