Pages

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

ĐƠN TỐ GIÁC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Yên bái, ngày 08 tháng 04 năm 20011

ĐƠN TỐ GIÁC

Kính gửi: Toàn thể các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước Việt Nam.
Tôi rất mong rằng các ông bà có chức vụ sẽ là:

Người quân tử được ngôi cao để thi hành cái đạo!

Đừng trở thành:

Kẻ tiểu nhân được ngôi cao để tìm cách kiếm lợi!

Căn cứ điều 51, điều 52, điều 126 hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

Căn cứ điều 1, điều 2, điều 32 điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam.

Căn cứ điều 8, điều 296, điều 314 bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.

Căn cứ điều 83, điều 87 bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam.

Căn cứ điều 159, điều 167 bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam.

Căn cứ điều 401 bộ luật tố tụng dân sự nước CHXHCN Việt Nam.

Tôi người tố giác: Ngô Văn Hải 44 tuổi. Nghề nghiệp: Thợ nguội sửa chữa 3/7.

Trú quan: Tại tổ 56A phường Nguyễn Thái Học. Thành phố Yên Bái. Tỉnh Yên Bái.

Người bị tố giác: Ông Phan Trọng Khang ( phó chánh án tòa án ND tỉnh Yên Bái), ông Nguyễn Văn Lợi ( thẩm phán tòa án ND tỉnh Yên Bái), bà Nguyễn Thị Thu Lan ( thẩm phán tòa án ND thành phố Yên Bái), ông Nguyễn Đình Lâm ( thẩm phán tòa án ND thành phố Yên Bái) và ông Lê Thái Hưng ( phó chánh án tòa án ND thành phố Yên Bái) đã ngăn cản không cho tôi thực hiện quyền khởi kiện bọn tư bản. Đồng thời không thực hiện đúng chức năng cán bộ tòa án nhân dân nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Đồng thời khiếu nại: Về việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo văn bản số 701/VKS- P5 của ông viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái Nguyễn Văn Khang là thiếu căn cứ và chưa đúng quy định pháp luật.

* Ngày 08/ 04/ 2009 tôi có đơn khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân đến tòa án.

* Ngày 26/ 01/ 2010 tôi có đơn khởi kiện lại về việc tanh chấp lao động cá nhân.

* Ngày 20/ 04/ 2010 tôi có đơn khởi kiện bà Nguyễn Thị Thu Lan và ông Lê Thái Hưng.

* Ngày 28/ 04/ 2010 tôi có đơn khởi kiện lại về việc tranh chấp lao động cá nhân.

Nhưng các cán bộ tòa án này đã ra các quyết định trả lại đơn khởi kiện của tôi với lý do hết thời hiệu. Nhưng quyết định này của ông phó chánh án Phan Trọng Khang, ông thẩm phán Nguyễn Văn Lợi, bà thẩm phán Nguyễn Thị Thu Lan, ông thẩm phán Nguyễn Đình Lâm và ông phó chánh án Lê Thái Hưng, đã áp dụng quy phạm thời hiệu nghành luật dân sự để điều chỉnh thời hiệu quan hệ tranh chấp lao động của nghành luật lao động “ râu ông này cắm cằm bà kia”, nhưng thực tế vẫn còn.

Vì khi xác định thời điểm bị xâm hại ( vi phạm) là việc xác định thời hiệu khởi kiện của luật dân sự. Do đối tượng của luật dân sự là tài sản và nhân thân lên xác định đơcj quyền sở hữu hợp pháp thì khi bị xâm hại là lúc tính thời hiệu khởi kiện.

Còn việc xác định thời hiệu của quan hệ lao động là xác định thời điểm tranh chấp do nghành luật lao động quy định. Vì đối tượng của luật lao động là quan hệ lao động, mà giá trị lao động khi người lao động làm ra lại do người sử dụng lao động có quyền phân phối.

Nên không xác định quyền sở hữu mà xác định quyền chấp thuận trong thỏa thuận thương lượng ở mối quan hệ lao động, do vậy thời hiệu không xác định thời điểm bị xâm hại ( vi phạm) mà thời hiệu được xác định từ khi tranh chấp.

Theo điều 159 bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi năm 2007 quy định:

“ Việc giải quyết tranh chấp lao động tại các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành khi một bên từ chối thương lượng hoặc hai bên đã thương lượng mà vẫ không giải quyết được và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động”.

Như vậy phần giả định “ một bên từ chối thương lượng” trả lời câu hỏi từ khi nào?

Phần giả định “ hai bên đã thương lượng mà vẫn không giải quyết được” trả lời câu hỏi trong hoàn cảnh nào?

Phần giả định “ một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động” trả lời câu hỏi trong điều kiện nào?

Từ giả định trên quy phạm đã quy định rõ khi nào giải quyết tranh chấp, dấu hiệu thế nào là tranh chấp lao động và xác định thời hiệu khởi kiện “ bắt đầu” từ khi nào.

Theo điều 167 bộ luật lao động xác định khoảng thời gian hết thời hiệu khởi kiện:

“ thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau:

- Một năm, kể từ khi xẩy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 điều 166 của bộ luật này”.

Phần giả định của quy phạm “ kể từ ngày xẩy ra hanh vi mà mỗi bên tranh chấp” trả lời câu hỏi từ khi nào?

Phần giả định của quy phạm “ cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm” trả lời câu hỏi trong hoàn cảnh nào?

Phần giả định “ đối với các tranh chấp lao động…” trả lời câu hỏi trong điều kiện nào?

Đồng thời quy phạm đã giả định: “ tranh chấp cho rằng” chứ không phải chủ thể xác định quyền, lợi ích của mình bị vi phạm” và cuối quy phạm giả định “ đối với các tranh chấp lao động…”. Nên ta phải hiểu thời hiệu quy phạm giả định kể từ ngày xẩy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp chứ không phải kể từ ngày xẩy ra hành vi mỗi bên cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.

Từ giả định trân quy phạm đã quy định “ Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động”, chứ không phải yêu cầu giải quyết hành vi vi phạm là “ một năm” thì hết thời hiệu khởi kiện.

Cũng như tòa án chỉ giải quyết với tranh chấp khi mỗi bên cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm, còn những tranh chấp không liên quan đến quyền, lợi ích của mình thì không giải quyết.

Thời hiệu là một năm kể từ ngày xẩy ra hành vi mà mỗi bên “ tranh chấp” mới phù hợp và thống nhất với quy phạm điều 159. Điều 159 quy định bắt đầu thời hiệu khởi kiện, giải quyết tranh chấp và điều 167 quy định thời hiệu khởi kiện một năm là hết thời hiệu.

Như vậy mới đúng với đối tượng và bản chất mà nghành luật lao động điều chỉnh.

Việc xác định như bà Nguyễn Thị Thu Lan , ông Lê Thái Hưng, ông Nguyễn Văn Lợi, ông Phan Trọng Khang: “ ông đã xác định quyền lợi của ông bị vi phạm từ ngày 23/ 01/ 2008 đến ngày 08/ 04 2009 ông làm đơn khởi kiện tại tòa án là 1 năm 2 tháng 5 ngày”.

Đó là việc xác định thời hiệu khởi kiện của nghành luật dân sự không phù hợp với đối tượng và bản chất nghành luật lao động điều chỉnh.

Đồng thời nếu xác định theo điều 167 bộ luật lao động, thì việc xác định trên đã áp dụng phần giả định: “ cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm” trả lời câu hỏi trong hoàn cảnh nào của quy phạm điều 167, sang quy định cho quy phạm điều 159 bộ luật lao động.

Nếu áp dụng điều 167 xác định thời hiệu khởi kiện bắt dầu là sai mà phải áp dụng điều 159 mới đúng rồi áp dụng điều 167 xác định khỏng thời gian hết thời hiệu khởi kiện .

Theo đơn khởi kiện ngày 8/4/ 2009 áp dụng theo bộ luật lao động điều 159 thì thời hiệu được xác định từ: “ một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động “. Tức ngày 8/4/2009 là ngày đầu tiên của thời hiệu khởi kiện vì hai bên chưa từ chối thương lượng và cũng chưa thương lương không thành.

Theo điều 167 bộ luật lao động thì ngày 8/4/2009 sẽ là ngày giả định đầu tiên và ngày 8/4/2010 là ngày kết thúc thời hiệu khởi kiện của quan hệ lao động.

Cũng như biên bản thanh tra ngày 19/3/2009 của đoàn thanh tra liên nghành: “ Từ ngày 1/1/2008 đến nay, ở doanh nghiệp không có vụ tanh chấp lao động nào xẩy ra”.

Theo đơn khởi kiện ngày 26/01/2010 nếu xác định độc lập và dấu hiệu tranh chấp gần nhất thì thời hiệu khởi kiện là ngày 28/5/2009 khi công ty có công văn ghi: “ công ty không phải bồi thường bất kỳ khoản tiền nào vì lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như ông Hải yêu cầu”.

Theo đơn khởi kiện ngày 28/4/2010 nếu xác định độc lập và dấu hiệu tranh chấp gần nhất thì thời hiệu khởi kiện là ngày căn cứ công văn số MA 009/09 – LR ngày 31 tháng 12 năm 2009: “ Công ty sẽ không giải quyết bất kỳ đơn thư hay thỏa thuận nào với ông nữa”.

Vậy tôi đã khởi kiện đi khởi kiện lại đến 3 lần nhưng ông Phan Trọng Khang, ông Nguyễn Văn Lợi, bà Nguyễn Thị Thu Lan, ông Nguyễn Đình Lâm và ông Lê Thái Hưng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn ra những văn bản trái pháp luật. Đồng thời không thực hiện đúng chức năng cán bộ tòa án nhân dân nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sự việc của tôi chỉ là tranh chấp lao động dơn giản, không hiểu vì lý do gì mà các ông bà trên cố tình tìm cách ( bảo vệ bọn tư bản) ngăn cản không cho tôi khởi kiện.

Có phải các ông bà trên đã nhận hối lộ của bon tư bản nên đã ngăn cản không cho tôi đấu tranh với chúng?

Cũng như không trấn áp chúng khi chúng vi phạm pháp luật.

Như vậy các cán bộ tòa án này đã có dấu hiệu phạm tội hình sự theo điều 296 bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.

Đồng thời dẫn đến có dấu hiệu sai phạm về chính trị sau:

- Có dấu hiệu đánh mất tư tưởng của giai cấp vô sản và lý tưởng của Đảng.

- Có dấu hiệu đánh mất lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin

- Có dấu hiệu không thực hiện nhiệm vụ đảng viên ( chức năng nhiệm vụ tòa án).

Vậy tôi làm đơn này tố giác tới các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước, đề nghị các hãng thông tân báo chí trong và ngoài nước lên tiếng can thiệp giúp đỡ, ra văn bản:

- Yêu cầu tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của ông Phan Trọng Khang, ông Nguyễn Văn Lợi, ông Lê Thái Hưng, ông Nguyễn Đình Lâm và bà Nguyễn Thị Thu Lan.

- Yêu cầu tòa án thành phố Yên Bái thụ lý đơn khởi kiện của tôi.

- Yêu cầu tòa án thành phố Yên Bái phải thực hiện đúng chức năng bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp mà pháp luật q uy định cho tôi.

- Đồng thời đưa những cán bộ có dấu hiệu phạm tội này ra xét sử trước pháp luật.

- Tôi xin chân thành cảm ơn !

Ngày 8 tháng 04 năm 211

Người tố giác

Ngô Văn Hải

Không có nhận xét nào: