Có quá nhiều biến số để có thể có dự báo một cách có ý nghĩa về giá dầu.
Những điều chúng ta biết là mặc dù gần đây tăng giá trở lại nhưng giá dầu đã giảm gần 50%, là mức sụt giảm kéo dài và lớn nhất trong 20 năm qua.
Và chúng ta biết vì sao – dầu đá phiến của Hoa Kỳ, và trong mức độ ít hơn là dầu từ Libya quay lại thị trường, đã đẩy sản lượng lên trong lúc nền kinh tế Trung Quốc và EU giảm cung.
Thêm vào đó là đồng đôla Mỹ mạnh khiến dầu trở nên đắt hơn trên thực tế và giảm cung xuống cũng như chúng ta sẽ phải điều chỉnh sao cho phù hợp với một xu thế giá dầu giảm.
Điều sẽ xảy ra có lẽ là khó dự đoán hơn.
Với việc ngành dầu đá phiến Hoa Kỳ (shale oil), vốn đang nở rộ, cho thấy ít chỉ dấu chững lại, và các quan ngại gia tăng về độ vững chắc của kinh tế toàn cầu, có nhiều lý do để cho rằng việc dầu giảm giá sẽ còn tiếp tục trong tương lai gần.
Đó chính là lý do thường xảy ra khi Opec, tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa, thường can thiệp để bình ổn giá bằng cách giảm sản lượng. Opec trước đây là làm nhiều lần và trên thực tế thị trường mong đợi Opec can thiệp.
Lần này thì không. Trong một bước lịch sử vào cuối năm ngoái, Opec nói rằng chẳng những họ sẽ không cắt sản lượng theo định mức hiện nay từ mức 30 triệu thùng/ngày mà tổ chức này sẽ không có y định cắt sản lượng thậm chí giá dầu xuống mức 20 USD/thùng.
Opec tuyên bố như vậy bất chấp sự phản đối mạnh của Venezuela, Iran, Algeria, và nhiều nước thành viên khác vốn cần giá dầu ở mức 100 USD hoặc cao hơn thế để cân bằng ngân sách.
Với dự kiến khoảng 900 tỉ USD dự trữ ngoại hối, Ả rập Saudi có thể chờ đợi được.
Opec nay là tổ chức cung cấp hơn 30% lượng dầu cho toàn thế giới, giảm từ mức 50% hồi thập niên 1970, một phần do các nhà sản xuất dầu đá phiến của Hoa Kỳ vốn khởi nghiệp từ cách đây 10 năm và hiện đang phát triển mạnh.
"Nếu đây là nguyên nhân thì ai là người nên được trông đợi cắt sản lượng để hãm việc giá dầu giảm?" Opec biện luận vào tháng trước.
Trong khi đó Ả rập Saudi không sẵn sàng mất thêm thị phần cho các đối thủ, ít nhât là các nhà sản xuất dầu đá của Hoa Kỳ.
Bằng việc nắm rõ rằng họ có thể cầm cự được với giá dầu giảm rất thấp trong thời gian những năm tói, Ả rập Saudi thà đứng nhìn còn hơn, theo Philip Whittaker từ Boston Consulting Group.
Hệ lụy từ quyết định của Opec đã có tác động vượt quá cả việc đẩy giá dầu xuống thấp hơn nữa.
"Chúng ta đã sang một trang mới trong lịch sử thị trường dầu với thực tế là nay thị trường bắt đầu hoạt động không giống với mô hình cartel trước đây,’’ Stuart Elliott, chuyên gia năng lượng từ công ty Platts nói.
Hệ lụy của việc giá dầu giảm đã được chứng kiến tại nhiều khu vực trong ngành này và có thể kéo dài trong các tháng và thậm chí tính bằng các năm tới.
Nếu không có việc Opec tác động hỗ trợ cho giá dầu và nhu cầu dầu giảm do do tăng trưởng kinh tế thế giới chững lại, giá dầu nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức dưới 100 USD/thùng trong những năm tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét