Pages

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Đại hội 12 ‘không tác động đến kinh tế’

Image copyrightGetty
Image captionThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lễ ký kết kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU
Một nhà quan sát ở Hà Nội bình luận với BBC rằng kết quả Đại hội Đảng 12 sẽ ‘không có tác động gì đáng kể đến tình hình kinh tế Việt Nam vì cơ bản là không có sự thay đổi chính sách’.
Đại hội Đảng 12 sắp diễn ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam được dự báo sẽ thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ và các đối tác TPP khác để giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế và thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.

Lâu nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là có vai trò khởi xướng trong tiến trình Việt Nam gia nhập TPP. Vậy trong trường hợp ông Dũng không còn trong dàn lãnh đạo mới sau Đại hội Đảng 12, việc này sẽ ảnh hưởng gì đến lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?
Hôm 12/1, từ Hà Nội, trong cuộc trao đổi với BBC, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết: “Tôi nghĩ rằng những việc lớn như TPP thì không có một ông nào khởi xướng hoặc có công làm nên, vì cả ban lãnh đạo Việt Nam phải nhất trí thông qua, có chủ trương để làm chuyện ấy”.

Image copyrightFB Nguyen Quang A
Image captionTiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng dàn lãnh đạo mới hậu Đại hội Đảng 12 không chịu nhiều sức ép cải tổ kinh tế

'Không có gì thay đổi'

Theo nhà hoạt động dân sự, tất nhiên là dàn lãnh đạo mới hậu Đại hội Đảng 12 sẽ chịu sức ép cải tổ kinh tế “nhưng không nhiều lắm, vì nhìn vào đường lối chính sách của đại hội này về cơ bản cũng giống như những đại hội trước thôi”.
“Điều quan trọng là có những khu vực Đảng không thể can thiệp được, như khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài. Tất nhiên, nếu Đảng có chính sách thoáng, tốt hơn cho doanh nghiệp thì kinh tế sẽ phát triển hơn. Nhưng tôi nghĩ sẽ không có thay đổi về chính sách kinh tế gì sau đại hội này”, ông A nói.
Ông cũng nói thêm: “Tuy vậy, tùy vào hoàn cảnh thực tế, nếu tăng trưởng kinh tế bị chững lại, nợ công tiếp tục tăng lên, các nhà lãnh đạo mới sẽ phải tính cách thay đổi chính sách vi mô để cải thiện. Nhưng về đường hướng lớn thì chắc sẽ không có gì thay đổi”.
Trước đó, trong bài viết công bố hôm 9/1, giáo sư Carl Thayer nhận xét ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là người thúc đẩy Việt Nam theo hướng "quốc gia hiện đại và công nghiệp hóa" năm 2020. Ông có thể được mô tả như là người có tham vọng muốn phát huy vai trò của các tập đoàn lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực kinh tế có đặc thù.
Nhà quan sát người Úc nói ông tin rằng ông Dũng sẽ đặt mục tiêu Việt Nam đáp ứng được những đòi hỏi của TPP.
"Nếu thắng, ông Dũng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên có nhiều kinh nghiệm đối ngoại, xử lý các vấn đề kinh tế quốc tế và được các nhà lãnh đạo chính phủ khác biết đến”.

Không có nhận xét nào: