Phát ngôn viên của cảnh sát quốc gia Anucha Romyanan cho biết không rõ ai là thủ phạm các vụ nổ súng nói trên nhưng mục đích chắc chắn là để răn đe.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái lan kéo dài suốt bốn tháng qua đã làm ít nhất 22 người thiệt mạng. Tring những ngày qua, bạo lực vẫn xảy ra liên tục trong thủ đô Bangkok. Người biểu tình vẫn tiếp tục đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.
Phong trào chính phủ không hề suy yếu từ sau cuộc bầu cử trước thời hạn hôm mùng 2 tháng Hai vừa qua. Người biểu tình vẫn tập hợp lực lượng đông đảo chiếm giữ nhiều điểm trọng yếu trong thủ đô.
Chính phủ thì vẫn không dám có hành động mạnh tay, nhất là ki tuần trước một toà án ra lệnh cấm sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình. Thủ tướng Thái Lan buộc phải chuyển văn phòng làm việc ra ngoài xa Bangkok trong một trụ sở của Bộ Quốc phòng nhưng vẫn bị người biểu tình truy đuổi bao vây.
Để chứng tỏ chính phủ vẫn hoạt động bình thường, hôm qua sau khi triệu tập họp nội các ở một địa điểm ngoài thủ đô, bà Yingluck hôm nay tới thăm thành phố Chiang Rai ở miền bắc, nơi bà được đại đa số cử tri ủng hộ. Thủ tướng Thái cho biết bà « chưa quyết định » có ra đối chất với Uỷ ban chống tham những vào ngày mai hay không. Bà Yingluck bị uỷ ban trên cáo buộc phải chịu trách nhiệm vì đã để xảy ra tham nhũng trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân. Thủ tục pháp lý này có thể dẫn tới việc Thủ tướng buộc phải từ chức.
Trong khi đó, lãnh đạo quân đội Thái Lan, tướng Prayut Chan-O-Cha đã cảnh báo đất nước Thái lan đang đứng trước nguy cơ « sụp đổ » trước tình hình bạo lực gia tăng mỗi ngày. Ông Prayut kêu gọi hòa giải và đàm phán đồng thời cũng cho biết quân đội “sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình” nhưng “không muốn dùng vũ lực và vũ khí chống lại người Thái Lan”.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái lan kéo dài suốt bốn tháng qua đã làm ít nhất 22 người thiệt mạng. Tring những ngày qua, bạo lực vẫn xảy ra liên tục trong thủ đô Bangkok. Người biểu tình vẫn tiếp tục đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.
Phong trào chính phủ không hề suy yếu từ sau cuộc bầu cử trước thời hạn hôm mùng 2 tháng Hai vừa qua. Người biểu tình vẫn tập hợp lực lượng đông đảo chiếm giữ nhiều điểm trọng yếu trong thủ đô.
Chính phủ thì vẫn không dám có hành động mạnh tay, nhất là ki tuần trước một toà án ra lệnh cấm sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình. Thủ tướng Thái Lan buộc phải chuyển văn phòng làm việc ra ngoài xa Bangkok trong một trụ sở của Bộ Quốc phòng nhưng vẫn bị người biểu tình truy đuổi bao vây.
Để chứng tỏ chính phủ vẫn hoạt động bình thường, hôm qua sau khi triệu tập họp nội các ở một địa điểm ngoài thủ đô, bà Yingluck hôm nay tới thăm thành phố Chiang Rai ở miền bắc, nơi bà được đại đa số cử tri ủng hộ. Thủ tướng Thái cho biết bà « chưa quyết định » có ra đối chất với Uỷ ban chống tham những vào ngày mai hay không. Bà Yingluck bị uỷ ban trên cáo buộc phải chịu trách nhiệm vì đã để xảy ra tham nhũng trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân. Thủ tục pháp lý này có thể dẫn tới việc Thủ tướng buộc phải từ chức.
Trong khi đó, lãnh đạo quân đội Thái Lan, tướng Prayut Chan-O-Cha đã cảnh báo đất nước Thái lan đang đứng trước nguy cơ « sụp đổ » trước tình hình bạo lực gia tăng mỗi ngày. Ông Prayut kêu gọi hòa giải và đàm phán đồng thời cũng cho biết quân đội “sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình” nhưng “không muốn dùng vũ lực và vũ khí chống lại người Thái Lan”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét