Pages

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Ba Dũng bao giờ bể hụi ?

Châu Xuân Nguyễn
 
(Bài cũ đáng quan tâm cho đăng lại)
Chị Tư hàng thịt ở chợ Bình Tây (Chợ lớn, quê của tôi đó nha) bể hụi được thì ba Dũng Kiên Giang cũng bể hụi được thôi. Cái khác biệt là tay con của Ba Dũng là Tập đoàn và Tổng công ty.
Tạm thời gác chuyện hụi hè qua một bên. Tháng trước, tôi tăng tốc trong dự báo là TTCK sẽ sụp (sụp không có nghĩa là tất cả cổ phiếu là giấy lộn, nhưng có nghĩa là ai giữ cổ phiếu này thì chỉ giữ mà trả tiền lời cầm cố chứng khoán 6 tháng hay 1 năm vì mua bán như chùa bà Đanh, muốn bán phải super sales mới có người miễn cưởng mà mua. Thành phần lính “đánh lên” bị chết ngắc và chôn từ lâu rồi khi tất cả báo lề phải theo dự báo của tôi và đưa tin xám xịt, ai mà đánh lên nổi với thông tin tràn lan như thế ????
Và cùng lúc, tôi cũng dự báo BĐS sụp đổ (sụp không có nghĩa là căn apartment cho không, nhưng có nghĩa là ai ôm apartment sẽ không có người mướn trong 1 năm, hay có thể 2 hay 3 năm và mỗi tháng trả tiền lời nhà băng hay mỗi 6 tháng đóng tiền tiến độ, hay bỏ của chạy lấy người vì không ai có tiền hay nhà băng nào có thanh khoản để cho mượn, nói chung, ai ôm BĐS là từ chết tới bị thương). Và với BĐS, báo lề phải cũng thuyết phục với lý thuyết của tôi và một màu xám xịt cũng được đăng lên tất cả các mặt báo lề phải. Rốt cuộc là cò mồi không thể nào dùng tiền mua biên tập viên viết những bài đánh lên để họ bán đổ bán tháo apartment.
Thật ra, có vài người qua người bạn thân nhất của tôi ở tờ báo này đề nghị tôi viết 1 bài “đánh lên” BĐS và TTCK. Người bạn tôi tên K. phì cười và nói, “Ối Giời ơi, ai mà mua được anh Châu, anh ấy chỉ viết cái nào đúng mà thôi”. Sau này K. mới nói tôi nghe, tôi hỏi K. họ ra giá bao nhiêu, K. phì cười 500 usd.
Cùng lúc tôi cũng dự báo rằng nhà băng sẽ là hệ thống suy sụp tới (suy sụp hệ thống nhà băng không có nghĩa là nhà băng hết tiền, nhưng có nghĩa là toàn hệ thống phải sát nhập, nhiều nhà băng nhỏ phải vỡ nợ, hệ thống quản lý chặt chẻ theo tiêu chuẩn WTO hơn v.v..). Và hôm nay, bài báo này chứng minh lời dự đoán của tôi dần dần thành sự thật.
19 tập đoàn (TĐ) được NTD nhân danh dân tộc VN bảo kê cho vay 30 tỉ usd năm 2008-09 và sau đó 2010,11 thêm vài chục tỉ usd từ ngân hàng nhà nước. Đó là cho mượn hụi. Những TĐ này mỗi tháng theo lẽ phải đóng hụi chết (monthly repayment) định kỳ cả vốn lẫn lãi.
Ai có hoạt động doanh nghiệp đều biết, khi luồng tiền không đủ thì phải ưu tiên trả lương thợ, trade account tức là tài khoản nợ vật tư, còn nhà băng vì là phe ta nên họ lơ là. Đã vậy tập đoàn EVN nợ TKV 5.000 tỉ vnd, EVN nợ PetrolVN 8.000 tỉ vnd….vậy thì tiền đâu mấy TĐ này đóng hụi chết ????
NH quốc doanh cứ phải chàng hụi cho mấy TĐ này thì cũng chết dần chết mòn. Vì chính NHQD vẫn phải mượn usd ở ngoại quốc để cho TĐ này mượn lại, nếu TĐ không trả thì NHNN phải bảo lãnh để vay thêm ở thị trường tiền tệ của phố Wall.
Kẹt một cái là Phố Wall không cho mượn nữa vì Vinashin quỵt 60 triệu nợ đầu tiên ngày 20.12.2010 (tổng cộng nợ là 600 triệu usd cho khách hàng này). Chính vì quỵt nợ nên EVN định bán trái phiếu 1 tỉ usd bị từ chối. TKV cũng muốn bán thêm 1 tỉ usd cũng bị từ chối….Bao nhiêu đó đủ thấy Vinashin phá sản 120 ngàn tỉ vnd hay 6 tỉ usd là không thấm gì so với 30 tỉ usd hàng năm mà các TĐ mượn của hệ thống ngân hàng quốc doanh.
Còn về nợ xấu, Nguyễn văn Giàu Thống đốc NHNN tuyên bố là tỉ lệ nợ xấu là 3% nhưng ông ấy không nói phương pháp kỳ quặt mà hệ thống ngân hàng VN tính nợ xấu.
Tất cả ngân hàng trên thế giới tính nợ xấu (bad debts) là khi người trả nợ không trả được 2 kỳ nợ liên tiếp (ví dụ bạn mượn 100 ngàn usd với 8% lãi, thời hạn 1 năm thì mỗi năm trả 108 ngàn, chia làm 12 tháng, mỗi tháng khoảng 9 ngàn, khi bạn không có khả năng trả 2 tháng thì nợ xấu của bạn là 108 ngàn usd, còn hệ thống ngân hàng VN tính là sau khi không trả nỗi 2 kỳ thì nợ xấu là 18 ngàn, lần 3 nữa thì nợ xấu là 27 ngàn etc….).
Chính vì lý do này nên Nguyễn van Giàu nói là nợ xấu chỉ là 3%, thật sự nếu những khoản dư nợ bình quân là 24 tháng thì tỉ lệ nợ xấu này có thể lên tới 3% X 12 = 36% tổng dư nợ. Vì tính nợ xấu kiểu “ăn gian” như thế này nên số tiền dự phòng cũng chỉ 3% thay vì 36% như ngân hàng ngoại quốc. Chính vì số nợ xấu quá cao nên nguy cơ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng khi chứng khoán và BĐS không thu hồi được nợ là rất có thật.
Hãy giử bài viết này để xem dự báo tôi trong vòng vài tháng hay 1 năm nữa xem nó đúng như thế nào.
TIME FOR A CHANGE
Melbourne 29.06.2011
————————-
http://vneconomy.vn/20110629112125719P0C6/hoat-dong-ngan-hang-tiem-an-bat-on.htm
Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn bất ổn
ANH QUÂN
29/06/2011 11:41 (GMT+7)
Một số chuyên gia lo ngại nợ xấu ngân hàng có khả năng tăng lên, dù hiện vẫn dưới 3% tổng dư nợ.
Trong khi diễn biến lạm phát xuất hiện những dấu hiệu cải thiện hơn, sự ổn định ngân hàng lại xuất hiện những cảnh báo
“Sau 4 tháng thực hiện Nghị quyết 11, nền kinh tế là một bức tranh khó phân định”, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viên Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) lưu ý như vậy trong phần phát biểu của mình tại Hội thảo Bất ổn kinh tế vĩ mô và tác động phúc lợi, được tổ chức sáng 28/6.Các chỉ tiêu làm “nhiễu sóng” nhìn nhận về tình hình kinh tế thể hiện qua con số tăng trưởng GDP, sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, chi tiêu dùng… đều tăng mạnh, không có vẻ gì là chịu tác động lớn từ loạt chính sách đánh vào tổng cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Có lẽ, duy nhất chỉ tiêu lạm phát là thể hiện tình hình xấu đi nhanh, nhưng với những diễn biến gần đây về mức độ giảm tốc CPI cũng đang phân đôi quan điểm xã hội: một bên là bi quan tiếp nối, bên còn lại phần nào yên tâm với hiệu quả điều hành.
Nhưng trong khi diễn biến lạm phát xuất hiện những dấu hiệu cải thiện hơn, sự ổn định ngân hàng lại xuất hiện những cảnh báo. “Lạm phát cao và sự ổn định ngân hàng là có vấn đề”, Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nguyễn Thị Kim Thanh nhìn nhận như vậy về tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay.
Chia sẻ thêm, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Lê Xuân Nghĩa liệt kê một số bất cập mà chính sách tiền tệ mang lại: lạm dụng hành chính; hệ thống ngân hàng “méo mó khủng khiếp” đến không còn đường cong lãi suất; các tổ chức tín dụng có vẻ “thích” công cụ hành chính, không thích công cụ thị trường…
Theo vị chuyên gia này, việc áp trần lãi suất huy động là biện pháp hành chính và không thực sự cần thiết. Bởi lẽ, Ngân hàng Trung ương không cần quan tâm đến lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại mà chỉ nên quan tâm đến lãi suất liên ngân hàng trên thị trường mở, ông nêu quan điểm.
“Liên ngân hàng ổn định, thị trường sẽ ổn định. Việc của Ngân hàng Trung ương là giữ cho thị trường liên ngân hàng ổn định. Việt Nam dường như đang xử lý ngọn, bỏ qua thị trường liên ngân hàng”, ông nhấn mạnh.
Phó chủ tịch Nghĩa cũng cho rằng, việc áp trần lãi suất huy động, dù là biện pháp hành chính nhưng được các ngân hàng thương mại “thích” hơn vì dễ lách. Trong khi các biện pháp mạnh theo thị trường như tăng dự trữ bắt buộc không được các tổ chức này đồng tình vì quá minh bạch và khó tránh né.
Chuyên gia này cũng cảnh báo, bên cạnh vấn đề về tiền tệ nói trên, rủi ro nợ xấu hệ thống ngân hàng và nợ Chính phủ tăng nhanh trở thành bộ ba tiềm tẩn rủi ro vĩ mô trong thời gian tới.
Cụ thể là hệ thống ngân hàng đang chịu áp lực lớn từ các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước hút vốn lớn nhưng làm ăn kém hiệu quả và chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu, trở thành nơi tích tụ nợ xấu cho chính bản thân họ và các ngân hàng.
Cộng hưởng thêm vào những rủi ro trên là nợ công tăng nhanh trong thời gian gần đây. Chỉ trong vòng 3 năm, khối nợ đã tăng bằng 7 – 8 năm trước đó với lãi suất ngày càng cao và kỳ hạn ngày càng ngắn.
Trong khi đó, tình trạng USD hóa và vàng hóa tiếp tục diễn biến phức tạp, dân chúng có thể dễ dàng “nhảy” từ tiền sang vàng, ngoại tệ ngay trong hệ thống ngân hàng và ngoài ngân hàng, khiến cho tính toán cầu tiền thêm phức tạp…
Đây là nguy cơ trong những năm tới chứ không phải ra khỏi giai đoạn khó khăn này là “sạch sẽ như chùi”, ông Nghĩa cho hay.
Thêm vào đó, TS. Võ Trí Thành cũng “đánh động” rằng, sau khi có những đánh giá tốt về Nghị quyết 11, gần đây mức độ nghi ngờ của các tổ chức quốc tế lại “tái xuất”. Bảo hiểm rủi ro vỡ nợ trái phiếu (CDS) của Việt Nam từ cuối tháng 5 đến nay tăng điểm mạnh mẽ. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức rất thấp sau 3 lần bị hạ điểm.
Từ phía Ngân hàng Nhà nước, dữ liệu công bố cũng cho biết nhiều vấn đề đáng quan ngại. Bài phát biểu của Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình tại Hội thảo sáng 28/6 đề cập, nguy cơ rủi ro tín dụng và nợ xấu có xu hướng gia tăng, dù vẫn dưới 3%, do thị trường bất động sản biến động thất thường, tình trạng đầu cơ còn phổ biến, lãi suất vay tổ chức tín dụng tăng cao.
Cụ thể, dư nợ để đầu tư kinh doanh bất động sản là 220,787 tỷ đồng, giảm 6,16% so với cuối năm 2010, chiếm 9,4% dư nợ tín dụng toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu là 2,37%. Trong đó, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn, tới 77%, trong khi vốn huy động của cá tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, nên có thể phát sinh rủi ro thanh khoản.
Dư nợ cho vay xây dựng, mua nhà, sửa chữa nhà để bán chiếm 45%, khả năng thu hồi nợ cho vay đối với nhu cầu vốn này gặp khó khăn do giá nhà ở đang vượt quá khả năng thu nhập của đại đa số người có nhu cầu mua nhà để ở, nên khả năng tiêu thụ nhà ở đang có xu hướng chậm lại.
CXN_062911_1145_Ba Dũng bao giờ bể hụi

Không có nhận xét nào: