Việt Nam vừa gia hạn hợp đồng cho Ấn Độ thuê một lô dầu khí tại Biển Đông, vốn bị Trung Quốc xem là nằm trong vùng biển tranh chấp.
Hồi giữa năm 2012, Tập đoàn dầu khí ONGC-Videsh của Ấn Độ, hay còn gọi là OVL đã muốn rút khỏi lô 128 trong dự án khai thác với Việt Nam ở Biển Đông vốn bị Trung Quốc phản đối.Thỏa thuận trên được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tại Hà Nội vào tuần sau, theo tờ Times of India trong tin đăng ngày 22/8.
Tập đoàn này đã nêu ra với phía Việt Nam là "trữ lượng" tiềm tàng tại lô 128 thấp hơn dự kiến, chứ không nói gì về "sức ép" từ Trung Quốc.
Phía Việt Nam sau đó đã thuyết phục Ấn Độ tiếp tục hoạt động thăm dò ở lô này.
Thỏa thuận thăm dò dầu khí tại Biển Đông được Ấn Độ Việt Nam ký kết hồi tháng 10 năm 2011.
Nhưng phía Trung Quốc nói rằng khoảng 40% của hai lô mà Ấn Độ đang thăm dò "nằm trong vùng biển tranh chấp".
Bài viết của hai tác giả Sanjay Dutta và Indrani Bagchi trên Times of India ngày 22/8 cho rằng sự hiện diện của Ấn Độ trên vùng biển Đông có giá trị chiến lược lớn và tạo điều kiện cho Ấn Độ duy trì sự hiện diện của hải quân nước này trong khu vực.
Bài viết cũng đề cập đến các chuyến thăm gần đây của hải quân Ấn Độ đến các quốc gia bị ảnh hưởng bởi "chính sách bành trướng" của Trung Quốc.
Hôm 5/8, tàu hộ vệ tàng hình mang hỏa tiễn dẫn đường INS Shivalik của Ấn Độ đã có chuyên thăm cảng Hải Phòng trong bốn ngày.
Truyền thông Ấn Độ nói đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ quân sự giữa hai nước, vốn đều quan ngại trước sự hung hăng của Trung Quốc tại khu vực Thái Bình Dương.
Nhật phát hiện khí đốt
Trong một diễn biến khác, công ty Idemitsu Kosan của Nhật ngày 21/8 thông báo đã tìm ra khí đốt và khí ngưng tụ ở vùng biển phía nam Việt Nam, hãng thông tấn Reuters đưa tin.
Khám phá trên xảy ra tại giếng thăm dò thứ 4 ở các lô số 05-1b và 05-1c, doanh nghiệp này cho biết.
Các lô này nằm trong vùng biển cách TP.HCM 300km về phía đông nam, theo Thời báo Nhật Bản trong tin ngày 21/8.
"Chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá chi tiết trữ lượng cũng như những tiềm năng khác tại các lô này," thông cáo của Idemitsu Kosan nói.
Idemitsu Kosan cùng hai công ty khác của Nhật Bản là JX Nippon và Inpex Corp đều có cổ phần trong các lô này, Reuters cho biết.
Trong đó, Idemitsu Kosan và JX Nippon nắm 35%, trong khi Inpex Corp nắm 30%.
Hồi năm 2004, cả ba công ty này đã ký thỏa thuận hợp tác thăm dò các lô nói trên với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và được chính phủ Việt Nam cấp phép đầu tư, theo Thời báo Nhật Bản.
Lần đầu tiên Idemitsu Kosan khoan thử lô dầu khí này là vào năm 2007 và kết thúc giai đoạn 1 vào năm 2008, báo Đời sống Pháp Luật cho biết.
Giai đoạn thăm dò thứ 2 được triển khai vào năm 2010 và giai đoạn 3 đã bắt đầu kể từ tháng 8/2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét