Khởi động tuần làm việc mới, Việt Nam thông báo việc cử một quan chức cấp cao trong Đảng Cộng Sản sang Bắc Kinh đề thúc đẩy mối quan hệ “ có lợi “ giữa hai nước. Cũng trong cùng ngày, Việt Nam trong vai trò chủ nhà đã tiếp đón phái đoàn cấp cao đến từ Ấn Độ, chuyến thăm mới nhất trong một loạt các chuyến thăm hữu nghị từ các nước có chung sự bất bình với Trung Quốc và yêu sách lãnh thổ ngang ngược của họ.
Seth Grae, nhà cố vấn năng lượng Mỹ, người đứng đầu nhóm Lightbridge, đã dành hơn 1 năm để thương lượng thỏa thuận về việc tư vấn cho chính phủ Việt Nam về phát triển năng lượng hạt nhân cho mục đích dân sự. Trong suốt nhiều tháng, ông không chắc khi nào các nhà chức trách Việt Nam đồng ý kí kết bản thỏa thuận sơ bộ. Cho đến ngày 12 tháng 8, ông nhận được tin bản thảo thuận đã được kí cách đó chính xác 2 ngày.
Lễ kí kết diễn ra vào ngày 14 tháng 8 trùng với chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ sau khi người Mỹ chiến đấu trong chiến tranh tại đây của tướng Martin Dempsey,vị chủ tịch đầu tiên của tham mưu liên quân Mỹ. Theo ông Grae, đây có thể là sự trùng hợp khéo léo, và cũng có thể không. Cả Việt Nam và Mỹ đều nôn nóng công khai sự hợp tác cả về kinh tế cũng như quân sự ngay sau khi Trung Quốc quyết định đặt dàn khoan dầu lớn ở vùng biển tranh chấp trên biển Đông. Trung Quốc và các nước láng giềng không ngừng tranh cãi về việc bên nào sở hữu phần nào trên biển, nhưng vị trí dàn khoan đầu tháng năm chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý ( 222 km) và rất gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền và đã từng bất thường gây hấn. Sự việc này đã gây ra làn song biểu tình chống Trung Quốc trên các thành phố lớn của Việt Nam và bạo loạn ở nhiều khu công nghiệp. Ít nhất 4 công nhân đã thiệt mạng trong vụ bạo động ở miền trung Việt Nam.
Ngày 15 tháng 7, Trung Quốc dời dàn khoan 1 tỷ USD, 1 tháng trước thời hạn. Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã giải thích rằng sự dịch chuyển vị trí này là nhằm bảo vệ dàn khoan khỏi cơn bão. Dingding Chen đến từ đại học Macau đã viết trên tờ The Diplomat rằng toàn bộ sự kiện dàn khoan dầu nói chung đều nhất quán với những gia tăng động thái đáng chú ý trong những năm gần đây để bảo vệ những yêu sách lãnh thổ của họ; ông ta cho rằng những lý do chính xác cho sự chuyển hướng sớm của dàn khoan là vì nó không mấy quan trọng xét trên toàn cảnh lớn.
Các nhà phân tích khác, bao gồm cơ quan ngoại giao thường trú tại Hà Nội, nghi ngờ rằng sự việc này có ám chỉ đáng kể đến mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc. Họ muốn biết có phải Trung Quốc rời dàn khoan là để tạo bất hòa trong nòng cốt những đảng viên bảo thủ đang cầm quyền trong ĐCSVN, khi mà nhiều người trong số họ đang kịch liệt ủng hộ giữ quan hệ vững chắc với hàng xóm phía bắc. Đọc đến đây, có thể thấy được cử chỉ hòa giải khi bộ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam trì hoãn chuyến thăm Washington dự định trong mùa hè này, người đã nhận được lời mời từ ngoại trưởng Mỹ trong tháng 5.
Ngày 25 tháng 8, Việt Nam thông báo cử quan chức cấp cao của Đảng tới Bắc Kinh thúc đẩy mối quan hệ song phương “ có lợi” đồng thời ngăn ngừa sự kiện dàn khoan tái diễn. Tuy nhiên với những người dân Việt Nam,trong lịch sử đã chịu sự xâm lược của Trung Quốc lo lắng rằng sự kiện này tạo ra tình trạng căng thẳng mới.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã lên án Trung Quốc vì những hành động của họ trong các cuộc họp gần đây của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Song với quan điểm đề cao chủ nghĩa dân tộc, một số trí thức và chính trị gia Việt Nam nổi tiếng đã đề xuất lên thủ tướng, người đại diện cho phe nới lỏng quan hệ với phương Tây trong Đảng, cần có lập trường rõ ràng hơn. Ngày 28 tháng 7, 61 Đảng viên đã đưa lên đề xuất mở để thuyết phục chính phủ “thoát ra” khỏi phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc và phản đối yêu sách lãnh thổ của họ ở tòa án quốc tế – điều này có khả năng trở thành bước quyết định lịch sử cho mối quan hệ Trung – Việt.
Việc thoát li khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc có thể như lời gợi ý tạo quan hệ gần gũi hơn với các cường quốc khác. Nhưng Việt Nam đã né tránh việc tạo ra các liên minh quân sự chính thức, hình thức cho phép căn cứ quân sự nước ngoài lực lượng phòng vệ của họ chủ động điều phối. Thay vào đó Việt Nam tập hợp “ sự hợp tác” ở các mức độ khác nhau với các quốc gia khác,trong đó có các thể lực lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn độ – chủ trương theo đuổi từng bước một,tiếp tới đa phương trong ngoại giao quốc tế.
Seth Grae, nhà cố vấn năng lượng Mỹ, người đứng đầu nhóm Lightbridge, đã dành hơn 1 năm để thương lượng thỏa thuận về việc tư vấn cho chính phủ Việt Nam về phát triển năng lượng hạt nhân cho mục đích dân sự. Trong suốt nhiều tháng, ông không chắc khi nào các nhà chức trách Việt Nam đồng ý kí kết bản thỏa thuận sơ bộ. Cho đến ngày 12 tháng 8, ông nhận được tin bản thảo thuận đã được kí cách đó chính xác 2 ngày.
Lễ kí kết diễn ra vào ngày 14 tháng 8 trùng với chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ sau khi người Mỹ chiến đấu trong chiến tranh tại đây của tướng Martin Dempsey,vị chủ tịch đầu tiên của tham mưu liên quân Mỹ. Theo ông Grae, đây có thể là sự trùng hợp khéo léo, và cũng có thể không. Cả Việt Nam và Mỹ đều nôn nóng công khai sự hợp tác cả về kinh tế cũng như quân sự ngay sau khi Trung Quốc quyết định đặt dàn khoan dầu lớn ở vùng biển tranh chấp trên biển Đông. Trung Quốc và các nước láng giềng không ngừng tranh cãi về việc bên nào sở hữu phần nào trên biển, nhưng vị trí dàn khoan đầu tháng năm chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý ( 222 km) và rất gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền và đã từng bất thường gây hấn. Sự việc này đã gây ra làn song biểu tình chống Trung Quốc trên các thành phố lớn của Việt Nam và bạo loạn ở nhiều khu công nghiệp. Ít nhất 4 công nhân đã thiệt mạng trong vụ bạo động ở miền trung Việt Nam.
Ngày 15 tháng 7, Trung Quốc dời dàn khoan 1 tỷ USD, 1 tháng trước thời hạn. Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã giải thích rằng sự dịch chuyển vị trí này là nhằm bảo vệ dàn khoan khỏi cơn bão. Dingding Chen đến từ đại học Macau đã viết trên tờ The Diplomat rằng toàn bộ sự kiện dàn khoan dầu nói chung đều nhất quán với những gia tăng động thái đáng chú ý trong những năm gần đây để bảo vệ những yêu sách lãnh thổ của họ; ông ta cho rằng những lý do chính xác cho sự chuyển hướng sớm của dàn khoan là vì nó không mấy quan trọng xét trên toàn cảnh lớn.
Các nhà phân tích khác, bao gồm cơ quan ngoại giao thường trú tại Hà Nội, nghi ngờ rằng sự việc này có ám chỉ đáng kể đến mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc. Họ muốn biết có phải Trung Quốc rời dàn khoan là để tạo bất hòa trong nòng cốt những đảng viên bảo thủ đang cầm quyền trong ĐCSVN, khi mà nhiều người trong số họ đang kịch liệt ủng hộ giữ quan hệ vững chắc với hàng xóm phía bắc. Đọc đến đây, có thể thấy được cử chỉ hòa giải khi bộ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam trì hoãn chuyến thăm Washington dự định trong mùa hè này, người đã nhận được lời mời từ ngoại trưởng Mỹ trong tháng 5.
Ngày 25 tháng 8, Việt Nam thông báo cử quan chức cấp cao của Đảng tới Bắc Kinh thúc đẩy mối quan hệ song phương “ có lợi” đồng thời ngăn ngừa sự kiện dàn khoan tái diễn. Tuy nhiên với những người dân Việt Nam,trong lịch sử đã chịu sự xâm lược của Trung Quốc lo lắng rằng sự kiện này tạo ra tình trạng căng thẳng mới.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã lên án Trung Quốc vì những hành động của họ trong các cuộc họp gần đây của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Song với quan điểm đề cao chủ nghĩa dân tộc, một số trí thức và chính trị gia Việt Nam nổi tiếng đã đề xuất lên thủ tướng, người đại diện cho phe nới lỏng quan hệ với phương Tây trong Đảng, cần có lập trường rõ ràng hơn. Ngày 28 tháng 7, 61 Đảng viên đã đưa lên đề xuất mở để thuyết phục chính phủ “thoát ra” khỏi phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc và phản đối yêu sách lãnh thổ của họ ở tòa án quốc tế – điều này có khả năng trở thành bước quyết định lịch sử cho mối quan hệ Trung – Việt.
Việc thoát li khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc có thể như lời gợi ý tạo quan hệ gần gũi hơn với các cường quốc khác. Nhưng Việt Nam đã né tránh việc tạo ra các liên minh quân sự chính thức, hình thức cho phép căn cứ quân sự nước ngoài lực lượng phòng vệ của họ chủ động điều phối. Thay vào đó Việt Nam tập hợp “ sự hợp tác” ở các mức độ khác nhau với các quốc gia khác,trong đó có các thể lực lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn độ – chủ trương theo đuổi từng bước một,tiếp tới đa phương trong ngoại giao quốc tế.
Khi dàn khoan dầu đầu tiên xuất hiện vào đầu tháng 5,một số Đảng viên trong chính phủ của thủ tướng Dũng đã trì hoãn bình luận công khai một cách đáng chú ý; phản ứng đầu tiên của họ là đợi giải thích từ phía Trung Quốc. Trần Ngọc Anh, chuyên gia Việt Nam công tác tại đại học Indiana cho rằng ĐCSVN đã không triển khai bất cứ một chiến lược rõ ràng và hiệu quả nào để đáp trả hành động gây hấn lãnh thổ của Trung Quốc. Ông còn bổ sung thêm việc một số Đảng viên lo ngại rằng chiến lược củng cố mối quan hệ với Mỹ và các chính quyền nước ngoài có thể chọc tức Trung Quốc, quốc gia vẫn luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên việc này không cản trở Việt Nam trong vai trò chủ nhà tiếp đón phái đoàn cấp cao từ 3 cường quốc cùng chung mục đích phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc là Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ trong tháng này.
Ngày 1 tháng 8, ngoại trưởng Nhật Bản, Fumio Kishida trong chuyến thăm Hà Nội đã thông báo Nhật Bản, bản thân cũng có những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, sẵn sàng cung cấp 6 tàu hải quân cho Việt Nam. Carl Thayer, một chuyên gia phân tích kì cựu của Việt Nam cho hay mỗi con tàu này chỉ nặng trong khoảng 600 đến 800 tấn, trong khi tàu tuần tra của Trung Quốc vào khoảng 2000 tấn. Còn cơ quan ngoại giao phương Tây tại Hà Nội cho rằng thật ngây thơ khi không nhận thấy hàm ý trong các thông báo quân sự .
2 tuần sau đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, Dempsey đã lên tiếng ủng hộ “ cải thiện vững chắc” mối quan hệ của Mỹ với lực lượng vũ trang Việt nam, rằng “lãnh thổ biển” đại diện cho “ lợi ích an ninh chung lớn nhất” giữa 2 quốc gia.Ông cũng thừa nhận “cái bóng của Trung Quốc” xảy ra làm ảnh hưởng đến tương tác với các viên chức Việt Nam.
Phát biểu của Dempsey có vẻ thằng thắn hơn so với bình luận của nhà đồng cấp tiền nhiệm Leon Panetta. Panetta đã từ chối đề cập đến Trung Quốc trong bài ca ngợi được ông thực hiện trên chuyến tàu chở hàng của Mỹ gần bờ biển Việt Nam vào tháng 11 năm 2011. Mặc dù vậy, các đại lý vũ khí của Mỹ lại không có khả năng cung cấp vũ khí tiên tiến cho Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn. Và tốc độ của quá trình hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và các liên minh khác cuối cùng lại phụ thuộc vào sự chèn ép hung hăng của Bắc Kinh khi thực hiện yêu sách lãnh thổ biển đông.
Ngày 24 tháng 8, bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ, Sushma Swaraj đã có chuyến thăm 3 ngày tới Hà Nội nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại và quốc phòng. Trước đó vài ngày, Việt nam đã gia hạn hợp đồng thuê cho phép Ấn Độ thăm dò 2 khối dầu ngoài biển Đông. 19 nhà ngoại giao Ấn Độ từ Nam và Đông Nam Á được trông đợi sẽ tụ họp ở Hà Nội vào ngày 26 tháng 8, trong một dấu hiệu rõ ràng khác rằng Ấn Độ cũng giống như Nhật Bản và Mỹ cảnh giác với sự xuất hiện của lực lượng quân sự Trung Quốc, cũng coi Việt Nam là một phần quan trọng của chiến lược.
Nhịp độ tiến triển của quá trình Việt Nam khởi động chiến lược hợp tác với Mỹ, Nhât và các đồng mình khác một cách cơ bản phụ thuộc vào thái độ gây hấn của Trung Quốc khi tuyên bố yêu sách về biển Đông. Nhưng những nhà cải cách và hoạt động Việt Nam trong lúc này vẫn cố gắng sử dụng quan điểm phản đối Trung Quốc để dùng phục vụ cho các chương trình nghị sự trong nước. Ngày 8 tháng 8, một nhóm 10 tổ chức xã hội Việt Nam đã viết thư ngỏ đến hai thượng nghị sĩ John McCain và Sheldon Whitehouse, người đã đến Việt Nam, tranh luận việc Mỹ nâng lệnh cấm vận về vũ khí chết người cho đến khi phía Việt Nam phóng thích các tù nhân bị tra tấn lương tâm và bỏ đi 1 số điều luật an ninh quốc gia mơ hồ mà tiêu biểu được sử dụng làm cái cớ để bắt giữ những người bất đồng quan điểm về chính trị.
Dù Việt Nam có đồng ý nhượng bộ, cung cấp bằng chứng về sự tự nguyện thực thi các biện pháp cứng rắn với Trung Quốc hay không thì theo Thayer, “trận chiến lớn” giữa những nhà chính trị quyền lực về hướng đi lâu dài của chiến lược ngoại giao của đất nước họ khó có thể giải quyết.
Tuy nhiên việc này không cản trở Việt Nam trong vai trò chủ nhà tiếp đón phái đoàn cấp cao từ 3 cường quốc cùng chung mục đích phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc là Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ trong tháng này.
Ngày 1 tháng 8, ngoại trưởng Nhật Bản, Fumio Kishida trong chuyến thăm Hà Nội đã thông báo Nhật Bản, bản thân cũng có những tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, sẵn sàng cung cấp 6 tàu hải quân cho Việt Nam. Carl Thayer, một chuyên gia phân tích kì cựu của Việt Nam cho hay mỗi con tàu này chỉ nặng trong khoảng 600 đến 800 tấn, trong khi tàu tuần tra của Trung Quốc vào khoảng 2000 tấn. Còn cơ quan ngoại giao phương Tây tại Hà Nội cho rằng thật ngây thơ khi không nhận thấy hàm ý trong các thông báo quân sự .
2 tuần sau đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, Dempsey đã lên tiếng ủng hộ “ cải thiện vững chắc” mối quan hệ của Mỹ với lực lượng vũ trang Việt nam, rằng “lãnh thổ biển” đại diện cho “ lợi ích an ninh chung lớn nhất” giữa 2 quốc gia.Ông cũng thừa nhận “cái bóng của Trung Quốc” xảy ra làm ảnh hưởng đến tương tác với các viên chức Việt Nam.
Phát biểu của Dempsey có vẻ thằng thắn hơn so với bình luận của nhà đồng cấp tiền nhiệm Leon Panetta. Panetta đã từ chối đề cập đến Trung Quốc trong bài ca ngợi được ông thực hiện trên chuyến tàu chở hàng của Mỹ gần bờ biển Việt Nam vào tháng 11 năm 2011. Mặc dù vậy, các đại lý vũ khí của Mỹ lại không có khả năng cung cấp vũ khí tiên tiến cho Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn. Và tốc độ của quá trình hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và các liên minh khác cuối cùng lại phụ thuộc vào sự chèn ép hung hăng của Bắc Kinh khi thực hiện yêu sách lãnh thổ biển đông.
Ngày 24 tháng 8, bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ, Sushma Swaraj đã có chuyến thăm 3 ngày tới Hà Nội nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại và quốc phòng. Trước đó vài ngày, Việt nam đã gia hạn hợp đồng thuê cho phép Ấn Độ thăm dò 2 khối dầu ngoài biển Đông. 19 nhà ngoại giao Ấn Độ từ Nam và Đông Nam Á được trông đợi sẽ tụ họp ở Hà Nội vào ngày 26 tháng 8, trong một dấu hiệu rõ ràng khác rằng Ấn Độ cũng giống như Nhật Bản và Mỹ cảnh giác với sự xuất hiện của lực lượng quân sự Trung Quốc, cũng coi Việt Nam là một phần quan trọng của chiến lược.
Nhịp độ tiến triển của quá trình Việt Nam khởi động chiến lược hợp tác với Mỹ, Nhât và các đồng mình khác một cách cơ bản phụ thuộc vào thái độ gây hấn của Trung Quốc khi tuyên bố yêu sách về biển Đông. Nhưng những nhà cải cách và hoạt động Việt Nam trong lúc này vẫn cố gắng sử dụng quan điểm phản đối Trung Quốc để dùng phục vụ cho các chương trình nghị sự trong nước. Ngày 8 tháng 8, một nhóm 10 tổ chức xã hội Việt Nam đã viết thư ngỏ đến hai thượng nghị sĩ John McCain và Sheldon Whitehouse, người đã đến Việt Nam, tranh luận việc Mỹ nâng lệnh cấm vận về vũ khí chết người cho đến khi phía Việt Nam phóng thích các tù nhân bị tra tấn lương tâm và bỏ đi 1 số điều luật an ninh quốc gia mơ hồ mà tiêu biểu được sử dụng làm cái cớ để bắt giữ những người bất đồng quan điểm về chính trị.
Dù Việt Nam có đồng ý nhượng bộ, cung cấp bằng chứng về sự tự nguyện thực thi các biện pháp cứng rắn với Trung Quốc hay không thì theo Thayer, “trận chiến lớn” giữa những nhà chính trị quyền lực về hướng đi lâu dài của chiến lược ngoại giao của đất nước họ khó có thể giải quyết.
Dịch bởi CTV Phía Trước
Theo The Economist
(Tạp chí Phía trước)
Theo The Economist
(Tạp chí Phía trước)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét