VIỆT NAM -- Trong một bài phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện Trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương nói rằng, Việt Nam đang rơi vào tình trạng xấu nhất kể từ 20 năm nay, nhiều căn bệnh kinh niên của nền kinh tế đã bộc phát và ông cho rằng Việt Nam cần phải có thêm một lần đổi mới nữa, theo tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm Thứ Ba, 18-10-2011, cho biết.
Bản tin RFA cho biết rằng chính quyền CSVN vẫn chưa cắt giảm chi tiêu tương xứng với mục tiêu đã đề ra để tiết kiệm ngân sách tạo ổn định kinh tế.
RFA viết rằng, Bước sang quý cuối cùng của năm 2011 và sau 10 tháng thực hiện Nghịquyết 11 ổn định kinh tế vĩ mô, một trong những vi?c hết sức quan trọng là cắt giảm chi tiêu công tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Tính đến hết tháng 9, Việt Nam mới chỉ cắt giảm được khoảng 9% trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội cả năm, khoảng hơn 80 ngàn tỉ đồng. Con số cắt giảm này đem so sánh với số thua lỗ và làm thất thoát của những tập đoàn lớn trong 9 tháng đầu năm thì mới hiểu tại sao chưa hiệu quả. Ví dụ, Tổng công ty điện lực Việt Nam lỗ hơn 11,000 tỉ đồng, Petrolimex là xấp xỉ 2,000 tỉ đồng, chưa kể mức lỗ của công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn lên tới gần 3,000 tỉ đồng và nhiều ngàn tỉ đồng của Vinashin mà dư âm của nó kéo dài từ năm ngoái đến nay.
RFA trích phát biểu của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện Trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương nói rằng, ...vì sao ông cho rằng Việt Nam đang rơi vào tình trạng xấu nhất kể từ 20 năm nay, nhiều căn bệnh kinh niên của nền kinh tế đã bộc phát và ông cho rằng Việt Nam cần phải có thêm một lần đổi mới nữa. Vấn đề đầu tư công thiếu hiệu quả được ông nhấn mạnh: Cuộc đổi mới lớn nhất của Việt Nam đã tự do hóa các năng lực đang tiềm tàng của người nông dân, người dân thường, để kinh doanh, để sản xuất ra của cải, và để đầu tư. Điều đó đã đem lại cho Việt Nam các bước phát triển vượt bậc nhưtrong thời gian vừa qua. Đến nay thì những động lực đó không còn đủ nữa, và trong thời gian qua thì Việt Nam thấy rõ là gặp thách thức lớn vì các chính sách của chính phủ đầu tư không có hiệu quả. Khối doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang sử dụng quá nhiều tiền vốn và nguồn lực của đất nước như đất đai, nhưkhoáng sản, hầm mỏ, nhưng lại gây ra nợ nần như Vinashin, hoặc là kém hiệu quả.Mặc dù đã được cảnh báo về ảnh hưởng của đầu tư công thiếu hiệu quả, nhưng những biện pháp cụ thể như giảm chi tiêu thường xuyên xuống dưới 10% vẫn chưa thể thực hiện được hoặc cắt giảm các dự án không thực sự cần thiết vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi cả nước đang hạn chế chi tiêu vừa vì cuộc sống khó khăn, vừa vì kiềm chế lạm phát thì lãnh đạo thành phố Cần Thơ vừa mới phê duyệt Dự án Cải tạo khán đài sân vận động Cần Thơ cho khu vực VIP lến tới 100 tỉ đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét