Pages

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Xuống đường biểu tình có ý nghĩa gì?

Image

Hai ý nghĩa của xuống đường biểu tình
Lịch sử là những khuôn vàng thước ngọc, là những lời ghi tạc trên bia đá, là những lời bia miệng được truyền tụng, là những đúc kết khách quan ghi nhận sự kiện của thời cuộc…Con người thường lật lại những trang sử, tìm về quá khứ để ôn lại những chứng tích đã qua hầu chiêm nghiệm cũng như học hỏi để suy đoán và ứng hành cho hiện tại lẫn tương lai.
Biết rằng mỗi thời đại, mỗi giai đoạn của cuộc sống có khác nhau về nhiều mặt như nhận thức, tư duy, hoàn cảnh, điều kiện, môi trường…nhưng lịch sử cũng ít nhiều có liên quan đến hiện tại về nhiều sự kiện tương quan để từ đó người ta có thể rút tỉa ra được nhiều kinh nghiệm mà không phải trải qua thời gian thử nghiệm.

Ngày xửa ngày xưa, dưới nền tự do dân chủ còn non yếu của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, những tay cộng sản nằm vùng cùng những người bị mê hoặc, bị giựt dây tha hồ mà quậy phá chống đối. Thậm chí, đa số sinh viên học sinh vào thời đó đã chẳng dính dáng gì đến cộng sản nhưng cũng ham vui, muốn chơi nổi, cũng hăng dế hăng bướm la hò gào hét một cách rất hăng say cho những hành động thể hiện khi xuống đường nhưng khi hỏi ra nội dung ẩn chứa trong việc xuống đường ấy thì chẳng đứa nào nêu được nội dung và ý niệm một cách thông suốt. Nói rõ ra một cách bình dân là họ biểu tình vì họ ham vui, muốn chứng tỏ chút máu rơm trước đám đông rằng ta đây cũng anh hùng…thế thôi.
Vào thời đại này, dưới thể chế cường quyền độc tài toàn trị được điều 4 hiến pháp ghi rõ rằng đảng cộng sản Việt Nam là một đảng lãnh đạo toàn diện và triệt để. Một cơ chế lấy giai cấp công nhân vô sản làm chuẩn định hướng cho mọi hoạch định chính trị, đường lối quốc gia, tổ chức xã hội, kinh tế quốc dân…bởi thế mới có câu ngoằn nghèo lấp liếm“ Kinh tế tư bản theo định hướng XHCN “.
Có lẽ từ nguyên lý vô sản đó, những kẻ bất kể là đầu đường xó chợ, đâm cha chém chú, thiến ngựa thiến heo, ngu dốt thất học…đều được ưu ái và tôn vinh miễn sao trung thành với tổ chức, với đảng là được. Một nhà nước được dựng nên bởi những thành phần côn đồ du thủ du thực thì việc hành xử côn đồ như cô hồn các đảng là lẽ đương nhiên lô-gic.
Nếu vì sĩ diện về tư cách lãnh đạo của mình có cội nguồn xuất xứ bần cố nông thì đã có “ chuyên tu, tại chức “ nâng đỡ rồi cũng có bằng cấp như ai, ruột nẫu nông cạn, tâm hèn trí hẹp cũng mặc. Bên cạnh đó, xã hội đầy rẫy hàng bán bằng cấp Kỹ sư, Luật sư, Tiến sĩ mà ai tại quyền tại chức cũng có thể mua để khoe khoan lớp vỏ hào nhoáng cũng như cũng cố địa vị của mình.
Ngày trước 1975 ở miền Nam, nào Phật giáo, nào Thiên Chúa giáo đã vô thức ngớ ngẩn để cho cộng sản trà trộn điều khiển giựt dây, xuống đường biểu tình tự thiêu tuyệt thực chống đối ì xèo. Sau 36 năm dài đằng đẳng, giờ thì Phật giáo quốc doanh, Công giáo quốc doanh dưới cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc ( mà tôi thường gọi là mặc kệ Tổ Quốc ) chỉ đạo…Hỡi ai bất mãn, thù ghét căm hận thì hãy chống đối như thời Việt Nam Cộng Hòa đi, dám không ?.Hay sợ nó quánh cho trọc đầu, nó đạp cho bầm mặt…
Nào Kiều mộng Thu , Ngô Công Đức , Lý quí Chung , Ngô Bá Thành, Chân Tín, Huỳnh Liên, Huỳnh Tấn Mẫm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Văn Nuôi, Andre Menras Hồ cương Quyết , Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Kiên Giang, Nam Đình, Trần Tấn Quốc, Nguyễn Bảo Hóa, nhà báo Văn Mại , Quốc Phượng, Kiên Giang Hà Huy Hà…nhiều nữa ghi sao hết.
Những tên này nếu có thật sự anh hùng, có ngon thì giờ lãnh đạo tổ chức xuống đường biểu tình phản đối tà quyền cộng sản đi hay là sợ cộng sản nó bắn cho bỏ mẹ.
Trong bối cảnh hiện tại của nước nhà, những đàn áp, những oan nghiệt đầy rẫy, những cảnh bức hại giết chóc thủ tiêu…sẽ còn tiếp diễn theo biểu đồ đi lên cùng tốc độ tăng tốc của những bàn tay bạo quyền đầy lông lá hung hãn từ chế độ toàn trị thì những công dân can trực điển hình như : Đại lão Hòa Thượng ( Đệ ngũ tăng thống Thích Quảng Độ, Lm Nguyễn Văn Lý, Lm Ngô Quang Kiệt, cụ Lê Quang Liêm, MS Nguyễn Hồng Quang, LS Cù Huy Hà Vũ, cựu chiến binh Nguyễn Văn Hải ( Điếu Cày ), LS Nguyễn Văn Đài, BS Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình,LS Lê Công Định, nhà doanh ngiệp Trần Huỳnh Duy Thức, nhà đấu tranh trẻ Nguyễn Tiến Trung, người tù bất khuất Trương Văn Sương, KS Đỗ Nam Hải, khối 8406, Phạm Thanh Nghiên, Lư Thị Thu Trang, Mẹ Nấm ( Như Quỳnh ) Thầy giáo Phạm Minh Hoàng , Bùi Thị Minh Hằng, Trịnh Kim Tiền, Đỗ Thị Minh Hạnh, gia đình Huỳnh Thục Vy… là những người hùng thật sự . Chí đấu tranh của những vị anh thư, anh hùng này đã hàm chứa một cách sâu sắc về ý nguyện bảo vệ Tổ Quốc, sự trường tồn của đạo pháp và nền Tự do Dân chủ Nhân quyền. Những tổ chức, những cá nhân tiêu biểu trên không những chỉ tranh đấu cho sự oan nghiệt của bản thân họ mà còn cho cả một dân tộc bị đưa đẩy vào vòng ai oán lầm than cũng như đất nước đã chìm sâu dưới bờ vực thẳm vong nô.
Họ xuống đường biểu tình mặc cho hung thủ chực chờ đàn áp thô bạo và kể cả tù ải. Họ xuống đường để biểu lộ tâm tư dày xéo khi nhìn thấy bao cảnh nhiễu nhương bất công vô lý của cuộc đời. Họ xuống đường để phản đối thái độ cúi mặt qui hàng một cách đê hèn, họ muốn biểu hiện sự bất khuất phục ngoại bang của dân tộc này. Họ xuống đường để tranh đấu cho một Việt Nam ngày mai tươi rạng , cho công bằng bác ái và hưng thịnh chứ họ không xuống đường chỉ để vui chơi, để thể hiện cái dũng hảo huyền một cách vô thức.
Những công dân yêu nước, họ bước xuống đường với thái độ cương quyết ngẩn mặt trong bầu nhiệt huyết, bằng tâm tư sống động của vô vàn nỗi đau trầm uất…Không một “ thế lực thù địch “ nào cũng chẳng phải vì cái gọi là “ diễn biến hòa bình “ mà đảng cộng sản đã rêu rao một cách lì lợm trơ trẽn trong khi không trưng dẫn được bằng chứng.
Trong tương lai, cho dù phải bị hành hạ dưới dùi cui roi điện và nhà tù, cho dù quốc hội cùng chính phủ có ra đạo luật biểu tình nào đi nữa thì làn sóng biểu tình vẫn cương quyết tạo thành nhiều đợt sóng ngầm và những đợt sóng ấy sẽ trùm phủ cuốn đi cái cơ chế độc tài toàn trị mà từ bấy lâu dân chúng đã oán ghét. Ngày tàn của chế độ sẽ không xa.
Trong phạm trù hạn hẹp, mang tính cá biệt cho từng nhân vật đã từng dính líu đến lịch sử thì lịch sử là những gì nhức nhối khi họ phải gác “ chân “ lên trán mà nghĩ lại.
Ngẫm mà tội mà thương mà chán ngấy cho cái sự đời !.
Nguyên Thạch

Không có nhận xét nào: