Pages

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

EU muốn hòa giải tranh chấp Biển Đông

Liên minh châu Âu cho biết sẵn sàng trở thành nhân tố "cân bằng" hữu ích trong diễn biến ở Biển Đông, có thể đóng một vai trò hòa giải tranh chấp lãnh thổ.

Đề cập về quan hệ EU - Đông Nam Á tại cuộc họp ở trụ sở EU mới đây, phó phụ trách ban Đông Nam Á thuộc cơ quan đối ngoại châu Âu Philippe van Amersfoort nói, EU hoan nghênh bất kỳ đề nghị nào từASEAN để giúp giải quyết tranh chấp.

“Trong diễn biến tình hình chiến lược này, EU có thể là nhân tố cân bằng hữu ích", ông Van Amersfoort nói. "EU sẵn sàngđóng một vai trò hòa giải. Đó là một thách thức ở phía EU. Chúng tôi thực sự hy vọng không còn sự leo thang nữa".


Ảnh: Middlebury
Ông nói hội nghị thượng đỉnh Đông Á vừa qua tại Bali đã chứng kiến rất nhiều tư duy chiến lược của ASEAN trước quyết định của Trung Quốc, Mỹ để tham gia nhiều hơn trong khu vực, cảm giác lo lắng của một số nước thành viên ASEAN và vai trò mà Trung Quốc đang mang trên vũ đài thế giới.
Ông Van Amersfoort nhấn mạnh, EU tin tưởng rằng, tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết theo quy định của luật pháp quốc tế thông qua những giải pháp hòa bình và hợp tác.
Giám đốc trung tâm EU - châu Á Fraser Cameron đã nói trong một diễn đàn tại Manila rằng, EU ủng hộ một hệ thống dựa trên luật lệ quốc tế và tự do hàng hải. Với các nguy cơ căng thẳng tác độngđến thương mại và đầu tư cũng như tầm quan trọng ngày một lớn của an ninh năng lượng, EU khuyến khích tất cả các bên làm rõ những căn cứ cho tuyên bố chủ quyền của mình.
Theo EU, Biển Đông là một môi trường nhạy cảm, là lộ trình hàng hải lớn nhất sau Địa Trung Hải và là hành lang quan trọng cho thương mại EU đến và đi từ khu vực Đông Á - nơi chiếm 25% vận chuyển hàng hóa hàng hải thế giới. Đây cũng là vùng quân sự nhạy cảm vì sự hiện diện hải quân Mỹ và Trung Quốc cũng đang mở rộng các khả năng quân sự trong một khu vực. Biển Đông - nơi được cho là giàu tài nguyên dầu khí cũng là nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
Kinh nghiệm EU
EU nhấn mạnh rằng, các nhân tố địa chính trị đang gia tăng với sự tham gia của hai cường quốc hạt nhân, Trung Quốc và Mỹ. “EU không liên quan trực tiếp nhưng quan tâm tới vấn đề để thúc đẩy giải pháp hòa bình", Cameron nói.
Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết tháng 11/2002, kêu gọi các bên tham vấn và áp dụng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp trên cơ sở bìnhđẳng và tôn trọng lẫn nhau. DOC cũng kêu gọi hợp tác trong vấn đề bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, tìm kiếm và cứu hộ, chống tội phạm xuyên quốc gia.
Các vụ đụng độ xảy ra trong năm 2010 và 2011 thường dính líu tới Trung Quốc đã dẫn tới việc ngày 21/7 tại diễnđàn khu vực ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí về các hướng dẫn thực thi DOC. Các nước ASEAN hoan nghênh thỏa thuận này, dù một số nước cho rằng vẫn chưa đủ.
Trích dẫn các vấn đề hiện tại, ông Cameron cho rằng, còn những điều chưa chắc chắn về chủ quyền các đảo và tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở vùng biển xung quanh.
Biển Đông là nguồn cung cấp protein quan trọng cho 300 triệu người trong khu vực nhưng việc đánh bắt cá thường xuyên không có sự kiểm soát và ngư dân ở tất cả các nước ven biển thường nỗ lực khai thác tài nguyên hàng hải mà không có sự hạn chế nào. Việc khai thác tài nguyên quá mức và cách thức đánh bắt (như dùng thuốc nổ) rất nguy hiểm với môi trường. Không hề có công cụ đa phương để bảo vệ hệ sinh thái rất nhạy cảm của Biển Đông. Giao thông hàng hải trong vùng biển nhộn nhịp hàng đầu thếgiới và tiếp tục phát triển nhanh chóng.
Dù ở cách xa châu Âu, nhưng EUđang có mối quan tâm lớn với khu vực. “EU có kinh nghiệm giàu có trong chia sẻchủ quyền, giải quyết các vấn đề khó khăn (chính sách đánh bắt chung, môi trường) có thể hữu ích cho các quốc gia liên quan", ông Cameron nhấn mạnh.
Ví dụ như năm 1970, về nguyên tắc, có sự nhất trí rằng ngư dân EU cần có quyền tiếp cận bình đẳng vùng biển của các nước thành viên. Sau đó, các nước thành viên cũng quyết định rằng, EU là nơi tốt nhất để quản lý ngư nghiệp ở các vùng biển thuộc thẩm quyền của họ và bảo vệ các lợi ích của họ trong các cuộc đàm phán quốc tế.
Theo ông Cameron, mô hình EU có thể không thích hợp với châu Á nhưng khu vực này có thể chọn lựa một số khía cạnh. Kinh nghiệm của EU có thể liên quan tới Biển Đông bao gồm việc thành lập một chính sách ngư nghiệp chung, đưa ra hạn ngạch với các nước thành viên và trao đổi kinh nghiệp trong bảo vệ hàng hải, đàm phán cho các chuẩn mực cao hơn về môi trường với các nước ven biển và giải quyết tranh chấp.
EU sẵn sàng là bên thứ ba hữu íchđể hỗ trợ kỹ thuật nhưng "cuối cùng để các nước liên quan giải quyết tranh chấp". Ông Cameron nhấn mạnh: “Giải pháp duy nhất khả thi trong thời gian dài là gạt sang bên tranh chấp và cùng phát triển".
Thái An (theo philstar)

Không có nhận xét nào: