Pages

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Thư Số 28a Gởi:Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Phạm Bá Hoa.
      
 
Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc, Dân Tộc!  Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.
Nội dung thư này, Các Anh cùng tôi tìm hiểu chiều sâu của vụ án Dương Chí Dũng, liên quan đến Thứ Trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ. 
Thứ nhất. Nhắc lại tổng công ty Vinalines.
Năm 2005, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cử ông Dương Chí Dũng giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Vinalines, tiếng Việt là “Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam”. Tháng 2/2012, ông Dũng rời khỏi chức vụ vì Vinalines thiếu nợ hơn 2 tỷ mỹ kim, nhưng nhờ có bao che nên được cử giữ chức Cục Trưởng Cục Hàng Hải. Ông Dũng bị khởi tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà Nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngày 17/5/2012, Bộ Công An ra lệnh mật cho Công An bắt Dương Chí Dũng, nhưng Dũng đã kịp thời trốn thoát. Bộ Công An quyết định truy nã đặc biệt.
Ngay sau đó, Công An đã bắt hai lãnh đạo khác của tổng công ty này là ông Mai Văn Phục và Trần Huy Chiếu. Những người này cùng với ông Dương Chí Dũng bị cáo buộc trách nhiệm trước khoản lỗ do mua hơn 70 chiếc tàu ngoại quốc quá cũ, và ụ nổi phế thải do Nga sản xuất từ 50 năm trước.
Nguồn tin từ đài Á Châu Tự Do ngày 22/7/2012, hội nghị sơ kiểm điểm hoạt động 6 tháng đầu năm 2012 của Vinalines, đã lỗ 1.400 tỷ đồng Việt Nam. Số nợ của Vinalines đến mức mà những tháng cuối năm 2011, có đến 126 tàu hàng lớn nhỏ bị giữ tại các hải cảng quốc tế vì nợ đáo hạn mà chưa trả. 
Ngày 4/9/2012, Công An đã bắt được Dương Chí Dũng tại Campuchia (Nguồn tin: Google.vn). Sau thời gian khá dài, không một tin tức nào liên quan đến Dương Chí Dũng được công bố. Mãi đến nay ....
Thứ hai. Hai vụ án anh em nhà họ Dương.
Ngày 12/12/2013, tòa án nhân dân Hà Nội xác định, ông Dương Chí Dũng đã ký quyết định phê duyệt đầu tư nhà máy, cũng là người ra lệnh cho ông Mai Văn Phúc và Trần Hữu Chiều mua ụ nổi gây thiệt hại 366 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Dũng còn là người đứng đầu trong vụ tham ô 1 triệu 510 ngàn mỹ kim, và riêng ông đã chiếm đoạt 10 tỷ đồng.Cùng trong vụ án này, còn có 8 bị can nữa. Phiên tòa kéo dài đến ngày 16/12/2013, tòa tuyên phạt 8 bị can với các bản án như sau: (1) Dương Chí Dũng tử hình. (2) Mai văn Phúc tử hình. (3)  Trần Hải Sơn 22 năm tù. (4) Trần Hữu Chiếu 19 năm tù. (5) Mai Văn Khang 7 năm tù. (6) Lê Văn Dương 7 năm tù. (7. 8. 9) Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, và Lê Ngọc Triện, mỗi người 8 năm tù. (Nguồn tin: Google.vn)
 
Theo báo Tuổi Trẻ, thì ông Dương Chí Dũng đều một mực không chịu khai báo danh tính của người đã mật báo để giúp ông trốn thoát. Chính ông Dũng cũng nói là ông lo sợ bị giết bịt miệng trong thời gian điều tra. Dường như bản án tử hình về tội danh tham ô, cùng với sự xuất hiện của Trưởng Ban Nội Chính Nguyễn Bá Thanh tại ngày cuối phiên tòa này, đã khiến ông Dũng thay đổi quyết định. Ông Dũng còn nói: "Oan cho tôi nên tôi không nhận. Việc này có có nguyên nhân sâu xa từ anh Ngọ. Việc điều tra không khách quan, cố ý ép tội cho tôi chết”.
 
Ông Dương Chí Dũng đã chống án, vì cho là mỉnh chỉ làm trái luật chớ không tham nhũng.
 
Ngày 8/1/2014, theo bản tin của Việt Nam Thông Tấn Xã, sau hai ngày xét xử, tòa án Hà Nội đã tuyên phạt Dương Tự Trọng, 52 tuổi, Đại Tá, Phó Gám Đốc Công An thành phố Hải Phòng, 18 năm tù giam với tội đã giúp anh ruột là Dương Chí Dũng, nguyên Tổng Giám Đốc Công Ty Hàng Hải Việt Nam, nguyên Cục Trưởng Cục Hàng Hải, trốn ra ngoại quốc. Đồng thời quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật Nhà nước theo điều 263 Luật hình sự, và kiến nghị điều tra hành vi nhận hối lộ. Trong cùng vụ án còn có 6 người nữa, đã bị tuyên án từ 5 năm đến 13 năm tù giam. 
 
Trong phiên tòa ngày 8/1/2014 này, ông Dương Chí Dũng và vợ là bà Phạm Thị Mai Phương, cùng ra tòa với tư cách nhân chứng trong vụ xử em ruột của ông là Đại Tá Công An Dương Tự Trọng. Điều ngạc nhiên đến mức mà báo chí Việt Nam nói ông Dương Chí  Dũng đã  gây “chấn động” tại phiên tòa kéo dài trong hai ngày tại Hà Nội, có người nói ông Dũng đã bẽ ngoặt phiên tòa sang vụ án lớn hơn, khi ông khẳng định là ông đã bỏ trốn ra nước ngoài sau khi hối lộ 510.000 mỹ kim cho Thứ Trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ, và được ông Ngọ khuyên ông nên tránh mặt. Với tiết lộ trên, tòa án đã ra quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật Nhà nước, đồng thời đề nghị mở điều tra về hành vi nhận hối lộ đối với Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ. Đây là việc hiếm thấy đối với một vụ có liên quan đến hàng lãnh đạo cấp cao.
Ông Dương Chí Dũng đã khai là từ khi Bộ Công An bắt đầu điều tra vụ án Vinalines, ông đã nhiều lần liên lạc với ông Ngọ nhờ giúp đỡ, dĩ nhiên là ông phải đưa hối lộ cho ông Ngọ. Ngày 29/04/2012, vợ chồng ông Dũng đến thăm ông Phạm Quý Ngọ tại Tuần Châu, tỉnh Quảng Ninh, để biện minh là mình không ký vào những văn bản quan trọng trong vụ Vinalines, cùng lúc vợ chồng ông đã biếu vợ ông Ngọ 10.000 mỹ kim. Tối ngày 02/05/2012, ông Dũng lại đến nhà ông Phạm Quý Ngọ và để lại 500.000 mỹ kim, số tiền mà ông nói là vay mượn từ nhiều người, cộng với tiền của gia đình. Trưa 17/05/2012 ông Dũng gọi điện thoại cho ông Ngọ, và đến khoảng 6 giờ chiều cùng ngày, ông Ngọ điện thoại cho Dương Chí Dũng biết quyết định khởi tố và bắt tạm giam đã được phê chuẩn. Rồi ông Ngọ khuyên ông (Dũng) nên tránh đi một thời gian. Vợ ông Dương Chí Dũng, cũng xác nhận lời khai của chộng bà là đúng.  
 
Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ, ủy viên trung ương Đảng, là Trưởng Ban Chuyên Án Điều Tra các sai phạm ở Vinalines, đã phủ nhận lời khai của ông Dũng.
 
Điều đang được dư luận chú ý đặc biệt không phải là vụ án của Đại Tá Công An Dương Tự Trọng và các bị can trong cùng vụ án, mà là lời khai của ông Dương Chí Dũng buổi chiều ngày 7/1/2014 liên quan đến số tiền 1.510.000 mỹ kim mà ông Dũng đã hối lộ cho Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ, đang là Thứ Trưởng Bộ Công An, Trưởng Ban chuyên án điều tra vụ án Vinalines của Dương Chí Dũng. Như vậy, từ một tội nhân tử hình và đang chống án, Dương Chí Dũng trở thành một nhân chứng  quan trọng bậc nhất trong vụ án lớn hơn. Vì với lời khai của ông Dương Chí Dũng, không những ông hối lộ hai lần tổng cộng lên đến 510.000 mỹ kim cho Thứ Trưởng Công An Phạm Quý Ngọ để chạy án, mà Công Ty Vạn Thịnh Phát nhờ ông Dũng đưa hối lộ cho ông Ngọ 20 tỉ đồng Việt Nam (bằng 1 triệu mỹ kim) để ông ta đừng gây rắc rối cho một dự án của công ty Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn.
Băng ghi âm lời khai của ông Dương Chí Dũng được tờ Tuổi Trẻ và một số báo khác đưa lên internet, nhưng vài ngày sau đó đã bị áp lực phải gỡ xuống. Trong băng ghi âm đó, lời khai của ông Dương Chí Dũng như sau:
"Kính thưa Hội Đồng Xét Xử. Tôi nói những điều như trước khi tôi nói, tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi nói những điều thật nhất, bởi vì với cái cảnh, cái con người tôi hiện nay thì tôi không thể nói những gì khác cho ai cả. Việc 20 tỷ đồng tôi đưa cho anh Ngọ là tiền của Chị Lan, chứ không phải của tôi. Mà Chị Lan chuyển qua một người. Khi Chị Lan điện thoại cho tôi, Chị Lan bảo là "sẽ có một người ở Hà Nội chuyển cho anh, với người đó thì anh đừng trao đổi gì về số tiền này để đưa cho ai”. Đấy, Chị còn dặn vậy. Và cái anh Tiệp là người đưa cho tôi. Vậy là có hai người biết việc này chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất. Cái thứ hai là còn một việc nữa mà hôm nay tôi mới báo cáo.. Khi anh Tiệp hai lần đưa tiền, sau đó anh Tiệp còn điện cho tôi một lần để hẹn tôi gặp uống nước nói chuyện. Và anh Tiệp có nói là "Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang, Bộ Trưởng Bộ Công An, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa".
"Thì sau đó ít ngày, sau một thời gian tôi không nhớ bao nhiêu ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Và ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang Bộ Trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là "Anh Ngọ có giới thiệu công ty ... (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì..... Anh Quang bảo chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả". (tiếng của hội đồng xét xử cắt lời: Thôi thôi... trình bày rồi)…..Ông Dương Chí Dũng nói tiếp:Vâng, riêng cái tiền ấy thì có ít nhất 2 người biết, thế rồi tôi gặp Chị Lan qua anh Minh, Tổng Giám Đốc Cảng Sài Gòn bố trí cho tôi và Chị gặp nhau. Còn cái tiền tôi đưa 500 ngàn mỹ kim sau này, khoảng 6-7 giờ tối ngày mùng 2/5/2012, chú lái xe chở tôi đi. Đây là tiền tôi vay của mười mấy người, tôi khai từ lúc ở Sài Gòn tôi báo cáo với ... (tiếng gõ vào micro cắt lời) nhưng mà vì sau đó thì… (tiếng của hội đồng xét xử nói)thôi anh Dũng ạ, anh dừng ở đây.)”.
 
Như vậy, qua đoạn audio này, ngoài số tiền 510.000 mỹ kim đưa làm hai lần cho Thượng Tướng Công An Phạm Qúy Ngọ để chạy án, ông Dương Chí Dũng còn trao cho ông Phạm Quý Ngọ số tiền 20 tỉ đồng Việt Nam, trung gian hối lộ giùm cho bà Trương Mỹ Lan (em dâu của Dương Chí Dũng),  Chủ Tịch Hội Đồng thành viên công ty Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn. Vậy là số tiền này được chuyển vòng qua tay ông Dương Chí Dũng, đến Thứ Trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ, đang đi tiếp lên Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang. Vụ án rất có thể sẽ không dừng lại ở đây, vì 1.000.000 mỹ kim của bà Trương Mỹ Lan hối lộ cho ông Ngọ ngang qua Dương Chí Dũng, lại mở ra lối đi mới dẫn đến “đồng chí X” của ông Trương Tấn Sang. Xin Các Anh nhớ lại sự kiện sau 15 ngày họp kín, hội nghị trung ương lần 6 của đảng cộng sản Việt Nam bế mạc ngày 16/10/2012, với kết quả là  Ban Chấp Hành Trung Ương đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính Trị, cũng không kỹ luật một đồng chí trong Bộ Chính Trị, mà ông Chủ Tịch Trương Tấn Sang của Các Anh chỉ dám gọi là “đồng chí X” chớ không dám nói thằng ra là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
 
Đến đây thì vụ án Dương Chí Dũng, vòng qua Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ, không ngờ lại nối vào “đồng chí X của ông Sang” dù không hẳn là trực tiếp. Tác giả Thám Tử Quan viết: “Trong đại hội trung ương đảng lần 6 nói trên, ông Nguyễn Đức Chi là Trưởng Ban Kiểm Tra Đảng, truy sát Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đến đường cùng, thì Đại Tá Công An Phạm Quý Ngọ sắp phải về hưu, lại nhận được 1.000.000 mỹ kim hối lộ từ bà Trương Mỹ Lan, ông Ngọ nghĩ ngay đến hành động cứu mình bằng cách “cứu Nguyễn Tấn Dũng”. Ông liền đem 1.000.000 mỹ kim đó đưa cho ông Nguyễn Đức Chi để bịt cái miệng đáng sợ của ông ấy, kèm theo lời dọa: “Ông hãy nhận số tiền này mà không tấn công Thủ Tướng nữa, hoặc tôi sẽ bắt vợ ông ngay lập tức”. Chỉ có vậy là đủ cho hội nghị trung ương đảng mà Chủ Tịch nước Truơng Tấn Sang thay mặt công bố quyết định không kỹ luật “đồng chí X”.
Thám Tử Quan viết tiếp: “Phạm Quý Ngọ nổi tiếng trong giới quan trường là loại ăn bẩn, thích khoe khoang, nhưng nhờ 1.000.000 mỹ kim hối lộ đó mà ông ta chẳng những không bị về hưu, lại được thăng cấp Tướng và thăng chức Thứ Trưởng Bộ Công An nữa”. Tác giả cho biết là nhờ tính khoe khoang của ông Ngọ mà những người chơi thân với ông mới biết được sự kiện tày trời này.
 
Với lời khai của Dương Chí Dũng liên quan đến Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ và Đại Tướng Trần Đại Quang, Trung Tướng Công An Hoàng Kông Tư, Quyền Tổng Cục Trưởng Tổng Cục II An Ninh, khẳng định: “Sẽ khẩn  trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm không để lọt tội phạm, không để oan sai”.Trong khi ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương đã lên tiếng: “Ngay sau phiên xét xử Dương Tự Trọng kết thúc, tòa án Hà Nội đã giao vụ án này cho Viện Kiểm Sát Hà Nội, và Vin này có trách nhiệm báo cáo với Viện Kiểm Sát Tối Cao để ra quyết định khởi tố, điều tra vụ án theo đúng quy trình tố tụng”. Trong khibản tin TTXVN đăng lại lời phát biểu mạnh mẽ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng:“Khi đã xảy ra rồi thì phải kiên quyết xử lý; xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp. Xử lý nghiêm cũng là biện pháp phòng ngừa tích cực”.
Chúng ta hãy chờ xem lời của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, lời của Trung Tướng Hoàng Kông Tư, và lời của Phạm Anh Tuấn (dưới trướng của ông Nguyễn Bá Thanh) có làm đúng như đã mạnh mẽ phát biểu, hay lại sợ xấu mặt đảng mà ém nhẹm như đã từng ém nhẹm hay không. Nói đến “xấu mặt đảng”, thật ra từ sau khi nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam hồi tháng 4/1975 đến nay, bản mặt của đảng đã phơi bày cái “bản chất độc tài và dối trá” của đảng cộng sản một cách trắng trợn. Nhưng hết nhóm lãnh đạo này đến nhóm lãnh đạo khác, vẫn cứ cố che giấu cho dù toàn dân toàn quân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều biết, quốc tế cũng biết, nhưng họ cứ như người vừa điếc, vừa đui, lại vừa mù, cho nên họ đem cái điếc cài đui cái mù của họ gắn vào người dân do toàn bộ hệ thống truyền thông lãnh lương nhà nước thực hiện.   
Thứ ba. Đôi nét về Dương Chí Dũng 
Theo lời nói sau cùng của Dương Chí Dũng tại phiên tòa ngày 14/12/2013, thì Dũng sinh ra trong một gia đình Công An tại Hải Phòng. Cha là Đại Tá Công An, chức vụ cao nhất là Giám Đốc Công An Hải Phòng. Em trai của Dũng là Dương Tự Trọng, Đại Tá Công An, vừa lãnh án 18 năm tù giam. Một em rể của Dũng, cũng là Đại Tá Phó Giám Đốc Công An Hải Phòng. Riêng Dũng, sau khi tốt nghiệp trung học vào năm cuối thập niên 1980, gia nhập đoàn công nhân xuất cảng và lao động tại một nhà máy trên đất nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Mấy năm sau thì “bức tường Bá Linh sụp đổ”, Dũng trở về Việt Nam và làm việc trong văn phòng cảng Hải Phòng. Năm 1994, Dũng làm cán bộ Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Nạo Vét, và sau đó làm phó giám đốc, rồi Giám Đốc Công Ty Nạo Vét Sông 1.
Trong thời gian đó, Dũng theo học lớp tại chức tại đại học hàng hải, tiếp đó học lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh doanh thương mại. Tháng 9/2003, Dũng được cử giữ chứcTổng Giám Đốc Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thủy (Vinawaco). Chỉ trong 2 năm dưới quyền Dũng, Vinawaco thua lỗ nặng nề, bị kiện khắp nơi. Vậy mà đến tháng 8/2005, Dương Chí Dũng được  Nguyễn Tấn Dũng cử giữ chức Tổng Giám Đốc Vinalines, và năm sau đó ngồi vào ghế Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty này.
Thời gIan Dương Chí Dũng giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, Vinalines là doanh nghiệp với 100% vốn nhà nước, bao gồm 19 công ty phụ thuộc, 31 công ty liên kết, và 11 đơn vị khác, tổng cộng số vốn đến hằng ngàn tỉ đồng. Đây cũng là thời gian mà quyền lực của Dương Chí Dũng đến tột đỉnh. Tháng 9/2011, Thanh Tra Nhà Nước bắt đầu cuộc thanh tra tài sản tại Vinalines giai đoạn 2007-2010, đã công bố Dương Chí Dũng đã mua nhiều tàu cũ không sử dụng được, và liên tục thua lỗ với con số nhiều ngàn tỉ đồng. Thanh tra đề nghị Nhà Nước xem xét trách nhiệm của lãnh đạo Vinalines, đồng thời chuyển hồ sơ vụ “Ụ Nổi 83M” sang Bộ Công An. Với kết quả thanh tra chưa được giải quyết, thì ngày 8/2/2012, Dương Chí Dũng lại được Bộ Giao Thông Vận Tải bổ nhiệm làm Cục Trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam.
Kết luận.
Người Việt Nam tự do chúng tôi, khi nhìn vào sự kiện nào cũng nhìn từ nhiều phía, qua những bài viết, những bình luận hoặc tranh luận, khả dĩ có đủ yếu tố cho một nhận định sau khi phân tách và đánh giá. Và đây, tôi tóm lược bài “Cả Nước Đã Bị Lừa” của anh “bộ đội tập kết 1954” Châu Hiền Lý”, để Các Anh có thêm nét nhìn nữa, ngoài một thứ tin tức mà hệ thống truyền thông xã hội chủ nghĩa loan tải:
 
“ ..... Nhìn lại Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ dưới chế độ cộng sản, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra: (1) Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao gần 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam? (2) Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của chủ nghĩa xã hội, mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp?(3) Tại sao sau khi được "giải phóng khỏi gông cùm của Mỹ Ngụy”, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết  gần kề trên biển cả mênh mông? (4) Tại sao nhân viên trong các phái đoàn cộng sản Việt Nam đi công tác hay đi tranh giải thể thao, thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị? (5)  Tại sao đàn ông của các nước tư bản Châu Á có thể đến Việt Nam để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng? (6) Tại sao Liên Xô và các nước Đông  Âu sụp đổ? (7) Tại sao có cuộc sống cách biệt quá xa giữa Đông Đức cộng sản  với Tây Đức tự do, giữa Bắc Hàn cộng sản với Nam Hàn tự do, và giữa Miền Bắc Việt Nam cộng sản với Miền Nam Việt Nam tự do? (8) Tại sao các lãnh đạo cộng sản Việt Nam lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch “đang giãy chết”, nhất là nước Mỹ?
“Hỏi tức là trả lời. Người Việt Nam đã “bỏ phiếu bằng chân” từ bỏ một xã hội phi nhân tính. Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghĩa.... Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không dám công khai nhìn nhận, đó là họ đã hy sinh bốn triệu sinh mạng trong một cuộc chiến sai lầm, chỉ vì họ được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, cho nên từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, lãnh đạo CSVN đã hy sinh hơn bốn triệu người, để rồi đi lòng vòng gần nửa thế kỷ, lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản “đang giãy chết” để tồn tại.... “
 
“Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn, nhưng người ta không thể sống mà không suy nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình. Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lăng, không có sự đàn áp nào dã man hơn là bắt người ta phải từ bỏ các suy nghĩ của mình và "nhai lại" suy nghĩ của kẻ khác.... Và tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam, nếu cái tốt phải nhường chỗ cho cái xấu? Một xã hội mà cái xấu cái ác nghênh ngang, dương dương tự đắc, trong khi cái tốt cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối, thì tương lai dân tộc này sẽ đi về đâu? Mượn 2 câu thơ sau đây của nhà thơ Bùi Minh Quốc, diễn tả xã hội ngày nay: “Quay mặt phía nào, cũng phải ghìm cơn mửa. Và một thời, đểu cáng đã lên ngôi!” Hết phần tóm lược.
Tôi thông cảm với Các Anh, là những người sinh ra, lớn lên, học hành, và trở thành Người Lính trong quân đội, tất cả những gì Các Anh học ở trường văn hoá, trường quân sự, lại thường học tập chính trị tại các đơn vị, cộng với những chính sách về các lãnh vực sinh hoạt xã hội, mà Các Anh theo dõi hằng ngày. Trôi dần theo thời gian, chính sách độc tài của cộng sản lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong sinh hoạt xã hội, rồi biến thành một nếp trong đời sống thường ngày đối với người dân nói chung, với Các Anh nói riêng từ lúc nào không ai biết. 
 
Nhưng với phương tiện truyền thông trên thế giới ngày nay, trong một chừng mực nào đó, Các Anh có cơ hội tiếp xúc với thế giới tự do ngang qua hệ thống internet -mà Các Anh gọi là trang mạng- như Các Anh đang đọc lá Thư này. Tôi tin là trong những lúc mà Các Anh sống thật với trái tim và khối óc của chính mình, nhất thiết Các Anh đã và đang có những suy nghĩ ...... Và tôi luôn hy vọng là theo thời gian với những lá Thư của tôi, cùng với những tin tức trên “trang mạng”, sẽ giúp Các Anh có được nét nhìn của người tự do như chúng tôi, để nhận ra bản chất cộng sản là độc tài và dối trá. Khi đã là bản chất, thì không bao giờ thay đổi, và cách duy nhất là xóa bỏ nó Từ đó, Các Anh hãy chọn cho mình một hướng đi, cùng 90 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.
Tôi vững tin là Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người  Cựu Lính Chúng Tôi- sẽ hết lòng hỗ trợ Các Anh và quí vị đồng bào để làm nên lịch sử.  
Hãy nh, cố Tổng thống Nga, ông Boris Yeltsin đã nói: “Cộng sản là không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.”
Và hãy nhớ, “Tự do không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Vàchính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
 
                                                        Texas, tháng 02 năm 2014
 
  Phạm Bá Hoa

Không có nhận xét nào: