Trọng Nghĩa_RFI
Trong tháng 9/2011, Trung Quốc đã ồn ào phản đối việc tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh hợp tác thăm dò dầu khí tại hai block ngoài khơi Việt Nam. Trước đây, những công ty Anh Mỹ như Chevron, BP đã rút lui ngay sau khi bị dọa, nhưng lần này Ấn Độ đã dứt khoát bác bỏ, nói rằng việc cộng tác với Việt Nam theo đúng luật lệ quốc tế.
Về chính trị, ngoại giao, Ấn Độ đang bất bình trước việc Trung Quốc thắt chặt quan hệ quân sự với Pakistan, càng lúc càng chen chân vào vùng Ấn Độ Dương vốn là khu vực ảnh hưởng của New Delhi, trong lúc vẫn duy trì sức ép tại vùng Bắc Ấn, nơi tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên vẫn chưa được giải quyết.
Về kinh tế, Ấn Độ luôn luôn cần thêm dầu hỏa để phát triển, tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh lại không có lợi ích kinh tế nào tại Trung Quốc, nên không bị Bắc Kinh chi phối, khác với các tập đoàn dầu hỏa Anh – Mỹ trước đây, vốn coi trọng quyền lợi của họ tại Trung Quốc hơn là công việc làm ăn với Việt Nam.
Theo nhà bình luận Ngô Nhân Dụng, chính quyền Việt Nam cần tranh thủ cơ hội này, duy trì quan hệ thân hữu với chính phủ Ấn Độ, quốc gia có khả năng, và hiện sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về mặt quân sự, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với ONGC.
Nếu công cuộc hợp tác này thành công, điều đó sẽ có tác động lôi cuốn các tập đoàn dầu khí ngoại quốc khác vào vùng Biển Đông, giúp cho Việt Nam không còn đơn độc trong việc ứng phó với tham vọng của Trung Quốc.
Trong tháng 9/2011, Trung Quốc đã ồn ào phản đối việc tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh hợp tác thăm dò dầu khí tại hai block ngoài khơi Việt Nam. Trước đây, những công ty Anh Mỹ như Chevron, BP đã rút lui ngay sau khi bị dọa, nhưng lần này Ấn Độ đã dứt khoát bác bỏ, nói rằng việc cộng tác với Việt Nam theo đúng luật lệ quốc tế.
Ông Ngô Nhân Dụng, bình luận gia báo Người Việt tại Hoa Kỳ
Theo ông Ngô Nhân Dụng, bình luận gia báo Người Việt tại California (Hoa Kỳ), thái độ cứng rắn của New Delhi trước các sức ép của Bắc Kinh xuất phát cả từ nguyên nhân chính trị lẫn kinh tế.
Về kinh tế, Ấn Độ luôn luôn cần thêm dầu hỏa để phát triển, tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh lại không có lợi ích kinh tế nào tại Trung Quốc, nên không bị Bắc Kinh chi phối, khác với các tập đoàn dầu hỏa Anh – Mỹ trước đây, vốn coi trọng quyền lợi của họ tại Trung Quốc hơn là công việc làm ăn với Việt Nam.
Theo nhà bình luận Ngô Nhân Dụng, chính quyền Việt Nam cần tranh thủ cơ hội này, duy trì quan hệ thân hữu với chính phủ Ấn Độ, quốc gia có khả năng, và hiện sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về mặt quân sự, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với ONGC.
Nếu công cuộc hợp tác này thành công, điều đó sẽ có tác động lôi cuốn các tập đoàn dầu khí ngoại quốc khác vào vùng Biển Đông, giúp cho Việt Nam không còn đơn độc trong việc ứng phó với tham vọng của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét