∇ Nghe Bài Này
|
Lo sợ với chất lượng thực phẩm ngoài chợ, nhiều người Việt Nam tìm đến các nguồn hàng bán thực phẩm sạch. Các cửa hàng nhỏ, lẻ, phần lớn do các chị em văn phòng mở ra, manh mún gia tăng.
Vấn đề vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam càng ngày càng khiến người dân lo ngại. Đặc biệt là ngày càng có nhiều những bản tin về thịt thối, đậu ướp hoá chất, rau phun thuốc lan tràn trên báo chí. Chị Trần Thanh, ở Hà Nội, cho biết từ lâu chị không dám đi mua hàng ngoài chợ.
Thanh: Mình từ lâu lắm rồi không đi chợ, chủ yếu là ra các cửa hàng thực phẩm sạch, ra siêu thị để mua rau, mua thực phẩm sạch. Mua thế thôi để có cảm giác yên tâm nhưng mà có sạch hay không cũng không chắc.
Cái vấn đề về vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam bây giờ rất tệ. Rau thì phun thuốc, rồi thực phẩm ở chợ thì có thể ướp thuốc nọ thuốc kia. Thế nên mua ở siêu thị hoặc cửa hàng rau sạch thì ít ra người ta cũng có uy tín của họ, ít ra cũng có đầu kiểm soát, có thể kiểm soát không tốt nhưng ít nhất cũng có quality gate thì cũng yên tâm.
Cái vấn đề về vệ sinh thực phẩm ở VN bây giờ rất tệ. Rau thì phun thuốc, rồi thực phẩm ở chợ thì có thể ướp thuốc nọ thuốc kia. Thế nên mua ở siêu thị hoặc cửa hàng rau sạch thì ít ra người ta cũng có uy tín của họ, ít ra cũng có đầu kiểm soát, có thể kiểm soát không tốt nhưng ít nhất cũng cóChị Trần Thanh
Những người như chị Thanh hiện có nhiều sự lựa chọn mua hàng sạch. Ngoài các cửa hàng rau sạch, chị em văn phòng còn có một sự lựa chọn mới là các cửa hàng nhỏ, lẻ trên mạng Facebook. Người bán cũng xuất thân từ giới văn phòng. Những người này thường quan tâm tới chất lượng thực phẩm, cảm thấy lo lắng cho gia đình và bản thân, mà tìm đến các nguồn hàng từ những vùng quê xa xôi.
Chị Lê Nhàn là một trường hợp như vậy. Từ nhiều năm nay, chị thường mua thực phẩm từ các phiên chợ vùng cao phía Tây Bắc. Chị cho biết bản thân là một nhà báo lâu năm, việc tiếp cận nhiều thông tin về chất lượng kém của thực phẩm khiến chị cảm thấy phập phồng lo lắng cho thế hệ mai sau. Vậy nên, sau khi nghỉ việc làm báo một thời gian, chị bắt tay nhận đặt hàng qua mạng Facebook. Chị bán hàng được sáu tháng nay, lượng khách thường xuyên đặt hàng cũng lên tới 50 người. Khách không thường xuyên cũng gấp đôi số đó.
Cũng giống như chị Nhàn, chị Thanh cũng bắt đầu kinh doanh rong biển sạch do những lo lắng về hàng kém chất lượng.
Thanh: Lúc đầu chỉ là buôn bán cho vui thôi, có nghĩa là một nghề tay trái, bán online, cho vui thôi. Thế thì đi làm văn phòng và có một topic bán hàng trên mạng. Sau đấy thấy nhu cầu của người ta khá nhiều và cứ mở rộng dần lên thì mình mở công ty. Hiện nay, lượng hàng của mình bây giờ phủ ở siêu thị cũng khá rộng.
Khách hàng của các chị thường là những người người có tầm hiểu biết, quan tâm tới sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống, đặc biệt là có thu nhập tốt. Những người có con nhỏ hay bị bệnh cũng là đối tượng thường xuyên tìm tới hàng sạch.
Chị Nhàn cho biết trung bình hàng tuần mỗi khách của chị đặt hàng từ 700.000 tới 1 triệu đồng để mua hàng. Hàng của chị Thanh thì kén khách hơn, vì không phải ai cũng biết tới công dụng của rong biển.
Lượng khách hàng của mình thuộc tầng lớp trung lưu, cao cấp trở lên. Tức là người ta phải hiểu biết nhiều về dinh dưỡng, hiểu về món ăn. Những người có nhiều tiền, đi đây đi đó nhiều, họ biết là rong biển rất tốt cho sức khoẻChị Trần Thanh
Thanh: Lượng khách hàng của mình thuộc tầng lớp trung lưu, cao cấp trở lên. Tức là người ta phải hiểu biết nhiều về dinh dưỡng, hiểu về món ăn. Những người có nhiều tiền, đi đây đi đó nhiều, họ biết là rong biển rất tốt cho sức khoẻ. Người ta quen ăn ở các nhà hàng Nhật, Hàn nhiều thì người ta cũng biết, hợp với cái đó.
Nhu cầu của thực phẩm sạch ngày càng lớn. Chị Nhàn cho biết, khách hàng của chị quen ăn đồ sạch, mùi vị cũng khác những đồ bình thường và không thể nào quay lại ăn đồ cũ được nữa.
Tuy nhiên, kinh doanh thế này cũng có nhiều khó khăn. Giá cả của thực phẩm sạch thường cao hơn ít nhất gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí gấp ba thực phẩm tạp nham bán ngoài chợ. Anh Nguyễn Hiếu, từng làm cho cửa hàng thực phẩm sạch, an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ vào lúc cao điểm, cửa hàng rau sạch có tới khoảng 6.000 khách. Trừ các chi phí mua hàng, vận chuyển và trả cho nhân viên, lãi thu về cũng được 20 triệu đồng một ngày.
Tuy nhiên đó chỉ là lúc cao điểm. Rau sạch phải cạnh tranh với rau trá hình sạch và rau bình thường nên cửa hàng của anh gặp nhiều khó khăn. Về cuối, cửa hàng của anh thua lỗ khá nhiều.
Tuy nhiên, kinh doanh thế này cũng có nhiều khó khăn. Giá cả của thực phẩm sạch thường cao hơn ít nhất gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí gấp ba thực phẩm tạp nham bán ngoài chợ
Hiếu: Nãy giờ em nói với chị là thời điểm cao nhất và thời điểm cao đó chỉ trong một thời gian ngắn thôi. Cái giá của em bán nó cao, là thời điểm em bùng lên các chi nhánh của mình. Sau một thời gian ăn ngắn, người ta thấy quá cao đi, nhiều người rút lại. Cái thứ hai là thời điểm đó bùng nổ rau sạch. Một thời gian sau, người ta nghe tin, các bài báo của các giáo sư viết, hay các bài đăng báo, tất nhiên nó không liên quan tới cái phần của công ty em cấp, nhưng người ta không tin tưởng rau sạch nữa.
Dù khó khăn như vậy, những người như chị Nhàn, chị Thanh và anh Hiếu vẫn cảm thấy vui vì giúp được cho xã hội một phần. Dù thu nhập cũng chỉ tương đương với thời đi làm báo, chị Nhàn cho hay chị cảm thấy có ích hơn. Gia đình bên nội, bên ngoại, thậm chí bạn bè cũng được ăn đồ sạch, không lo lắng tới bệnh tật. Chị Nhàn cũng cho biết chỉ mong duy trì được công việc kinh doanh như hiện nay chứ không muốn phát triển quá lớn do sợ điều đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng mặt hàng
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét