Pages

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

‘Lời xin lỗi sẽ an ủi được người dân'


Blogger Nguyễn Ngọc Long hiện đang làm việc tự do tại Việt Nam.
Blogger Nguyễn Ngọc Long nói về nhu cầu cần có lời xin lỗi từ cấp cao trong vụ sập cầu Lai Châu.
Trong Bấmbài viết được bàn luận và lan truyền nhiều trên mạng xã hội, blogger từ Việt Nam nói về điều ông gọi là "rất nhiều người dân chờ mong được thấy hình ảnh Bộ trưởng Đinh La Thăng và đại diện chính quyền địa phương cúi đầu xin lỗi nhân dân."

Trả lời phỏng vấn với BBC hôm 26/02/2014, blogger Long mô tả rằng ông có "cảm xúc mạnh" khi viết bài này.
Theo ông hành động này là "để phát đi một thông điệp rằng Việt Nam là "một dân tộc không chấp nhận cúi đầu" trước kẻ thù xâm lược, nhưng người Việt biết cúi đầu trước nỗi đau đớn, mất mát của đồng bào mình.”
"Sở dĩ tôi viết bài này bởi vì tôi đọc được thông tin Đại sứ Nhật tại Việt Nam xuống Cần Thơ để thăm đài tưởng niệm [vụ sập cầu Cần Thơ] và tôi thấy ông cúi đầu trước đài tưởng niệm và gửi lời xin lỗi đến nhân dân và Chính phủ Việt Nam.
“Đó là hình ảnh tôi thấy đáng để học hỏi. Có thể đối với người khác đọc thì sẽ không thấy nhiều cảm xúc như tôi vì tôi đã từng trực tiếp chứng kiến thảm họa ở Cần Thơ và tham gia vào một chương trình thiện nguyện ở đây nên tôi xúc động mạnh.

Blogger Nguyễn Ngọc Long
“Tại sao mình ở ngay đất nước mình đây mà ngay những việc như thế mà mình lãng quên còn người ta vẫn nhớ đến mình, và tôi thấy đó là cảm giác tủi thân. Và lúc đó tôi đã định viết rồi nhưng lại thôi.
“Vụ sập cầu ở Lai Châu thực ra là xâu chuỗi lại các sự việc và tôi cảm thấy mình muốn lên tiếng như tâm tư tình cảm của riêng mình chứ hoàn toàn không phải là kiến nghị," Nguyễn Ngọc Long nói.
'Hành động nhỏ'

"Tôi vẫn bảo lưu quan điểm tôi đã viết trong bài là khi xảy ra tai nạn thì những người ở vị trí cấp cao được mọi người nhìn vô mà đứng ra xin lỗi người dân thì người dân sẽ cảm thấy được sự an ủi rất lớn"
Blogger Nguyễn Ngọc Long
Khi được hỏi về các lời bình luận trên mạng xã hội về bài viết của mình, blogger Long nói rằng thực ra việc bình luận đã trở thành thói quen.
“Có nhiều người muốn nói nhưng không nói nhưng dường như mọi người rất thích bình luận những cái của người khác và gán cho nó một cái sứ mệnh nào đấy. Mọi người thích bình luận theo hướng muốn qui kết trách nhiệm cho một các nhân hoặc một đơn vị nào đó thì đó là ‎quan điểm của mỗi người.
“Cuối cùng cần một bên nào đấy đứng ra nhận trách nhiệm thì tôi nghĩ cái đó cũng là cần. Tôi vẫn bảo lưu quan điểm tôi đã viết trong bài là khi xảy ra tai nạn thì những người ở vị trí cấp cao được mọi người nhìn vô mà đứng ra xin lỗi người dân thì người dân sẽ cảm thấy được sự an ủi rất lớn.
“Nhiều khi một hành động nhỏ thôi lại có tác dụng rất lớn”.
Blogger Long cũng nói rằng mạng xã hội đang đóng vai trò quan trọng trong việc truy cập thông tin tại Việt Nam.
“Theo tôi biết thì có tới 12 triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam và tầng lớp trí thức và giới trẻ dùng rất nhiều trong đó phải kể đến Facebook và ngày càng tỏ ra là kênh thông tin đối trọng với truyền thông truyền thống," blogger Long nói.
Phản ứng lại bài viết của blogger Long, bạn đọc trên BBC Vietnamese BấmFacebook có các ý kiến khác nhau.
Một người viết: "Bài viết hay nhưng xin lỗi thì phải rút được bài học, rút kinh nghiệm mà sửa sai. Người Nhật xin lỗi là một lời xin lỗi chân thành để khắc phục. Chứ ko phải xin lỗi xong là mọi việc lại như cũ.
"Nên tốt nhất ở Việt Nam xin lỗi là làm bằng hành động đừng bằng lời nói vô nghĩa".
Một người khác nhận định "Không phải vì cựu Bộ trưởng Dũng từng xin lỗi mà đương kim Bộ trưởng Thăng cũng phải "bắt chước" theo. Nếu xét nét như vậy, lời xin lỗi lại trở thành sáo rỗng."

Không có nhận xét nào: