TS Trần Công Trục nhận định, việc Trung Quốc tổ chức hội thảo chỉ là cách để đánh lạc hướng dư luận quốc tế, một cách che đậy những gì đang làm trên Biển Đông.
Ngày 21/8, Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc và Trung tâm sáng tạo hiệp đồng nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc tổ chức “Hội thảo nghiên cứu quốc tế trọng tài Biển Đông Trung Quốc-Philippines" thu hút hơn 40 học giả đến từ nhiều quốc gia. Trước đó, Philippin đã chủ động kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế...
Vậy việc tổ chức hội thảo lần này của Trung Quốc với mác "khoa học" đang nhằm mục đích gì?
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban biên giới Quốc gia nhận định, mục đích đầu tiên là Trung Quốc tổ chức hội thảo nhằm phân bua với thế giới về việc bị Philippin kiện ra tòa án quốc tế, và vì sao Trung Quốc từ chối vụ kiện này?
"Trung Quốc giờ đây đang trở lại với việc mà họ đã quyết định từ trước là từ chối vụ kiện, họ đã công bố khắp thế giới, nhưng bây giờ lại tổ chức hội thảo gắn mác khoa học để thảo luận (thực chất là thanh minh). Như vây, Trung Quốc tổ chức hội thảo không nhằm tìm ra sự thật (vốn có của lịch sử) để điều chỉnh hành vi theo các quan điểm khoa học, mà rõ ràng chỉ là một việc làm mang tính chất đối phó với dư luận quốc tế. Điều này chứng tỏ Trung Quốc đang bị động, và tranh thủ ý kiến của một số nhà học giả để làm rối nhiễu thông tin", TS Trục nhận định.
Ngày 21/8, Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc và Trung tâm sáng tạo hiệp đồng nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc tổ chức “Hội thảo nghiên cứu quốc tế trọng tài Biển Đông Trung Quốc-Philippines" thu hút hơn 40 học giả đến từ nhiều quốc gia. Trước đó, Philippin đã chủ động kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế...
Vậy việc tổ chức hội thảo lần này của Trung Quốc với mác "khoa học" đang nhằm mục đích gì?
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban biên giới Quốc gia nhận định, mục đích đầu tiên là Trung Quốc tổ chức hội thảo nhằm phân bua với thế giới về việc bị Philippin kiện ra tòa án quốc tế, và vì sao Trung Quốc từ chối vụ kiện này?
"Trung Quốc giờ đây đang trở lại với việc mà họ đã quyết định từ trước là từ chối vụ kiện, họ đã công bố khắp thế giới, nhưng bây giờ lại tổ chức hội thảo gắn mác khoa học để thảo luận (thực chất là thanh minh). Như vây, Trung Quốc tổ chức hội thảo không nhằm tìm ra sự thật (vốn có của lịch sử) để điều chỉnh hành vi theo các quan điểm khoa học, mà rõ ràng chỉ là một việc làm mang tính chất đối phó với dư luận quốc tế. Điều này chứng tỏ Trung Quốc đang bị động, và tranh thủ ý kiến của một số nhà học giả để làm rối nhiễu thông tin", TS Trục nhận định.
TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban Biên giới Quốc gia: Kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế là một biện pháp chống chiến tranh. Ảnh: Ngọc Quang. |
Cũng theo TS Trục, nhìn vào diễn biến các mối quan hệ ngoại giao thời gian vừa qua và sự phản ứng mạnh mẽ của các nước có quyền lợi trên Biển Đông, Trung Quốc rất sợ các quốc gia thuộc ASEAN sẽ theo gương Philippin kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
TS Trục phân tích: "Trung Quốc không bao giờ muốn đưa ra cơ quan tài phán quốc tế những vấn đề ở Biển Đông mà chỉ muốn đàm phán riêng lẻ, tuy nhiên giờ đây các quốc gia có biển trong khu vực ASEAN đều đã thấy rõ mưu đồ của Trung Quốc nên sẽ cảnh giác cao với những âm mưu tiếp theo của nước này.
Gần đây, Trung Quốc lại đánh tiếng muốn đàm phán với ASEAN và sẵn sàng ký kết COC, điều đó cho thấy rõ rằng nước này cố gắng đưa vấn đề Biển Đông trở lại bàn đàm phán khu vực, nhằm tránh sự can thiệp của các quốc gia khác trên thế giới, mà cụ thể là Mỹ.
Nhưng đó dường như là nước cờ quá lộ liễu của Trung Quốc, nhằm che đậy những việc làm sai trái trên Biển Đông, bằng chứng là sự chủ động gây hấn với những quốc gia có biển. Trung Quốc trước sau vẫn sẽ tìm cách chiếm hữu Biển Đông, tìm mọi cách hoàn thành đường lưỡi bò để trở thành bá chủ thế giới, đó là mưu đồ quá rõ".
Kiện Trung Quốc là biện pháp tránh chiến tranh
Bình luận về việc Trung Quốc rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, TS Trần Công Trục cho rằng, đây chỉ là một bước lùi tạm thời, mà bằng chứng là nước này không thừa nhận sự sai trái khi đưa giàn khoan xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan và nhiều tàu quân sự vào biển nước ta, nhưng lại phớt lờ các yêu cầu đàm phán ngoại giao mặc dù chúng ta có hơn 30 lần đặt ra yêu cầu này, đó là hành động leo thang mới nguy hiểm mà Trung Quốc đã có dự tính. Vì vậy, việc Trung Quốc rút giàn khoan thực chất chỉ là một sự toan tính chứ không phải vì tôn trọng luật pháp quốc tế, không phải vì hòa bình quốc tế", TS Trục nói.
Theo quan điểm của TS Trần Công Trục, Việt Nam cần kiên trì với mục tiêu kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế.
"Kiện Trung Quốc là một việc làm đúng đắn không còn phải bàn nữa, chỉ có điều chọn thời điểm nào thuận lợi nhất mới cần phải tính toán, bởi việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý cần phải có thời gian, đồng thời chúng ta cũng phải lường trước những âm mưu xấu xa mà Trung Quốc có thể tiếp tục gây ra nhằm ngăn cản vụ kiện.
Việc Philippin kiện Trung Quốc là một đòn giáng mạnh vào uy tín chính trị của nước này, nếu tiếp tục bị các nước khác kiện, Trung Quốc sẽ gặp nhiều vấn đề về mặt ngoại giao với thế giới", TS Trục nhận định.
Không chỉ chủ động gây hấn trên Biển Đông, chiếm đóng trái phép các vùng biển của Việt Nam, mà Trung Quốc còn xuyên tạc sự thật về chủ quyền để nhân dân Trung Quốc hiểu lầm về chủ quyền trên biển.
Trước những ý kiến cho rằng, Trung Quốc rất có thể sẽ phớt lờ phán quyết của các tổ chức tài phán quốc tế hoặc từ chối vụ kiện như cách đang ứng xử khi bị Philippin kiện, TS Trục cho hay: "Với âm mưu áp đặt đường lưỡi bò trên Biển Đông, không có gì đáng ngạc nhiên nếu Trung Quốc tìm mọi thủ đoạn né tránh phải thực thi luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần kiện Trung Quốc vì hai lý do: Thứ nhất, đây là biện pháp hòa bình, nhằm công bố chính thức với thế giới về chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua đó, thế giới thêm một lần nữa hiểu rõ bản chất những hành vi nham hiểm của Trung Quốc, và tôi tin rằng trong một thế giới coi trọng quan hệ hợp tác như hiện nay thì Trung Quốc không thể mãi phớt lờ dư luận quốc tế, nếu không muốn bị cô lập chính trị.
Thứ hai, vụ kiện này sẽ giúp cho chính nhân dân Trung Quốc nhìn ý đồ của một nhóm lãnh đạo Trung Quốc đang chạy theo con đường cực đoan, nhằm chiếm đoạt lãnh thổ Việt Nam.
Tôi tin rằng, đa phần người dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, họ sẽ bày tỏ thái độ phản đối sự áp đặt vô lý của nhà cầm quyền Trung Quốc có thể gây ra xung đột và đe dọa tính mạng con em họ".
Ngọc Quang
(Giáo Dục)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét