Phóng viên Ben Bland từ Financial Times (FT) nhận định chính phủ Việt Nam ngày càng bị bó hẹp về giải pháp trong nỗ lực bình ổn kinh tế vĩ mô, với vòng xoáy lạm phát tiếp tục tồi tệ.
Trong Bấm blog beyondbrics ra tuần này, phóng viên của FT tại Hà Nội cho hay chủ doanh nghiệp và các công ty bất động sản kêu khổ về lãi suất quá cao. Các công ty đang chịu áp lực lớn do chính sách thắt chặt tiền tệ trong khi người lao động bị ảnh hưởng nhiều do lạm phát, đặc biệt là giá lương thực tăng vọt.
Kết quả là vào tuần này chính phủ nói rằng họ sẽ tăng mức lương tối thiểu cho người lao động ngoài khu vực nhà nước.
Mức tăng được ấn định trong khoảng 48% đến 69%, tùy thuộc vào vùng, và sẽ có hiệu lực từ 01 tháng 10 năm nay.
"Điều rõ ràng duy nhất là không có giải pháp dễ dàng nào để đương đầu với thực trạng bất ổn kinh tế vĩ mô đang tiếp diễn "
Ben Bland, Financial Times
Kể từ tháng Mười, mức lương tối thiểu tại các công ty nước ngoài và công ty trong nước sẽ ngang nhau.
Trong tháng Năm, chính phủ tăng mức lương của tất cả người làm trong khu vực nhà nước khoảng 14%.
Với giá sinh hoạt tăng quá nhanh, chính phủ cảm thấy có ít sự lựa chọn ngoài việc phải tăng mức lương tối thiểu.
Tuy nhiên các kinh tế gia lo ngại rằng qui mô tăng và thời điểm của động thái mới nhất này có thể lại đẩy dự đoán lạm phát còn cao hơn nữa.
Matt Hildebrandt, kinh tế gia tại JP Morgan ở Singapore, đã viết trong bản lưu ý cho khách hàng rằng mặc dù ông tin là lạm phát hàng năm có thể đã đạt tới đỉnh điểm, nhưng cũng có một nguy cơ rằng việc tăng mức lương tối thiểu có thể lại làm chậm tiến độ giảm lạm phát trong quý thứ tư hoặc thậm chí trì hoãn việc giảm lạm phát. "
'Đầu cơ và làm giá'
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng nói rằng "tăng mạnh là tốt hơn điều chỉnh chậm" vì tác động về giá về sau này có thể chỉ giới hạn trong khoảng một hoặc hai tháng chứ bị kéo trong một thời gian dài.
Nhiều công nhân nhà máy tại các khu công nghiệp nở rộ quanh Hà Nội và Tp HCM có thu nhập hơn mức lương tối thiểu mới hàng tháng là 2.000.000 đồng (95 đôla) và nhiều người lao động trong khu vực kinh tế không chính thức thậm chí không được trả mức lương tối thiểu.
Tuy nhiên thương nhân và các nhà bán lẻ thường lợi dụng việc tăng lương tối thiểu để tăng giá hàng hóa và dịch vụ của họ.
Trong nền kinh tế chỉ có tính thị trường một phần và còn manh mún tại Việt Nam Cộng sản, có rất nhiều kẽ hở cho trung gian (hoặc “đối tượng đầu cơ và làm giá" như chính phủ thường ưa gọi) để khai thác xu hướng lạm phát.
Vẫn theo nhà báo của Financial Times, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã liên tục khuyến cáo chính phủ Việt Nam phải tiếp tục tự do hóa nền kinh tế hơn nữa nếu muốn khống chế lạm phát về lâu dài.
Tuy nhiên, vào những thời điểm khó khăn như hiện nay, chính phủ có xu hướng dựa vào các biện pháp hành chính như kiểm soát giá cả và hạn chế nhập khẩu cũng như dùng những cách làm khác có từ hệ thống quản lý tập trung theo lối cũ.
Người ta chỉ thấy có duy nhất một sự đồng thuận rõ ràng, đó là không có giải pháp dễ dàng nào để đương đầu với thực trạng bất ổn kinh tế vĩ mô đang tiếp diễn tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét