Ngoài việc mỗi công dân có quyền tự do trong đời sống xã hội thường nhật, chúng ta còn có các quyền tự do, riêng tư trên không gian mạng – một xã hội khác đã và sẽ hiện hữu song hành. Tuy nhiên, vì cũng giống như những quyền tự do ngoài đời thực, người dân cũng phải đấu tranh để giành được các quyền tự do trên mạng, đặc biệt là tại các nước độc tài, toàn trị - điển hình là Việt nam. Vậy thực tế các quyền tự do trên không gian mạng tại Việt Nam đối với giới trẻ ra sao, đó là chủ đề cho Diễn Đàn Bạn Trẻ kỳ này cùng với phần tham gia chia sẻ của các bạn khách mời Katherine Lê, Thảo Teresa và Hồ Huy Khang.
Những quy định mang tính độc tài?
Chân Như: Trước tiên Chân Như muốn đưa ra một ví dụ đó là mới đây trường Lương Thế Vinh ở Hà nội mới đưa ra quy định nêu rõ 4 điểm cấm kỵ tuyệt đối khi sử dụng facebook. Ý kiến của các bạn khi biết về quy định này?
Thảo Teresa: Quan điểm của mình thì thật sự nhà nước Việt Nam mình các bạn đều biết là nhà nước cộng sản, thì họ độc tài họ sẽ đưa ra rất nhiều quy định. Nhưng mình nghĩ chuyện facebook mà cấm là việc của họ còn việc gì mình muốn bày tỏ quản điểm của mình mình vẫn bày tỏ bình thường.
Huy Khang: Theo em việc trường Lương Thế Vinh đưa ra quy định, không nói tục chửi bậy, không dùng facebook để nói xấu ai, đó là khuynh hướng tốt cho các bạn học sinh; Nhưng chỉ hợp lý khi nhà trường dùng kỹ năng mềm để khuyên răn dạy bảo thôi chứ không phải ra bảng thông cáo cấm kỵ như thế. Đặc biệt trên trang mạng facebook thì càng thấy việc cấm đó cực kỳ vô lý, vốn dĩ các bạn trẻ hiện nay buông thả nhiều về lời ăn tiếng nói rồi, đời thời họ còn nhan nhản trên facebook thì chuyện ấy làm sao cấm được.
Phải biết đấu tranh bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh” thì em nghĩ cái này là quyền tự do của mỗi con người cho dù tốt hay xấu thì đó cũng là cái ý của mỗi cá nhân thôi, có thể là xấu với người này nhưng tốt với người khác, nên quy định này mang tính độc tài.
-Katherine Lê
Katherine Lê: Ý kiến của em cũng giống như anh Khang nói. Internet là mạng 3 chiều liên kết mọi người trong thế giới. Khi trường đưa ra 4 điều cấm kỵ thì em đồng ý được điều thứ nhất và thứ tư vì em thấy cũng có khuynh hướng ok, nhưng kiểu họ đưa ra nội quy để ép buộc, đưa vào khuôn khổ thì không được. Nếu như người ta biết cách đưa cho học sinh giới thiệu cho học sinh hội nhập chấp nhận được theo khuynh hướng mềm như anh Khang nói thì ok. Còn như điều 2 và 3 em thấy không cần thiết “chỉ like status đọc kỹ nội dung, nếu like status những nội dung xấu chủ nhân facebook sẽ bị quy trách nhiệm, bởi vậy phải biết đấu tranh bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh” thì em nghĩ cái này là quyền tự do của mỗi con người cho dù tốt hay xấu thì đó cũng là cái ý của mỗi cá nhân thôi, có thể là xấu với người này nhưng tốt với người khác, nên quy định này mang tính độc tài.
Chân Như: Từ ví dụ trên, các bạn nhìn nhận như thế nào về quyền tự do trên không gian mạng của người trẻ tại Việt Nam – đặc biệt là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt…
Thảo Teresa: Thực ra tự do ngôn luận tự do trên mạng thật sự nói chung người Việt Nam mình họ ít khi lên tiếng về những bất công của xã hội hoặc là những điều luật của thể chế này ban ra. Mình nghĩ nếu nói tự do ngôn luận thì Việt Nam mình cực kỳ kém vấn đề đó. Thứ nhất là do thể chế độc tài thứ hai là do quan niệm của người Việt Nam mình bất kể vấn đề gì mà nói đến chính quyền thì sẽ là vấn đề nhậy cảm. Chứ biểu đạt ý kiến thì tất nhiên là mỗi người đều có một ý kiến một quan điểm riêng, nhưng ít nhất nó cũng phải theo một khuynh hướng hoặc một giá trị đạo đức chung. Nhưng ở Việt Nam mình nghĩ số người mà dám biểu đạt hoặc để nói tự do ngôn luận thì hầu như là không có, đấy là quan điểm của mình, mình nhìn nhận vấn đề nó là như thế.
Katherine Lê: Về quyền tự do ngôn luận biểu đạt ở đây. Việt Nam là nước độc tài nhưng hầu hết không được biết đến bởi xã hội này. Có nhiều người họ biết họ muốn nói nhưng không dám nói, bởi vì nói ra thì sợ người này sợ người kia hay sợ những công an bắt mình, bởi vì mình lỡ phát ngôn ra gì đó chống lại với pháp luật. Trái với lại xã hội được cộng sản bao bọc không có quyền tự do ngôn luận không được phép biểu đạt.
Huy Khang: Theo em từ trường hợp của trường Lương Thế Vinh thì nhiều bạn trẻ đã có những phản ứng rất mạnh mẽ và gay gắt cho rằng những điều cấm kỵ đó là không nên. Thì điều đó cho ta thấy con người khát khạo tự do ngôn luận, tự do biểu đạt khi bị cấm đoán như thế. Thực trạng quyền tự do ngôn luận hay biểu đạt ở Việt Nam thì như các anh chị đã biết có thể là một lời nói, một phát ngôn không vừa ý chế độ này thì có thể là bỏ tù, bị xử phạt, bị thế này thế khác. Nhưng quyền ấy là một trong những quyền căn bản của con người ở Việt Nam mà Việt Nam đã ký với hội đồng nhân quyền quốc tế. Trong khi thực tế các blogger facebooker lên tiếng cho sự thật cho công lý thì bị bắt bớ chà đạp sách nhiễu, quyền tự do thực ra ở Việt Nam này nó luôn luôn bị kiềm hãm bởi những bắt bớ đánh đập điều đấy làm cho các bạn trẻ cảm thấy sợ xệt khi phải phát ngôn ra một chứng kiến và điều này ở Việt Nam là một điều cực kỳ mơ tưởng.
Có ngăn cản sự phát triển của internet?
Chân Như: Trong nhiều năm qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành rất nhiều quy định về quản lý, sử dụng internet, cũng như đã bắt, xử tù nhiều bloggers theo luật hình sự vì các bài viết trên internet. Theo các bạn thì những quy định và hành xử này của nhà nước có đủ sức mạnh để ngăn cản sự phát triển của internet không?
Katherine Lê: Theo như em thấy nhà nước Việt Nam mình không bao giờ có đủ khả năng để ngăn chặn sự phát triển internet, không thể nào kiểm soát hết được internet, những blogger mà họ bắt chủ yếu là những người có ảnh hưởng rất mạnh lên công chúng cả trong và ngoài nước họ bắt một vài người để hăm dọa người còn lại những thiểu số nhỏ, những người góp tiếng nói dân chủ. Nhưng với sức mạnh công nghệ thông tin ai cũng biết ngày càng mạnh, số người dùng facebook, twitter rất nhiều và đó là điểm kết nối mọi người lại với nhau, sức mạnh để biểu đạt quyền công dân và tự do ngôn luận thì ngay những việc làm của nhà nước Việt Nam bắt những blogger đó thì chỉ khiến cho người dân nhận ra bộ mặt xảo trá của họ, khiến cho nhiều người dùng internet để chống lại họ lật mặt họ nhiều hơn. Hơn nữa xu thế dân chủ hoá và internet ngày càng phát triển ngay từ bây giờ lẫn tương lai. Nên khi nhà nước không tôn trọng quyền tự do công dân chính là họ đang đi ngược lại với xu thế phát triển của thế giới cũng như của thời đại này thì việc họ kiểm soát và ngăn chặn internet chính là sự bóp chết cái quyền tự do ngôn luận và hiểu biết của mỗi người công dân Việt Nam.
Thực ra để ngăn chặn quyền tự do internet thì mình nghĩ kể cả một nhà nước độc tài nhất cũng không thể nào ngăn chặn nổi. Tất nhiên họ bắt những facebooker, blogger là để họ dằn mặt những người còn lại, những người vẫn tất tật chiến đấu.
-Thảo Teresa
Thảo Teresa: Mình quan điểm cũng như Katherine. Thực ra để ngăn chặn quyền tự do internet thì mình nghĩ kể cả một nhà nước độc tài nhất cũng không thể nào ngăn chặn nổi. Tất nhiên họ bắt những facebooker, blogger là để họ dằn mặt những người còn lại, những người vẫn tất tật chiến đấu. Nhưng mình nghĩ thực sự cái công nghệ thông tin nó có sức lan toả kinh khủng, mình vẫn nói đấy là kẻ thù của cộng sản, nên đấy là điều tất yếu thôi vẫn có biểu đạt, cái chính kiến thì như là những người yêu tự do yêu sự thật và dân chủ thì kiểu gì họ cũng vẫn lên tiếng, bất kể mình nghĩ những người nào đã có tâm, yêu dân chủ thì không thể nào họ bịt miệng được. Cái vấn đề tất yếu phải xảy ra còn những người đã đi tù những người bị bắt thực sự đấy chỉ làm thêm ngòi nổ thôi. Họ tiếp tục điên cuồng bắt bớ thì chỉ làm chất xúc tắc mạnh để cho những người còn lại tiếp tục đương đầu. Họ không thể nào ngăn chặn được công nghệ thông tin internet cả.
Huy Khang: Em cũng đồng ý của chị Katherine và chị Thảo nhưng em cũng nghĩ thế này. Thì nhà nước cũng quy định quản lý như thế, nhưng nói chung các blogger bị xử phạt thế này thế kia vì một số bài nhưng em thấy sự phát triển nó thật sự rõ rệt bình thường ta vẫn thấy tức là càng bắt thì rất nhiều các facebooker khác cứ hiện lên rồi dần dần giới trẻ sẽ dám lên tiếng cho vấn đề đấy, cho nên việc bắt bớ hay quy định này kia chẳng ngăn cản nổi việc phát triển internet đâu, tại vì bây giờ thực sự internet quá phổ biến và riêng chế độ độc tài này thì không có cách nào để ngăn triệt để tất cả các nguồn thông tin trên mạng.
Chân Như: Tại buổi họp của văn phòng chính phủ chỉ đạo nhiệm vụ trong năm 2015, TT Nguyễn Tấn Dũng cho rằng “ngăn cấm các trang mạng xã hội là điều không thể thực hiện” Theo các bạn, các quyền tự do trên không gian mạng được tôn trọng và bảo đảm thì có lợi hay có hại? Vì sao?
Huy Khang: Ông thủ tướng cho rằng trong cuộc hộp hội nghị 10 ông bảo “việc ngăn cấm các thông tin trên mạng là không thể” thì trước sự ủng hộ của thế giới về tự do ngôn luận báo chí cách đây mấy ngày thì cái tầm quan trọng của tự do ngôn luận nó như thế nào rồi. Thứ hai việc tôn trọng và đảm bảo tự do ngôn luận trên không gian mạng là rất cần thiết và nên áp dụng rộng rãi hơn tại vì đó là quyền căn bản và thứ hai nữa như chúng ta thấy những sự oan khuất, những sự oan sai chết oan, nếu không có những tiếng nói của những con người yêu mến tự do dân chủ thì nó không được minh bạch chẳng hạn như của Hồ Duy Hải hay của Nguyễn Văn Trưởng thì nhờ tiếng nói truyền thông những tiếng nói của phía lề trái mới được như thế cho nên việc tôn trọng và đảm bảo trên không gian mạng như thế thì hoàn toàn có lợi.
Katherine Lê: Em thì cũng có một phần giống như anh Khang và em xin nói thêm. Theo như em thấy thì quyền tự do trên không gian mạng được ông thủ tướng nói thì quyền tự do không gian mạng được tôn trọng và đảm bảo thì rất có lợi vì khi đó người dùng facebook có thể nói lên được chính kiến bất đồng của mình mà không sợ bị bắt hay bị khủng bố. ở các quốc gia phương tây thì người dùng internet luôn dùng nó để bày tỏ một vấn đề mà họ bất mãn với chính phủ mà không hề sợ hãi bị bắt thì đó là cái quyền tự do của họ. ở một quốc gia khi mà các quyền tự do được chính phủ tôn trọng thì cũng giống như chính phủ trân trọng chính người dân của mình. Em hy vọng trong tương lai đây ĐCSVN cũng sẽ làm được những điều đó cho dân của họ.
Thảo Teresa: Quan điểm của mình thế này. Thực ra ông Nguyễn Tấn Dũng ít nhất vào thời điểm này vẫn được cho là người cấp tiến ông nói quyền tự do không gian mạng đó thì tất nhiên mình ủng hộ thôi nhưng quan trọng là ông ấy nói nhưng có đi đôi với làm không? Thật sự để mà miệng những người cộng sản nói ra với mình mình không tin tất phải nhìn những việc họ làm. Tất nhiên mình ủng hộ quan điểm và ý kiến của ông nói thế nhưng phải xem hành xử. Như mình đã nói đó là quy luật tất yếu, cái dòng chảy của thế giới không như thế thì không thể hội nhập được cái tiến trình dân chủ, bởi vì có những tiếng nói trái chiều thì những mặt trái của xã hội người ta mới biết đến. Như Khang nói rất nhiều oan sai mà dẫn đến cái chết đó thì không có tiếng nói trái chiều thì những oan ức một cách kinh khủng ấy vẫn xảy ra đều đều thôi đó là quan điểm của mình.
Chân Như: Vâng xin cám ơn phần chia sẻ của ba bạn Thảo Teresa, Katherine Lê và Huy Khang, cầu chúc các bạn luôn bình an
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét