Nguyễn Ngọc Già
Cuối cùng, sự tham tàn và phi nhân tính – Gadhafi – đã bị kết liễu!
Mọi việc của người dân Lybia có vẻ vẫn đang ở phía trước với không ít lời nhận định của các nhân vật nổi tiếng trên thế giới về mối quan tâm hòa giải, quảng đại, khoan dung, rộng lượng và hướng đến xây dựng một Lybia hòa bình và giàu có thay vì trả thù lẫn nhau (1), (giữa phe trung thành với Gadhafi bị bắt làm tù binh cùng thân quyến của họ và chính quyền mới). Mong rằng người dân Lybia không tiếp tục đứng giữa “làn đạn”, mặc dù “tiếng súng chính quy” đã không còn nổ nữa! Hãy nói về sự tha thứ trong hòa bình, dù trước đó máu người Lybia đã đổ quá nhiều.
Hình ảnh, lời nói Gadhafi được truyền rộng rãi trên toàn thế giới, khi mà hắn đứng trước vành móng ngựa trả lời quan tòa Lybia về các tội ác tày trời, cũng như sau đó nhận lãnh hình phạt thích đáng sẽ văn minh và dân chủ hơn hình ảnh một Gadhafi bị đánh đập be bét và “bị bắn chết như một con chó”(1)???!!!Tiếc! Rất tiếc!
Mặc dù cảm thông với sự uất hận kìm nén trong suốt hơn 40 năm dưới sự cai trị bạo tàn của Gadhafi, tôi vẫn rất tiếc nuối để nói, nếu như người Lybia bình tĩnh hơn, kìm chế hơn khi giữ mạng sống Gadhafi thay vì trút hết những căm thù trong tích tắc bằng một phát đạn!
Giá như người Lybia làm được điều đó, không những để cho toàn dân Lybia cùng kết tội Gadhafi, họ còn trưng bày cho thế giới thấy một dân tộc ôn hòa. Không những thế, làm được điều này, người Lybia càng tiếp thêm sức mạnh cho người dân các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Cuba… nỗ lực và vững bước đấu tranh để giải thể chế độ độc tài toàn trị. Bên cạnh đó, những lời tố cáo đanh thép cùng bản án nghiêm khắc nhất của cơ quan công quyền Lybia trước tội ác của Gadhafi, cũng như lời nhận tội (thậm chí cả lời chối tội) của hắn sẽ như một hồi còi đinh tai nhức óc để cảnh cáo mạnh mẽ những kẻ đang mê đắm lợi quyền mải miết chà đạp không thương tiếc quyền làm người của nhân dân sở tại. Có lẽ như thế công bằng, thỏa đáng và chính danh, cao cả hơn hành động một phát súng chỉ thỏa mãn ngay lập tức một nhóm nhỏ trực tiếp trong phút chốc.
Dù người dân Lybia có thể căm thù tột độ tội ác man rợ của Gadhafi, nhưng có thể không phỉ nhổ hắn về mặt… bán nước! Do vậy, Gadhafi cũng đáng để nhỏ chút lòng thương hại về… khía cạnh này!
Tuy vậy, vẫn mừng cho người dân Lybia, nhưng chưa dám “chúc”, vì còn phải chờ xem tình hình “hậu Gadhafi” ra sao!
***Những động thái mới đây của Thein Sein – Tổng thống Miến Điện: trả tự do cho tù nhân chính trị, mở rộng dân chủ, người dân có quyền đình công, biểu tình, lập hội… cùng với việc chối từ một dự án lớn (do Trung Quốc muốn đầu tư mà có thể gây hại cho đất nước Miến Điện), như chỉ dấu rõ nét của ông Thein Sein quyết chọn Quê hương và Dân tộc, khi ông ta (dường như) chợt bừng tỉnh khỏi cơn mê bao năm mà nhận ra những bước chân lạc lối, để biết đã đến lúc dứt khóat quay về với dân tộc. Tất nhiên, không thể không nhắc đến sự đấu tranh không mệt mỏi, không ngả lòng cho nhân dân Miến Điện suốt mấy chục năm của bà Aun Sang Suu Kyi – người xứng đáng với Nobel hòa bình 1991. (Hình như) Việt Nam ta cũng xứng đáng có được giải thưởng này – như một hành động khích lệ thực tế, hiệu quả mà lại hoàn toàn ôn hòa, bất bạo động???
Mừng cho người Miến Điện có được một Tổng Thống can đảm, biết vượt qua nỗi sợ hãi về lợi quyền độc tôn xem chừng không còn “một tay che trời” để chấp nhận sự cạnh tranh nhằm phục vụ lợi ích dân tộc. Chúc cho người dân Miến Điện ngày càng nhanh chóng thăng tiến trên con đường dân chủ, tự do, phú cường!
***Việt Nam chúng ta có đạt được thành quả dân chủ ôn hòa bất bạo động như Miến Điện trong nay mai hay phải chứng kiến hình ảnh tương tự như Gadhafi? Điều này có vẻ phụ thuộc một phần lớn vào thái độ của người CSVN.
Người ta đang so sánh hình ảnh Trương Tấn Sang như là một Boris Yelsin của Việt Nam, kể từ khi ông ấy lên nắm chức Chủ tịch nước. Với những tuyên bố khảng khái về sự thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ Quốc, xấu hổ về những con sâu, không để Vinashin “chìm xuồng” (2)…, chuyến đi Ấn Độ để lại những dư âm có vẻ tốt lành hơn những điều tiếng như chuyến đi Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng, người dân đang mong chờ những hành động thiết thực tiếp ngay những lời nói của ông. Lời nói đi đôi với việc làm đã trở thành chân lý trong việc đánh giá năng lực, tâm huyết… kể cả tình yêu Quê hương của những bậc nguyên thủ Quốc gia trên thế giới.
Người dân đang dõi theo và mong muốn thấy những hành động của ông Sang (tương tự như ông Thein Sein) với tư cách Chủ tịch nước – người có quyền ĐẶC XÁ theo khoản 12 điều 103 tại Hiến pháp. Tất nhiên, giữa Thein Sein và Trương Tấn Sang có khá nhiều sự khác biệt về tư thế bởi hai chế độ chính trị khác nhau. Tuy nhiên, chí ít những lá thư của Blogger Mẹ Nấm và bạn hữu đề nghị trả tự do cho ông Nguyễn Văn Hải (3), lá đơn kêu oan của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cho chồng là Cù Huy Hà Vũ (4), thư của Luật sư Vũ Đức Khanh (người vẫn còn quốc tịch Việt Nam) (5) thỉnh nguyện trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, cha Nguyễn Văn Lý, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) hoàn toàn nằm trong tầm tay ông Sang giải quyết được.
Hy vọng, đêm nay ông Sang thao thức với những lá thư này. Thao thức cho những con người cụ thể, cũng chính là thao thức cho Quê hương!
Dường như niềm tin người dân đang dành cho ông Trương Tấn Sang? Điều còn lại, ông Sang hướng về đâu?
Nguyễn Ngọc Già
_______________
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2011/10/toan-canh-ket-cuc-dam-mau-cua-gadhafi/ (1)
http://www.sgtt.com.vn/Thoi-su/154411/Khong-de-%E2%80%9Cchim-xuong%E2%80%9D-vu-Vinashin.html (2)
http://danluan.org/node/10321 (3)
http://danluan.org/node/9879 (4)
http://danluan.org/node/10182 (5)
http://danluan.org/node/10326
Mọi việc của người dân Lybia có vẻ vẫn đang ở phía trước với không ít lời nhận định của các nhân vật nổi tiếng trên thế giới về mối quan tâm hòa giải, quảng đại, khoan dung, rộng lượng và hướng đến xây dựng một Lybia hòa bình và giàu có thay vì trả thù lẫn nhau (1), (giữa phe trung thành với Gadhafi bị bắt làm tù binh cùng thân quyến của họ và chính quyền mới). Mong rằng người dân Lybia không tiếp tục đứng giữa “làn đạn”, mặc dù “tiếng súng chính quy” đã không còn nổ nữa! Hãy nói về sự tha thứ trong hòa bình, dù trước đó máu người Lybia đã đổ quá nhiều.
Hình ảnh, lời nói Gadhafi được truyền rộng rãi trên toàn thế giới, khi mà hắn đứng trước vành móng ngựa trả lời quan tòa Lybia về các tội ác tày trời, cũng như sau đó nhận lãnh hình phạt thích đáng sẽ văn minh và dân chủ hơn hình ảnh một Gadhafi bị đánh đập be bét và “bị bắn chết như một con chó”(1)???!!!Tiếc! Rất tiếc!
Mặc dù cảm thông với sự uất hận kìm nén trong suốt hơn 40 năm dưới sự cai trị bạo tàn của Gadhafi, tôi vẫn rất tiếc nuối để nói, nếu như người Lybia bình tĩnh hơn, kìm chế hơn khi giữ mạng sống Gadhafi thay vì trút hết những căm thù trong tích tắc bằng một phát đạn!
Giá như người Lybia làm được điều đó, không những để cho toàn dân Lybia cùng kết tội Gadhafi, họ còn trưng bày cho thế giới thấy một dân tộc ôn hòa. Không những thế, làm được điều này, người Lybia càng tiếp thêm sức mạnh cho người dân các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Cuba… nỗ lực và vững bước đấu tranh để giải thể chế độ độc tài toàn trị. Bên cạnh đó, những lời tố cáo đanh thép cùng bản án nghiêm khắc nhất của cơ quan công quyền Lybia trước tội ác của Gadhafi, cũng như lời nhận tội (thậm chí cả lời chối tội) của hắn sẽ như một hồi còi đinh tai nhức óc để cảnh cáo mạnh mẽ những kẻ đang mê đắm lợi quyền mải miết chà đạp không thương tiếc quyền làm người của nhân dân sở tại. Có lẽ như thế công bằng, thỏa đáng và chính danh, cao cả hơn hành động một phát súng chỉ thỏa mãn ngay lập tức một nhóm nhỏ trực tiếp trong phút chốc.
Dù người dân Lybia có thể căm thù tột độ tội ác man rợ của Gadhafi, nhưng có thể không phỉ nhổ hắn về mặt… bán nước! Do vậy, Gadhafi cũng đáng để nhỏ chút lòng thương hại về… khía cạnh này!
Tuy vậy, vẫn mừng cho người dân Lybia, nhưng chưa dám “chúc”, vì còn phải chờ xem tình hình “hậu Gadhafi” ra sao!
***Những động thái mới đây của Thein Sein – Tổng thống Miến Điện: trả tự do cho tù nhân chính trị, mở rộng dân chủ, người dân có quyền đình công, biểu tình, lập hội… cùng với việc chối từ một dự án lớn (do Trung Quốc muốn đầu tư mà có thể gây hại cho đất nước Miến Điện), như chỉ dấu rõ nét của ông Thein Sein quyết chọn Quê hương và Dân tộc, khi ông ta (dường như) chợt bừng tỉnh khỏi cơn mê bao năm mà nhận ra những bước chân lạc lối, để biết đã đến lúc dứt khóat quay về với dân tộc. Tất nhiên, không thể không nhắc đến sự đấu tranh không mệt mỏi, không ngả lòng cho nhân dân Miến Điện suốt mấy chục năm của bà Aun Sang Suu Kyi – người xứng đáng với Nobel hòa bình 1991. (Hình như) Việt Nam ta cũng xứng đáng có được giải thưởng này – như một hành động khích lệ thực tế, hiệu quả mà lại hoàn toàn ôn hòa, bất bạo động???
Mừng cho người Miến Điện có được một Tổng Thống can đảm, biết vượt qua nỗi sợ hãi về lợi quyền độc tôn xem chừng không còn “một tay che trời” để chấp nhận sự cạnh tranh nhằm phục vụ lợi ích dân tộc. Chúc cho người dân Miến Điện ngày càng nhanh chóng thăng tiến trên con đường dân chủ, tự do, phú cường!
***Việt Nam chúng ta có đạt được thành quả dân chủ ôn hòa bất bạo động như Miến Điện trong nay mai hay phải chứng kiến hình ảnh tương tự như Gadhafi? Điều này có vẻ phụ thuộc một phần lớn vào thái độ của người CSVN.
Người ta đang so sánh hình ảnh Trương Tấn Sang như là một Boris Yelsin của Việt Nam, kể từ khi ông ấy lên nắm chức Chủ tịch nước. Với những tuyên bố khảng khái về sự thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ Quốc, xấu hổ về những con sâu, không để Vinashin “chìm xuồng” (2)…, chuyến đi Ấn Độ để lại những dư âm có vẻ tốt lành hơn những điều tiếng như chuyến đi Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng, người dân đang mong chờ những hành động thiết thực tiếp ngay những lời nói của ông. Lời nói đi đôi với việc làm đã trở thành chân lý trong việc đánh giá năng lực, tâm huyết… kể cả tình yêu Quê hương của những bậc nguyên thủ Quốc gia trên thế giới.
Người dân đang dõi theo và mong muốn thấy những hành động của ông Sang (tương tự như ông Thein Sein) với tư cách Chủ tịch nước – người có quyền ĐẶC XÁ theo khoản 12 điều 103 tại Hiến pháp. Tất nhiên, giữa Thein Sein và Trương Tấn Sang có khá nhiều sự khác biệt về tư thế bởi hai chế độ chính trị khác nhau. Tuy nhiên, chí ít những lá thư của Blogger Mẹ Nấm và bạn hữu đề nghị trả tự do cho ông Nguyễn Văn Hải (3), lá đơn kêu oan của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cho chồng là Cù Huy Hà Vũ (4), thư của Luật sư Vũ Đức Khanh (người vẫn còn quốc tịch Việt Nam) (5) thỉnh nguyện trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, cha Nguyễn Văn Lý, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) hoàn toàn nằm trong tầm tay ông Sang giải quyết được.
Hy vọng, đêm nay ông Sang thao thức với những lá thư này. Thao thức cho những con người cụ thể, cũng chính là thao thức cho Quê hương!
Dường như niềm tin người dân đang dành cho ông Trương Tấn Sang? Điều còn lại, ông Sang hướng về đâu?
Nguyễn Ngọc Già
_______________
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2011/10/toan-canh-ket-cuc-dam-mau-cua-gadhafi/ (1)
http://www.sgtt.com.vn/Thoi-su/154411/Khong-de-%E2%80%9Cchim-xuong%E2%80%9D-vu-Vinashin.html (2)
http://danluan.org/node/10321 (3)
http://danluan.org/node/9879 (4)
http://danluan.org/node/10182 (5)
http://danluan.org/node/10326
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét