Trong một tuyên bố chính thức, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tự hỏi : « Một số quốc gia bên ngoài khu vực đã không thể ngồi yên mà lại đến đây để kích động các mối căng thẳng. Dụng tâm của họ há chẳng phải là gây nên tình trạng hỗn loạn hay sao ? »
Ngoại trưởng Trung Quốc nói tiếp : « Các quốc gia ngoài khu vực có thể bày tỏ các mối quan ngại hợp lý, nhưng chúng tôi – tức là Trung Quốc – phản đối mọi hành vi ngông nghênh cáo buộc (người khác) ». Đối với ông Vương Nghị, Trung Quốc và ASEAN « có đủ khả năng và sự khôn ngoan để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông ».
Dù không nêu đích danh nước nào, nhưng rõ ràng lời lẽ nặng nề của Ngoại trưởng Trung Quốc nhắm vào Hoa Kỳ, nước vừa mới lên tiếng can thiệp vào hồ sơ Biển Đông nhân loạt hội nghị cấp ngoại trưởng do Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN tổ chức tại Miến Điện trong tuần qua, và kết thúc vào hôm qua, 10/08/2014.
Tranh thủ mọi cuộc họp có ông tham dự, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã liên tục kêu gọi các bên tranh chấp tại Biển Đông là nên « tự kiềm chế » để tránh gây nên tình trạng bất ổn. Ông John Kerry còn kêu gọi các bên tiến tới một thỏa thuận đa phương nhằm đình chỉ mọi hành động có thể làm tình hình trở nên « phức tạp » và làm cho « căng thẳng leo thang ».
Nếu trong phát biểu của mình, Ngoại trưởng Vương Nghị không nêu đích danh Hoa Kỳ, thì báo chí Nhà nước Trung Quốc không ngần ngại chỉ rõ đối tượng chỉ đối tượng là ai. Tân Hoa Xã chẳng hạn, đã công bố một phân tích mang tựa đề : « Bắc Kinh bác bỏ đề nghị của Mỹ về « đóng băng » Biển Đông ».
Trung Quốc cực lực phản đối đàm phán đa phương
Vào hôm nay, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng lập lại quan điểm phản đối dữ dội của Bắc Kinh đối với phương án thảo luận đa phương nhằm giải quyết về tranh chấp Biển Đông. Cho đến nay, Trung Quốc luôn luôn khẳng định rằng tranh chấp chỉ có thể được giải quyết bằng các cuộc đàm phán song phương trực tiếp giữa các nước có liên quan.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, công khai phủ nhận tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng, từ Brunei, Malaysia cho đến Philippines, Việt Nam.
Tình hình đặc biệt căng thẳng trong những tháng gần đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội, sau khi Trung Quốc kéo một giàn khoan dầu vào hạ đặt sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, điều đã khiến Mỹ cứng rắn hơn trong việc can dự và hồ sơ Biển Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc nói tiếp : « Các quốc gia ngoài khu vực có thể bày tỏ các mối quan ngại hợp lý, nhưng chúng tôi – tức là Trung Quốc – phản đối mọi hành vi ngông nghênh cáo buộc (người khác) ». Đối với ông Vương Nghị, Trung Quốc và ASEAN « có đủ khả năng và sự khôn ngoan để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông ».
Dù không nêu đích danh nước nào, nhưng rõ ràng lời lẽ nặng nề của Ngoại trưởng Trung Quốc nhắm vào Hoa Kỳ, nước vừa mới lên tiếng can thiệp vào hồ sơ Biển Đông nhân loạt hội nghị cấp ngoại trưởng do Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN tổ chức tại Miến Điện trong tuần qua, và kết thúc vào hôm qua, 10/08/2014.
Tranh thủ mọi cuộc họp có ông tham dự, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã liên tục kêu gọi các bên tranh chấp tại Biển Đông là nên « tự kiềm chế » để tránh gây nên tình trạng bất ổn. Ông John Kerry còn kêu gọi các bên tiến tới một thỏa thuận đa phương nhằm đình chỉ mọi hành động có thể làm tình hình trở nên « phức tạp » và làm cho « căng thẳng leo thang ».
Nếu trong phát biểu của mình, Ngoại trưởng Vương Nghị không nêu đích danh Hoa Kỳ, thì báo chí Nhà nước Trung Quốc không ngần ngại chỉ rõ đối tượng chỉ đối tượng là ai. Tân Hoa Xã chẳng hạn, đã công bố một phân tích mang tựa đề : « Bắc Kinh bác bỏ đề nghị của Mỹ về « đóng băng » Biển Đông ».
Trung Quốc cực lực phản đối đàm phán đa phương
Vào hôm nay, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng lập lại quan điểm phản đối dữ dội của Bắc Kinh đối với phương án thảo luận đa phương nhằm giải quyết về tranh chấp Biển Đông. Cho đến nay, Trung Quốc luôn luôn khẳng định rằng tranh chấp chỉ có thể được giải quyết bằng các cuộc đàm phán song phương trực tiếp giữa các nước có liên quan.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, công khai phủ nhận tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng, từ Brunei, Malaysia cho đến Philippines, Việt Nam.
Tình hình đặc biệt căng thẳng trong những tháng gần đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội, sau khi Trung Quốc kéo một giàn khoan dầu vào hạ đặt sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, điều đã khiến Mỹ cứng rắn hơn trong việc can dự và hồ sơ Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét