Pages

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Mỹ đòi TQ giải thích yêu sách chủ quyền

Trung Quốc có nhiều hành động đơn phương về chủ quyền
BBC 
Quan chức ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc giải thích yêu sách đường chín đoạn ở Biển Đông.
Daniel Russel, thứ trưởng ngoại giao chuyên trách khu vực Đông Á, nói "quan ngại đang gia tăng" về thái độ của Trung Quốc.

Căng thẳng đã lên cao sau khi Bắc Kinh đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông.


Các phóng viên nói đang có khả năng xảy ra bất đồng và xung đột tại Biển Đông, nơi một số nước trong đó có Trung Quốc, Việt Nam và Philippines tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Ông Russel nói tại Quốc hội Mỹ: "Hiện quan ngại đang gia tăng rằng thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông cho thấy nỗ lực của nước này trong việc tìm cách kiểm soát khu vực dù bị các nước láng giềng phản đối".
"Bất cứ tuyên bố chủ quyền biển nào của Trung Quốc không gắn với các đặc điểm địa lý đã được xác định đều là trái với luật pháp quốc tế."
Ông thứ trưởng nói thêm:"Trung Quốc có thể chứng tỏ mình tôn trọng luật pháp quốc tế bằng cách giải thích yêu sách chủ quyền thể theo luật biển quốc tế".
Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền ở Á châu.
Thế nhưng ông Russel nói ông ủng hộ quyền của Philippines kiện lên tòa án LHQ nhằm tìm giải pháp hòa bình cho các vấn đề.

Đường "lưỡi bò"

Đường yêu sách chín đoạn, hay còn gọi là đường "lưỡi bò" của Trung Quốc, kéo dài hàng trăm hải lý và chiếm phần lớn Biển Đông.
Tháng 1/2014, giới chức Trung Quốc đòi tàu thuyền nước ngoài vào bên trong đường "lưỡi bò" phải xin phép tỉnh Hải Nam.
Các bên tranh chấp ở Biển Đông đều tuyên bố phản bác yêu cầu này.
Bắc Kinh nói Trung Quốc có bằng chứng lịch sử 2.000 năm cho tuyên bố chủ quyền tại các quần đảo trong vùng biển này.
Cuối ngoái, Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng Phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông, gây căng thẳng với Nhật Bản và Nam Hàn.
Tất cả các động thái thay đổi hiện trạng trong khu vực này, dù có tính thực tiễn hay không, đều cho thấy một xu hướng đáng ngại trong chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Không có nhận xét nào: