Pages

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

VN cấ́m 6 đối tượng làm cho nước ngoài

Những người đã bị kết án về các tội an ninh quốc gia sẽ không thể làm việc cho nước ngoài
Chính quyền Việt Nam vừa ra lệnh cấm công dân thuộc một số đối tượng nhất định làm việc cho các tổ chức hay cá nhân nước ngoài có văn phòng ở trong nước, Cổng thông tin điện tử Chính phủ vừa loan báo.
Mục tiêu của lệnh cấm này, vốn sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/9, dường như là vì mục đích an ninh quốc gia và bảo vệ chế độ.

Sáu nhóm đối tượng


Cụ thể, có sáu nhóm đối tượng nằm trong phạm vi lệnh cấm này, bao gồm:
Đây là nghị định dưới luật do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký để cụ thể hóa một số điều của Bộ Luật Lao động Việt Nam.
Một là những người phục vụ trong Quân đội và Công an bao gồm cả sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân và công nhân, viên chức.
Hai là cán bộ, công chức nhà nước theo quy định của Luật cán bộ, công chức.
Ba là những người làm các công việc ‘liên quan đến bí mật nhà nước’. Tuy nhiên Nghị định không nói rõ những ngành nghề nào là có liên quan đến bí mật nhà nước.
Ngay cả vợ hoặc chồng của của những người ở nhóm đối tượng thứ ba cũng bị cấm và được xếp vào đối tượng cấm thứ tư.
Năm là những người từng bị kỷ luật vì ‘tiết lộ bí mật nhà nước’ hoặc xâm phạm ‘an ninh quốc gia’.
Nhóm đối tượng cuối cùng nằm trong lệnh cấm là những người đang bị truy cứu hình sự, những người đã bị kết án tù hoặc chưa được xóa án tích...
Nghị định này do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành
Hai nhóm đối tượng cuối này được các nhà quan sát cho là chủ yếu nhằm vào những nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền đã bị chính quyền truy tố và xét xử các tội về ‘an ninh quốc gia’.
Ngoài ra, Nghị định này cũng nói rõ các tổ chức, cá nhân nước ngoài nào không được phép tuyển dụng sáu nhóm đối tượng trên, trong đó có các đại sứ quán, lãnh sự quán các nước, văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế, các cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ...

‘Phải là luật của Quốc hội’

Trao đổi với BBC từ Hà Nội, luật sư Trần Vũ Hải nói việc chính phủ ra nghị định này là ‘không phù hợp với Hiến pháp’.
Theo giải thích của luật sư Hải thì mặc dù bản Hiến pháp năm 2013 viết rằng ‘quyền của công dân có thể bị hạn chế để đảm bảo an ninh quốc gia hay trật tự xã hội’ nhưng ‘quyền làm việc là quyền đương nhiên của công dân’.
“Muốn hạn chế thì phải ban hành luật,” ông nói, “Việc hạn chế (quyền đương nhiên của công dân) phải quy định trong Bộ Luật Lao động hoặc luật nào đó do Quốc hội ban hành chứ không phải Nghị định của chính phủ.”
Quyền làm việc là quyền đương nhiên của công dân Việt Nam
“Các cơ quan phải giải trình việc hạn chế quyền đó phải có những lý do xuất phát từ những quy định của Hiến pháp,” ông nói thêm.
Ông cũng nêu vấn đề trong Nghị định này của Chính phủ là hạn chế quyền làm việc của cả ‘những người không có liên quan gì đến an ninh quốc gia, không biết qua bí mật’.
Đối những người đã chấp hành hình phạt tù vốn cũng thuộc một trong sáu nhóm đối tượng, Luật sư Hải lập luận rằng họ ‘đã bị hình phạt rồi thì không thể trừng phạt nữa là cấm lao động trừ khi tòa án có nói rõ ràng’.
Một điểm không hợp lý nữa của Nghị định này, theo ông Hải, là các tổ chức nước ngoài phải đi thẩm tra lý lịch các ứng viên mà họ vốn ‘không có trách nhiệm phải làm’ vì họ ‘không phải xin giấy phép lao động cho nhân viên của họ từ cơ quan nào đó’.

Không có nhận xét nào: