Pages

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

VNTB - Bất thường Huffington Post: Từ "Dấu ấn Nguyễn Tấn Dũng" đến "tiên lượng phát triển Việt Nam"

VNTB: Cùng với một tờ báo thương mại đậm đặc quảng cáo của Hàn Quốc, tờ Huffington Post phiên bản ở Canada bất ngờ nổi lên như "fan" nhiệt tình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vào tháng 11 năm 2014, tờ báo này đã giật tít "Dấu ấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với sự phát triển của Việt Nam". 

Bài viết mới nhất trên Huffington Post còn kết luận "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang được công nhận như một chính khách cao cấp không thể thiếu trong một khu vực quan trọng của thế giới", được giới thiệu bởi Giáo Dục Việt Nam - một tờ báo đang được đánh giá có tính phản biện khá cao. 

Việt Nam Thời Báo giới thiệu cả 2 bài viết trên để bạn đọc có thêm cái nhìn chính sự và xét đoán hai mặt sáng - tối.



Báo Mỹ: Tiên lượng phát triển của Việt Nam là khá sáng sủa


Tiên lượng phát triển của Việt Nam là khá sáng sủa

Đồng tiền thông minh đã được ổn định và ngày càng đặt cược vào tính đúng đắn của định hướng cũng như vai trò lãnh chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam. 
Tờ The Huffington Post của Mỹ ngày 27/2 bình luận, trong 20 năm qua Việt Nam đã thoát khỏi sự tàn phá của chiến tranh để trở thành "con hổ mới ở châu Á" như một số nhà quan sát nổi tiếng đã gọi. Việt Nam đang nổi lên như một trụ cột kinh tế và địa chiến lược quan trọng của sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á.

The Huffington Post bình luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là kiến trúc sư chính đằng sau sự biến đổi sâu sắc và liên tục của Việt Nam. Do đó ông ngày càng được xem như một chính khách cao cấp, hay là một nhà lãnh đạo nổi bật trong đầu tiên trong khối ASEAN.

Bình luận trên tạp chí The Diplomat tuần này, Julio S. Amador III và Jeremie P. Credo quan sát thấy rằng, trong việc giải quyết các điểm nóng khu vực, Việt Nam sử dụng cả hai phương pháp tiếp cận bằng quyền lực cứng và quyền lực mềm.

Việt Nam đã tăng cường sự hiện diện quân sự và phi quân sự ở "vùng biển tranh chấp" trên Biển Đông (thực tế là các hoạt động củng cố phòng thủ trong lãnh thổ chủ quyền của Việt Nam, không có tranh chấp). Việt Nam đã lựa chọn đối sách ngoại giao chủ động, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông để tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, đồng thời tăng cường quan hệ song phương với các đối tác chiến lược.

Tiên lượng cho sự tiếp tục phát triển của Việt Nam là rất tích cực, The Huffington Post bình luận. Đầu tư nước ngoài đang gia tăng, lạm phát được kiểm soát tốt, nền kinh tế mở cửa, quán tính quan liêu đang được ngăn chặn, tham nhũng đang được giải quyết và hàng trăm doanh nghiệp nhà nước đang trong tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu.

Tất cả điều này đều cho thấy động lực để các nhà đầu tư tự tin vào thị trường Việt Nam. Tự do hóa thương mại và vai trò lãnh đạo của Việt Nam có tác động tích cực đối với phần còn lại của các nước ASEAN. Các nhà đầu tư khu vực đang săn tìm cơ hội phát triển đa dạng hơn, đặc biệt là trong bối cảnh đang có bất ổn chính trị ở Đông Âu, Trung Đông và châu Phi.

Ngân hàng Standard Chartered của London gần đây báo cáo rằng, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang phát triển với một trong những tỉ lệ cao nhất trong các nước ASEAN. GDP Việt Nam tăng 5,98% trong năm 2014, lạm phát ổn định ở khoảng 3%, một cải thiện đáng kể so với 18% năm 2011.

Việt Nam cũng gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007. Điều này đã mở ra những cơ hội chưa từng có về đầu tư thương mại. Theo The Huffington Post, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có công lớn trong việc đàm phán để Việt Nam gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam ngày hôm nay đang đàm phán tiếp 6 hiệp định thương mại, kể cả với Liên minh châu Âu, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Liên minh Hải quan.

Sẽ không có việc "đưa các vị thần tự do trở lại trong chai", báo Mỹ bình luận. Phát biểu tại Hà Nội tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: "Hiệp định thương mại đòi hỏi chúng ta phải cởi mở hơn nên thị trường của chúng ta phải trở nên năng động và hiệu quả hơn. Chúng ta phải xây dựng một nền tảng pháp lý minh bạch để đảm bảo tính linh hoạt và kết hợp với thông lệ quốc tế ngay trong thị trường trong nước". Các nhà phân tích đều đồng ý với phát biểu của Thủ tướng, báo Mỹ cho biết.

Trong một phân tích toàn diện được công bố tháng này, Pricewaterhouse Coopers dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng trung bình hơn 3% từ nay đến 2050, kích thước nền kinh tế tăng gấp đôi vào năm 2042 và lần nữa năm 2050. Việt Nam được dự báo sẽ là nền kinh tế lớn thứ 19 trên thế giới, trong khi Canada, một thành viên G8 được dự báo sẽ ở vị trí thứ 17, The Huffington Post cho biết.

Đồng tiền thông minh đã được ổn định và ngày càng đặt cược vào tính đúng đắn của định hướng cũng như vai trò lãnh chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam. Chính điều này dẫn đến tăng trưởng kinh tế, sự thịnh vượng mới, ổn định chính trị ở Việt Nam và toàn bộ khu vực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang được công nhận như một chính khách cao cấp không thể thiếu trong một khu vực quan trọng của thế giới, báo Mỹ kết luận.

(Theo GDVN)


-------------------------


Huffington Post: Dấu ấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với sự phát triển của Việt Nam (
11/2014)

Doanh nhân Daniel D. Veniez vừa có bài viết đăng trên tờ Huffington Post phiên bản tại Canada thể hiện cảm nghĩ của ông về dấu ấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với sự phát triển của Việt Nam.

Năm 2007, trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 6 của mình, tôi đã tự giới thiệu bản thân với các cán bộ của Đại sứ quán Canada tại Hà Nội. Với tôi, mỗi cuộc gặp với những nhà ngoại giao Canada đang làm việc ở nước ngoài luôn luôn để lại ấn tượng tốt. Cuộc gặp đầu tiên của tôi với những quan chức cấp cao của Đại sứ quán Canada tại Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng lần này, tôi đã có một trải nghiệm thật sự sâu sắc.

Mọi người từng bảo tôi phải chuẩn bị trước tinh thần, bởi việc kinh doanh tại Việt Nam là một mê cung tẻ nhạt, chậm chạp và đầy quan liêu. Lúc đó tôi đang kỳ vọng phát triển được mối quan hệ kinh doanh nhờ một dự án lớn có một số thành phần thuộc Chính phủ Việt Nam tham gia. Nhưng mọi người nói rằng nếu có liên quan đến Chính phủ thì khả năng rất cao là phải có… đút lót, hối lộ (!) Lời chỉ dẫn mà tôi nhận được ngày hôm đó là lời cảnh tỉnh nghiêm túc để tôi lưu tâm.

Trong khi bản thân tôi chưa từng trải nghiệm điều này tại Việt Nam, nhiều dẫn chứng thực tế và Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã chứng minh quan điểm đó: Việt Nam đứng thứ 116 trong số 177 quốc gia trong nghiên cứu về “nhận biết tham nhũng”.

Nếu chỉ nhìn bề ngoài thì tất cả những điều này sẽ khiến ta chán nản. Nhưng có một mặt khác. Từ khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận chức vào năm 2006, ông đã khiến xã hội Việt Nam thay đổi đáng kể. Việt Nam, từ một nước thế giới thứ ba tù túng, đã trở thành “Con rồng châu Á” mới và tiếp theo là “Điều kỳ diệu Châu Á”. Điều đó xảy ra chỉ trong chưa đầy một thập kỷ. Bảy thập kỷ trước Việt Nam vẫn còn sa lầy trong chiến tranh, ngoại xâm, và sự phá hủy không thể tưởng tượng nổi của hầu hết những công trình hạ tầng quan trọng do hàng năm trời bị máy bay B-52 của Mỹ đánh bom không ngừng nghỉ. Giờ đây, Việt Nam là quốc gia có số dân 90 triệu người, sống trên diện tích đất bằng gần một nửa bang Manitoba, Canada.

Nhân dân Việt Nam đã kiên định vượt lên khỏi những tàn tích của “chiến tranh chống Mỹ”, cuộc chiến mà chúng ta vẫn được nghe nói đến.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Ngày nay, Việt Nam đang dần dần leo lên thang xếp hạng của nhiều chỉ số khác trên thế giới. Việt Nam đã đạt đến vị trí thứ 75 trong số 142 quốc gia về Chỉ số Năng lực Cạnh tranh toàn cầu, theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Mặc dù vậy, nỗi đau của Việt Nam vẫn dai dẳng và gánh nặng vẫn còn trên vai những nhà lãnh đạo chính trị. Nhưng đối với những khách nước ngoài vẫn thường đến thăm Việt Nam nhiều lần như tôi, có thể dễ dàng nhận ra những chuyển biến rất nhanh và tích cực.

Trong năm năm qua, tình trạng những doanh nghiệp nhà nước quản lý yếu kém đã được khắc phục, lạm phát đã ở trong tầm kiểm soát, và Chính phủ đã giảm mức chi tiêu. Các doanh nhân được tự do phát triển. Các trung tâm mua sắm luôn đông đúc và thương mại phát triển mạnh mẽ. Dân số tương đối trẻ, có tri thức và chăm chỉ làm việc. Họ nhạy bén, đầy tham vọng và hiểu biết về công nghệ.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã và đang trải qua quá trình chuyển đổi, và một trong những điểm nổi bật của sự thay đổi này chính là: những thay đổi cần thiết đã diễn ra trong hòa bình. Ổn định chính trị là điều đặc biệt quan trọng đối với bất cứ một quốc gia đang phát triển nào có tham vọng trở thành nước phát triển..

Chúng ta cũng cần nhớ bối cảnh: Ông Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự của mình đã trải qua nhiều thách thức quản lý cực kỳ khó khăn. Từ một chế độ khép kín, họ đã thận trọng mở cửa nền kinh tế và các thể chế quản lý của Việt Nam. Có một số ý kiến nhận định rằng tiến bộ ở cả hai lĩnh vực trên vẫn còn chậm. Ý kiến này cũng có một vài điểm đúng. Tuy nhiên có một điều không thể tranh cãi đó là từ khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận chức thì những thay đổi – dù nhanh hay chậm – đều luôn nhất quán và tích cực.

Tuy không phải là không có những sai lầm đắt giá, nhưng Hà Nội đang trải qua những tiến bộ vượt bậc về cơ sở hạ tầng quốc gia, số lượng lớn người tham gia lực lượng lao động hàng năm, và chất lượng mức sống của những lao động nghỉ hưu được nâng cao. Chăm sóc y tế dần được cải thiện và tỉ lệ người dân biết chữ hiện nay đạt gần 95%.

Năm 2007, một năm sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận chức, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã lựa chọn con đường thương mại tự do để đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo. Từ đó đến nay, đất nước này đã và đang đi trên con đường hiện đại hóa nhanh mạnh và bền vững. Trong dự báo gần nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho hay trong năm nay dự tính Việt Nam sẽ thu hút được 11,8 tỉ đô la Mỹ.

Từ khi hai nước Việt Nam – Canada ký Hiệp định thương mại song phương (năm 1995) đến nay, thương mại giữa hai nước đã tăng hơn 20 lần, đạt 1,6 tỉ đô la Mỹ vào năm 2012. Dù con số không phải là lớn đối với Canada nhưng đó là sự tiến bộ quan trọng đáng ghi nhận.

Đến năm 2015, dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng lên 6,2%, lớn hơn con số dự đoán năm 2014 (5,8%). Con số này cao hơn so với dự đoán của Quỹ tiền tệ quốc tế (5,6% năm 2015 và 5,5% năm 2014). Theo số liệu của Chính phủ, GDP tăng tốc trong Quý III với tỉ lệ 6,19%, so với con số lần lượt là 5,42% và 5,09% của Quý II và Quý I. Tuy tỉ lệ tăng trưởng trên 6% vẫn thấp hơn mức trung bình 7% của thập kỷ trước, con số này đã cao hơn mức trung bình 5,5% từ năm 2011 đến năm 2013, khi Việt Nam chìm trong nợ xấu ngân hàng và nhu cầu nội địa thấp.

Guy Dixon trong trang tin Globe and Mail vào tuần trước, khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam gần đây bị chậm lại, dù vậy nếu so với tiêu chuẩn của thế giới thì nó vẫn giống như một chuyến tàu tốc hành”.

Vượt qua những giới hạn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chèo lái Việt Nam đi trên một con đường hợp lý và thận trọng. Điều này là không hề dễ dàng. Trong cuốn “Asia Cauldron”, Robert Kaplan đã nhắc đến: hơn một nửa trọng tải của đội tàu buôn trên thế giới hàng năm (bao gồm ¾ tổng số dầu đốt ở Trung Quốc) đi qua Biển Đông. Theo Kaplan, điều này đã biến tuyến đường biển này thành “huyết mạch của Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương – nơi những tuyến đường biển toàn cầu hợp nhất”, việc đầu tư vào eo biển, bãi cát ngầm, và các đảo của nó có ý nghĩa chiến lược đặc biệt. Khu vực này đáng lẽ đã có thể dễ dàng trở thành một điểm nóng. Thế nhưng thay vào đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trong khu vực tiến tới một kỷ nguyên mới của hợp tác kinh tế và chính trị.

Ít nhất là cho đến lúc này, căng thẳng liên quan đến tranh chấp các đảo của khu vực Biển Đông đã dịu xuống, và các nhà lãnh đạo đang đối thoại. Nhờ đó mà hôm nay thế giới được an toàn hơn..

Đó là ý nghĩa thực sự của di sản Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, điều mà Ông cũng như các cộng sự của mình – những người kế thừa di sản Hồ Chí Minh – đã và đang xây đắp vững chắc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự của mình đã chứng tỏ một điều hết sức thuyết phục rằng, Việt Nam sẽ không bao giờ quay trở lại thời kỳ trước.




Tờ Huffington Post phiên bản tại Canada đã đăng tải bài viết của doanh nhân Daniel D. Veniez về dấu ấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với sự phát triển của Việt Nam.


Doanh nhân Daniel D. Veniez
(Theo Huffington Post)

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

THẰNG DOANH NHÂN NGU QÚA HEO LUÔN.CHẮC CHẮN MÀY BỊ THUỐC BÙA MÊ THUỐC LÚ RỒI .MANG TIẾNG CÓ HỌC BỊ THẰNG VÔ HỌC NÓ DỤ KHỊ KG KHÉO MẤT MẠNG TÙ ĐÀY NẾU CHẠY GIỎI BỎ CỦA CHẠY LẤY NGUỜI CHỈ CÒN CÁI QUẦN SỊP MÀ VỀ NƯỚC THÔI CU À.