Thành phố Tam Sa do Trung Quốc lập lên sau khi chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp ngày 27/07/2012.CHINA OUT AFP PHOTO
Tân Hoa Xã ngày15/01/2016 cho biết thành phố Tam Sa lập kế hoạch kêu gọi tư nhân đầu tư vào các cơ sở hạ tầng trên những đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông và khởi động các chuyến bay thường xuyên đến một trong những đảo này.
Theo Phó Thị trưởng thành phố Tam Sa (Sansha), ông Phùng Văn Hải (Feng Wenhai), chính quyền thành phố này đang lập một kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng tại đây trong năm 2016 theo mô hình « chương trình đối tác công – tư ».
Các hạng mục bao gồm xây dựng một Trung tâm cứu hộ y tế hàng hải, rải cáp quang ngầm dưới lòng biển và phủ sóng Wifi cho toàn bộ các đảo có người ở và những bãi đá. Quan chức nàycòn cho biết thêm sân bay trên đảo Phú Lâm (Woody Island) sẽ đón tiếp những chuyến bay thường xuyên trong năm nay, nhưng không nêu rõ chi tiết.
Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974, sau một trận hải chiến dữ dội với hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Năm 2012 khi Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa (thuộc đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa) và cho mời gọi các tập đoàn dầu khí đến thầu các lô khai thác trong vũng lãnh hải mà Việt Nam có đòi hỏi chủ quyền, hàng trăm người Việt Nam đã xuống đường biểu tình phản đối.
Căng thẳng Trung Quốc và Việt Nam đặc biệt gia tăng trong những tuần gần đây, sau khi Bắc Kinh cho thử nghiệm một vài một chuyến bay dân sự đến Đá Chữ Thập, nơi có một trong ba phi đạo mà Trung Quốc đã xây dựng trong khu vực từ hơn một năm nay.
Trên thực tế, Trung Quốc có yêu sách chủ quyền trên toàn bộ diện tích Biển Đông, nơi có những tuyến hàng hải quan trọng đối với thương mại thế giới. Cũng trong vùng biển này, Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Philippines, Brunei, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét