Tổng Hợp Tin Tức ngày 11-5-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
Ngay khi Cách Mạng Hoa Nhài nổ ra ở Tunisia và Egypt, nhiều người đã nói đến sự “phá sản” của cái gọi là “Đồng Thuận Bắc Kinh”, một tên gọi khác của việc Mỹ nhắm mắt làm ngơ cho Tàu Cộng hội nhập “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, mà Tàu một mực bảo đấy là “chủ nghĩa tư bản với đặc thù Trung Quốc”. Tại sao lại có hiện tượng “lá mặt lá trái” – double standard – như thế ? Ấy là vì, khi phản Liên Xô, chạy theo Mỹ, Tàu có nhu cầu “đối phó hai mặt” : a/ Đối nội, dùng chiêu bài “xã hội chủ nghĩa”; b/ Đối ngoại, phải đội lốt “chủ nghĩa tư bản”. Hơn nữa, năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình sang Mỹ với lá bùa “mèo trắng mèo đen” không phân biệt, và được Tòa Bạch Ốc dọn sẵn một cái ống nhổ bằng đồng, to tướng, chiều theo truyền thống khạc nhổ bậy, rất ư “đặc thù Trung Quốc” của y, ai cũng hiểu rằng Mỹ đang cần Tàu làm “đồng minh giai đoạn”, toa rập với Mỹ bẻ cụp cả 3 mũi bành trướng của Liên Xô ở Kampuchea, Afghanistan, Angola. Chỉ 20 ngày sau khi Đặng “khạc nhổ” vào nước Mỹ, Tàu đánh sang Bắc Việt, nói là “dạy cho bọn côn đồ Lê Duẩn một bài học”.
Ở Kampuchea, Tàu dùng Pol Pot, liên minh với tay sai của Pháp là Son Sann, cộng với tay sai của “cả làng” là Sihanouk, dựa lưng vào tay sai của Mỹ là Thái Lan, dồn các “đồng chóe” VN vào thế sa lầy lụn bại 13 năm, cho đến khi Liên Xô xụm luôn, và “đảng ta” trở thành “chó mất chủ”, phải “chuyển sang hòa bình” để được “thuần phục hóa” thành “một bộ phận”, một “đồng minh truyền thống” của Tàu cho đến bây giờ.
Ở Afghanistan, Tàu dùng Pakistan – một “đồng minh truyền thống” khác – làm tay sai, dựng ra Mujahideen – Tổ Chức “thánh chiến” – chống Liên Xô, làm cho Hồng Quân sa lầy 10 năm, cuối cùng “tháo chạy” không kịp, xụm luôn. Trong số những chóp bu “anh hùng giải phóng” Afghanistan đó, có Osama Bin Laden, do tình báo Mỹ nuôi dưỡng và đào tạo. Sau “giải phóng”, Afghanistan dựng ra chính quyền Taliban, được Pakistan coi như “đồng minh truyền thống”, và được Tàu Cộng “giao hảo tốt”. Mỹ đã “phó mặc” Afghanistan sau khi Liên Xô rút quân.
Ở Angola, tuy sự góp công của Tàu Cộng làm cho Liên Xô cụt vòi không đáng kể, nhưng sự có mặt như một ‘đồng minh” của Mỹ ở đó, đã mở đường cho Tàu thò tay sang lục địa này về sau, khiến cho “Đồng Thuận Bắc Kinh” có khả năng làm lu mờ “Đồng Thuận Hoa Thịnh Đốn” ở những nước “đang phát triển”, thuộc “thế giới thứ ba”, trong và sau “chiến tranh lạnh” giữa Liên Xô và Mỹ.
Dài dòng như thế, ta hiểu được những chuyện xảy ra sau ngày 11 tháng 9 năm 2011, Osama Bin Laden trở thành “trùm khủng bố” bị Mỹ truy nã, treo giải thưởng lớn cho bất cứ ai giúp đem “hắn” ra trước Công Lý – sống hay là chết – theo “lời nguyền” của tổng thống siêu cường Mỹ. Thoạt tiên, Mỹ nhờ Pakistan thương lượng với Taliban, yêu cầu “giải giao” tên “tội đồ” Bin Laden. Không được đáp ứng, Mỹ đem quân “đơn phương” đánh dẹp Taliban, đồng thời đưa “tối hậu thư”, đòi Pakistan minh xác là “bạn hay thù” của Mỹ. Tướng Pervez Musharraf, nhà độc tài quân phiệt Pakistan lúc đó, sau này đã viết trong hồi ký của ông, rằng ông đã phải “miễn cưỡng” giúp Mỹ, vì không muốn trở thành kẻ thù của Mỹ. Không bắt hay giết được Bin Laden ở Afghanistan, Mỹ của George W.Bush chỉ đuổi được Taliban ra khỏi chính quyền, nhưng lại phải đương đầu với tổ chức khủng bố thật sự của Bin Laden, có tên là Al-Qaeda, đuổi theo chúng vào những hang động chi chít trong núi đồi giáp ranh với Pakistan. Nhiều lần tưởng đâu vớ được Bin Laden, nhưng đã mừng hụt. Mãi sau này mới vỡ lẽ : có những hớ hênh nơi những nút chặn, do quân đội hay tình báo ISI của Pakistan chịu trách nhiệm. Bầu ra được một chính quyền gọi là dân chủ ở Afghanistan, trút phần lớn trách nhiệm quân sự ở đó cho quân đồng minh NATO, Bush Con tạo bằng cớ về nguy cơ chiến tranh hóa học và vũ khí tàn sát tập thể, để đem quân đánh Saddam Hussein ở Iraq. Giết được Saddam nhưng không tìm thấy chút gì về những nguy cơ đã nói, để biện bạch cho việc đánh Iraq, uy tín của Bush Con xuống thấp đã đành, nhưng thế giá quốc tế của nước Mỹ tổn hại không nhỏ. Tổn hại to lớn nhất của nước Mỹ trong thời Bush Con, là đã giúp cho “đồng minh giai đoạn” Tàu thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với 1,200 tỷ đô la. Suốt 10 năm bằng vàng Mỹ bị “phân tâm” ở Trung Đông và Trung Á, Tàu Cộng, với mọi ưu đãi của “đồng thuận Bắc Kinh”, đã bành trướng thế lực, từ Đông Nam Á sang Trung Á, Trung Đông, Phi Châu, và Châu Mỹ La-tinh. Bước vào 2007-2008, khi khủng hoảng kinh tế tài chánh toàn cầu bùng ra, Tàu Cộng “bình chân như vại”, lên mặt kẻ cả, ra mặt thách đố và “cạnh tranh bất chính” với cả Mỹ lẫn Liên Âu. Cho đến khi Mỹ kịp thời thay đổi lãnh đạo và “dứt khoát” rà soát lại cùng lúc cả hai “đồng thuận” Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh, vừa phục hồi nội lực vượt khủng hoảng, vừa sắp xếp lại trật tự thế giới … như ta đã thấy trong mấy năm vừa qua …
Cách Mạng Hoa Nhài, tuy chỉ là một đợt ra tay rà soát lại “đồng thuận Hoa Thịnh Đốn” ở Bắc Phi và Trung Đông, nhưng đồng thời lại là “tiền đề” cho việc rà soát lại “đồng thuận Bắc Kinh” ở Châu Á, cho nên bọn cộng sản sống sót trái mùa, lớn nhỏ, hốt hoảng ra tay “đối phó sảng”. Bất chấp Tàu “diễu võ giương oai”, hết cứng lại mềm, Mỹ chắc nịch lần lượt tung ra những đòn cường lực khôn – smart power – dồn “Thiên Tử Bành Đại Vương Tàu” vào thế bị động mọi mặt.
Đùng một cái, biệt kích Mỹ bí mật hành quân trực thăng vận vào sâu lãnh thổ Pakistan, chỉ cách Đông Bắc thủ đô Islamabad trên dưới 100km, giết chết trùm khủng bố Osama Bin Laden, rồi rút lui an toàn, đem theo xác Bin Laden và vô số tài liệu rất hữu ích cho tình báo Mỹ. Chưa cần các tài liệu ấy chứng minh dã tâm “ném đá giấu tay” của Tàu Cộng, cũng như thủ đoạn “hai mang” của tình báo và quân phiệt Pakistan, thái độ “kín kẽ” và “không thèm chấp” của Mỹ càng làm cho cả Tàu lẫn Pakistan lúng túng, khó xử. Không cần nói ra, ai cũng thấy là cái mặt nạ “đồng minh đáng xấu hổ” không còn lừa bịp được ai. Cho nên, không đợi mời, Tàu đã mau mắn bước vào vòng hiệp thương cấp cao thứ 3, tính từ khi Mỹ thay đổi lãnh đạo, với Obama. Kết quả vòng hiệp thương này không có thông cáo chung, nghĩa là hai bên vẫn còn “nắn gân nhau”, chưa có thỏa thuận nào rõ rệt. Tuy nhiên, qua ngôn ngữ xã giao che đậy của cả hai bên, ta có thể biết đại khái : phía Mỹ, kêu gọi Tàu, với tinh thần trách nhiệm, đi vào kinh tế thị trường như mọi người – ngưng đeo bùa “đặc trưng Trung Quốc” – thể hiện phương châm “hòa bình, hợp tác, phát triển” theo nghĩa “phổ quát”, nghĩa là minh bạch, “có thể đoán biết được”, không gây thiệt thòi cho ai; phía Tàu, kêu gọi Mỹ ngưng trách móc lên án Tàu, giữ “trách nhiệm con nợ” cho đàng hoàng, nhất là đừng viện cớ “nhân quyền” mà “xen vào nội bộ” của Tàu. Bên lề hội nghị, nói về “hợp tác quân sự”, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết đã trao đổi thông tin “thẳng thắn”, mong Tàu đừng vì thiếu thông tin mà “tính toán sai lầm” về quân sự, gây “tổn hại không cần thiết” cho hòa bình khu vực. Tóm lại, hai bên đã hiệp thương vòng 3 trong tinh thần “các con bài lật ngửa”. Tuy chưa cam kết hứa hẹn gì, nhưng ít ra Tàu tạm biết “chân tướng” mình đã bị lộ tới đâu, và phải làm gì để “đỡ gạt” trong thế bị động. Tối thiểu, Tàu biết rằng “đồng thuận Bắc Kinh” tuy chưa “phá sản”, nhưng không còn như trước nữa; nghĩa là, khi đã được coi như – hay đã tự xưng như – siêu cường kinh tế thứ nhì thế giới, chỉ sau có Mỹ, thì đương nhiên bị tước bỏ mọi ưu đãi, cho xứng với cương vị của một “siêu cường”. Nói khác đi, muốn được mọi người đối xử như với một “siêu cường tư bản”, Tàu phải đứt khoát “chặt đuôi”, dù đó là đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”, hay “đặc trưng Trung Quốc”. Đã đến lúc hạ tầng kinh tế tư bản “phủ định” thượng tầng kiến trúc “cộng sản”, dù nó “đội lốt” nào, “đeo bùa” gì, dưới danh nghĩa gì.
Nền tảng của chủ nghĩa tư bản là kinh tế thị trường, với nguyên tắc tự do cạnh tranh, trong đó vai trò quản lý của nhà-nước bị hạn chế ở mức tối thiểu. Khi đi vào kinh tế thị trường với khẩu hiệu “giàu có là vinh quang”, thì quyền sở hữu tư phải là “thống soái”. Khi chủ trương kinh tế ba thành phần – tư bản nhà-nước, tư bản tập thể, tư bản cá thể – nhưng lại kèm theo chủ trương “quốc doanh là chủ đạo”, với phương thức “kinh tế kế hoạch tập trung”, khiến cho vi mô với vĩ mô cứ thế mà lủng cà lủng củng, như cái vòng luẩn quẩn, không cách chi mà “điều tiết” cho khỏi trật khớp. Đó là điều đang xảy ra ở cả “bên Tàu” lẫn “bên Ta”. Đó là điều mà tục ngữ Tàu cũng như Ta gọi là “đầu Ngô mình Sở”, giới bình dân gọi là “đầu gà đít vịt”. Đó là hình ảnh của một xã hội “khủng hoảng giá trị” – social value crisis – trong đó, từng cá nhân bị “khủng hoảng căn cước” – identity crisis. Với khủng hoảng này, cái thứ tư duy “đầu tư bản, đuôi cộng sản”, với “logic tuyến tính” – linear – không tìm được lối ra, cứ phải mò mẫm, và từng nói ra miệng là “vừa làm vừa học hỏi”. Loại hình xã hội này, thật khó gọi tên. Có người gọi nó là “cộng sản thoái hóa biến chất”. Người khác gọi là “tư bản giả cầy”. Bản thân kẻ trong cuộc tự đặt tên là “cộng sản quá độ qua tư bản” để “tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Cách gọi tên nào cũng có thể bị coi là “duy ý chí”, hay “chủ quan”, “chụp mũ”. Duy tuần báo The Economist gọi tên nền kinh tế nước Tàu là “Chủ Nghĩa Tư Bản Cây Tre” – Bamboo Capitalism.
Trong số ra ngày 10-3-2011, tuần báo nói trên công nhận kinh tế Tàu thành công kỳ diệu liên tục mấy chục năm qua, nhưng không hoàn toàn nhờ kinh tế kế hoạch tập trung “nặng tay và lộ liễu” từ trên xuống, mà chủ yếu nhờ những “Vương Quốc Doanh Nghiệp Nhỏ” từ dưới bung lên. Tờ báo so sánh kinh tế Tàu giống như Đức, có các Mittelstand - giới “tư sản mại bản” – làm xương sống cho nền kinh tế. Giới này tụ tập thành những cụm kinh doanh tư, như những bụi tre sung mãn mà nhà-nước không cách chi kiềm chế nổi, tương lai sẽ kết thành nền kinh tế cây tre, với tư doanh chủ đạo. Dĩ nhiên, đảng cộng sản không chủ trương như thế, nhưng khi mà đảng ấy đã cho phép đảng viên“làm giàu là vinh quang”, qua các công ty cổ phần, để hình thành cái gọi là kinh tế 3 thành phần, thì ở giữa hai thành phần công và tư, có mặt nhiều “nhóm lợi ích”, được gọi tên là tư bản đỏ. Trên chóp bu cứ việc đưa chủ trương nhà-nước chủ đạo, nhưng vào thực tế, các cấp bộ đảng lại cứ “mắt nhắm mắt mở” bao che cho nhau “qua mặt nhà-nước”, bất chấp luôn luật pháp, trở thành các “đại gia” – tycoon – đoạt quyền chủ đạo của cả nhà-nước lẫn đảng cầm quyền. Tình hình trước mắt đã đẩy “thiên triều Đại Hán” về thế thủ, phải đối phó với những mầm biến loạn nội tại, mọc ra từ những “mâu thuẫn bẩm sinh” của “chủ nghĩa tư bản giả cầy”. Nhiều nhà “lý luận” Tàu đang hùng hồn hô hào chặt bỏ hết các bụi tre “phản động”, nhưng tuần báo The Economist cho rằng làm thế là “tự hoại”. Để xem nước Tàu sẽ đi theo hướng nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét