Tuần trước, một trong những tranh chấp vốn khó khăn nhất thế giới đã trở nên tệ hại hơn. Nhiều tin tức gần đây cho rằng tập đoàn Oil and Natural Gas Corporation (ONGC) thuộc Ấn Độ đang hội đàm với Chính phủ Việt Nam để cùng thăm dò và khai thác hydrocarbon ở biển Đông. Đây có thể là bước tiến bình thường ở nhiều nước khác trên thế giới nhằm phát triển các nền kinh tế năng động của họ cũng như thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa hai nước. Tuy nhiên, biển Đông là vùng biển khác với nhiều nơi trên thế giới, vì thời gian qua đã có nhiều nước lên tiếng tuyên bố chủ quyền tại đây.
Thêm nữa, ngoài các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc cũng lên tiếng tuyên bố hầu như gần hết cả khu vực biển Đông với đường “lưỡi bò 9-đoạn” và xoáy lên làn sóng căng thẳng trong khu vực. Các công ty khai thác dầu nhìn thấy cơ hội tràn ngập tại vùng biển này nhưng hầu hết chưa có công ty nào mạnh dạng đào sâu các nguồn tài nguyên, mặt khác, mối hỗn loạn chính trị lại là điều mà nhiều chuyên gia lo ngại.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài từ nhiều thập kỷ qua. Nhưng mối căng thẳng gần đây nhất bắt đầu bùng lên trong mùa hè vừa qua sau khi một tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò một tàu địa chấn của Việt Nam. Và hiện nay với sự xuất hiện của Ấn Độ – nước duy nhất trong khu vực châu Á có thể xem là một thách thức lớn đối với Trung Quốc – thì sự hiện diện của họ chỉ làm tình hình thêm trầm trọng. Gần đây, một bài xã luận đăng trên báo Global Times dưới sự kiểm duyệt của Trung Quốc – một cơ quan ngôn luận dành cho các quan chức hiếu chiến trong nhóm lãnh đạo ở Bắc Kinh, đã nghiêm khắc lên tiếng cảnh báo rằng Ấn Độ “không nên tiếp tục theo đuổi chương trình hành động trong khu vực này”.
Bài báo còn tiếp, “Ấn Độ nên nhớ rằng, các hành động của họ ở Biển Đông sẽ đẩy Trung Quốc đến giới hạn. Trung Quốc hoan nghênh tình hữu nghị Trung-Ấn, nhưng điều này không có nghĩa là Trung Quốc đặt nó lên trên hết…
Trung Quốc cố gắng duy trì nền hòa bình nhưng đồng thời cũng có giới hạng. Trung Quốc cần phải nhắc nhở họ về các giới hạn cũng như sức chịu đựng này.”
Cả Bắc Kinh và Hà Nội nhấn mạnh là họ có chủ quyền “không thể chối cãi” ở các quần đảo ngoài biển Đông. Đài Loan, Indonesia, Philippines, Brunei, và Malaysia cũng đồng thời ra các tuyên bố tương tự. Tuy nhiên, do có lượng khoáng sản và dầu hỏa khổng lồ, và đồng thời cũng là mặt trận chiến lược và tuyến đường vận chuyển quan trọng bật nhất của thế giới, nên không có điều gì ngạc nhiên khi các quốc gia lân cận lên tiếng tuyên bộ lợi ích của họ tại đây.
Trong chuyến thăm châu Á năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng lên tiếng yêu cầu giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình cũng như đảm bảo an toàn cho tuyến đường vận chuyển trong hải phận quốc tế. Đối với người Mỹ, cách nói “ưu tiên ngoại giao hàng đầu” là để tái khẳng định Washington có quyền can thiệp vào khu vực này.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và chủ nhà, Thủ tướng Manmohan Singh, tại Ấn Độ hôm 12.10.2011. Ảnh: AFP
Thời gian gần đây, Ấn Độ đã tăng cường các quan hệ quốc phòng với Việt Nam, và thành công trong việc tiếp cận các cảng hải quân cũng như giúp Hà Nội chuẩn bị một hạm đội tàu ngầm mới. Bắc Kinh đã hoảng sợ bởi sự hợp tác Việt-Ấn, nhưng ít nhất không phải vì sự gần gũi về mặt địa lý giữa Việt Nam đối với đảo Hải Nam – trụ sở của hạm đội tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc. Theo báo cáo xuất hiện vào cuối tháng bảy năm nay, một tàu Trung Quốc đã cố gắng chặn tàu chiến của Ấn Độ, Airavat INS, ngay ngoài khơi bờ biển của Việt Nam. Tàu Airavat lúc ấy đang thực hiện chuyến thăm thường xuyên đến cảng Hải Phòng. Trước đó hai tháng, một bế tắc xảy ra giữa các tàu hải quân Trung Quốc và tàu Việt Nam đã gây lên một mùa hè ầm ỉ mang tính lịch sử khi nhiều người Việt trong nước lẫn ngoài nước xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn.
Ấn Độ và Trung Quốc có một đường biên giới quân sự hóa chung (và cũng có tranh chấp) gần dãy núi Himalaya. Nhưng trong khi sự khác biệt có nhiều hay ít đang bị đóng băng trong nhiều thập kỷ qua thì cuộc đối đầu trên biển có thể chứng minh nhiều điều khó đoán trước được.
Gwynne Dyer, một cựu chiến binh châu Á bình luận rằng, “bạn có thể tấn công biên giới đất liền nếu bạn thực sự muốn, nhưng đó là một quyết định rất lớn với những hậu quả khôn lường: một là tuyên bố chiến tranh, hoặc ngược lại. Ngay cả các chính phủ kiêu ngạo hay hoang tưởng nhất cũng sẽ suy nghĩ thật kỹ và gặp nhiều khó khăn trước khi bắt tay vào một quyết định như vậy, và thường họ kết thúc bằng cách quyết định không làm điều đó. Trong khi đó, trên biển, bạn có thể dễ dàng trôi dạt vào một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng mà không bên nào có ý định cả.”
Và kịch bản có thể xảy ra (dù vô ý) xung đột giữa hải quân Trung-Ấn sẽ chỉ là vấn đề thời gian. Việc dự kiến của Ấn Độ tiến sâu vào khu vực biển Đông có thể là để đáp lại sau một loạt các dự án của Trung Quốc trải khắp các vùng Ấn Độ Dương và quanh Ấn Độ – được biết đến với tên gọi “chuỗi ngọc trai”. Theo một số nhà chiến lược Ấn Độ, Trung Quốc đã thiết lập lên các cơ sở hải quân và theo dõi diễn biến từ Miến Điện đến Việt Nam, với một cảng chiến lược trong vùng biển sâu đặt tại Hambantota, Sri Lanka.
Vì vậy, ông Harsh Pant, một học giả chuyên về các vấn đề quốc tế tại King University ở London, viết rằng Ấn Độ nên chơi các trò chơi tương tự.
Ông viết, “Ấn Độ phải mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên toàn bộ biển Đông. Ấn Độ cũng phải xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược đáng tin cậy với các quốc gia khác trong khu vực để ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc ở châu Á vì nếu không thì điều này sẽ làm suy yếu lợi ích an ninh Ấn Độ cũng như toàn khu vực.”
Trên một khía cạnh chiến lược, nhận định của ông Pant rất đúng và mang nhiều ý nghĩa: các nước đang lên như Ấn Độ cũng như Trung Quốc nên thỏa hiệp quyền lợi riêng của họ để xoa dịu những nỗi sợ hãi ảo tưởng của các nước khác. Tuy nhiên, mặc dù sức mạnh của quan hệ kinh tế và tình bạn giữa hai nước thường xuyên xuất phát từ cả hai thủ đô, rất ít người nghi ngờ rằng sự nổi lên của Ấn Độ và Trung Quốc sẽ dẫn đến chiến tranh. Trong một khu vực nhiều phức tạp thì những va chạm thường không thể tránh khỏi. Và khi hai quốc gia có vũ khí hạt nhân với dân số bao gồm gần 1/3 của nhân loại va chạm thì tổn thất tất nhiên sẽ rất nặng – và hậu quả là khôn lường.
Nguồn: Time
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét