Vùng thông tin bay Hồ Chí Minh FIRẢnh :Trung tâm kiểm soát đường dài (ACC) Hồ Chí Minh
Bị Việt Nam cực lực tố cáo là đã vi phạm quy tắc an toàn hàng không khi cho phi cơ dân lên xuống Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), vùng quần đảo Trường Sa, Trung Quốc vào hôm qua 11/01/2016, đã lên tiếng bác bỏ quan điểm của Việt Nam, cho rằng họ có toàn quyền tổ chức các chuyến bay đó, vốn thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.
Ngay sau khi Bắc Kinh cho ba chiếc phi cơ dân sự hạ cánh trên Đá Chữ Thập mà họ đã bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa (Biển Đông), Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối về mặt ngoại giao, và nhất là đã kiện Trung Quốc trước ICAO, cơ quan Liên Hiệp Quốc phụ trách hàng không dân dụng.
Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc đe dọa an toàn không lưu trong khu vực, khi không thông báo trước về các chuyến bay cắt ngang vùng kiểm soát không lưu khu vực Hồ Chí Minh (FIR), đã được quốc tế giao cho Việt Nam chịu trách nhiệm
Vào hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của Việt Nam, cho rằng Trung Quốc không cần phải thông báo cho phía Việt Nam vì các chuyến bay nói trên thuộc diện « hoạt động hàng không Nhà nước », và « không bị Công ước về Hàng không Dân dụng quốc tế cũng như các quy định có liên quan của ICAO ràng buộc », vì đây là vấn đề thuộc phạm vi « chủ quyền quốc gia ».
Một mặt khẳng định là như vậy, nhưng một mặt khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại cho rằng ngành hàng không của Trung Quốc đã thông báo cho các cơ quan chức năng Việt Nam về các chuyến bay – từ ngày 28/12/2015 - nhưng « không nhận được câu trả lời ».
Theo giới chuyên gia hàng không được nhật báo Mỹ Wall Street Journal trích dẫn vào hôm qua, thì cốt lõi của vấn đề là Trung Quốc đã dùng máy bay hàng không dân dụng để thực hiện các chuyến bay, nhưng lại dán lên đó nhãn « chuyến bay Nhà nước ».
Theo ông David Learmount, tư vấn cho chuyên san hàng không Flightglobal : « Đối với một nước, việc gọi một chuyến bay nào đó là một chuyến bay Nhà nước rất dễ, và đối với với các nước khác, việc tố cáo quốc gia thực hiện chuyến bay là vi phạm các quy định của ICAO cũng rất dễ ».
Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế, mà Trung Quốc đã ký kết, xác định rằng các quy tắc của ICAO không áp dụng đối với các loại « máy bay Nhà nước », vốn được định nghĩa là « máy bay được sử dụng trong các hoạt động quân sự, hải quan và cảnh sát ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét