Một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ở Trung Quốc gần đây viết về mối tương quan mật thiết trong đời sống dân Mông Cổ và loài sói; sách này đã được dịch sang tiếng Anh, tên là Wolf Totem (Tô Tem Sói).
Cuốn truyện của Jiang Rong là một bản anh hùng ca về những thảo nguyên bát ngát ở Nội Mông. Trong không gian bát ngát hoang sơ đó loài sói và loài người vừa tranh đấu đối đầu nhau, vừa cộng tác một cách vô ý thức cùng bảo vệ những loài cỏ cây hoang dại phủ kín các cao nguyên và châu thổ. Cuộc cộng sinh diễn ra suốt lịch sử, từ hàng chục ngàn hay trăm ngàn năm, trước thời Thành Cát Tư Hãn, cho tới bây giờ.
Chuyện Wolf Totem (Lang Tú Ðằng – người Trung Hoa phiên âm chữ Totem là Tu Ðeng, đọc lối Hán Việt là Tú Ðằng) là lợi tự thuật của một sinh viên Ðại Học Bắc Kinh bị đày lên Mông Cổ “học tập lao động” trong thời “Cách mạng Văn hóa,” giống như tác giả Jiang Rong (Khương Nhung tên thật là Lữ Gia Dân). Anh sinh viên này đang phụ trách chăn cừu; anh vẫn định săn bắt một con sói, một thành tích để đạt được lòng kính trọng của người Mông Cổ. Anh cũng muốn đánh bẫy một con sói nhỏ để đem về nuôi thử. Từ trang 319, trong bản dịch do Penguin Press xuất bản, anh được chứng kiến cảnh một con chó sói tấn công đàn cừu. Anh sinh viên đang tản bộ lên đồi, đàn cừu tản mác đi sau. Bỗng quay đầu lại, nhìn thấy một con sói đang quần thảo với đàn cừu. Anh không bắn, cũng tìm cách dọa cho con sói phải chạy đi; vì đã được một người bạn mách kế, cứ chờ con sói ăn no, nặng bụng, chậm chạp, rồi động thủ thì sẽ hạ được nó.
Anh sinh viên đứng quan sát. Khi con sói đã chồm lên cắn cổ, vật ngã một con cừu, nó đè xuống xé da, xả thịt, ngấu nghiến ăn tại chỗ. Ðàn cừu bị tấn công lúc đầu hoảng sợ chạy toán loạn; nhưng khi thấy con sói đã bắt được một con cừu, bắt đầu ngồi xuống chăm chú cắn, nhay, nhai, nuốt, thì cả đàn cừu trở lại tình trạng bình thường; chúng lại cúi xuống gặm cỏ coi như không có gì nguy hiểm cả. Chắc chúng biết lúc này là an toàn, vì mỗi lần một con sói chỉ ăn thịt một con cừu là đủ no bụng. Nhiều con cừu đứng quan sát còn bạo dạn tiến đến xem con sói nó ăn thịt “đồng bào” mình như thế nào; giống như trẻ con đi coi đoàn xiệc hát rong. Một đám cừu bước tới gần, chen chân nhau để giành chỗ tốt, cho thấy rõ hơn. Tác giả Khương Nhung nghĩ: Bộ mặt của mấy chú cừu đóng vai quan sát có vẻ như mừng rỡ: “Gớm, may quá! Con sói nó ăn thịt mày, nó không ăn thịt tao!”
Nhân vật của Khương Nhung là một sinh viên ham đọc sách, mơ mộng và suy nghĩ. Khi nhìn cảnh đó, anh nhớ tới một đoạn văn của Lỗ Tấn đời xưa. Nhà văn tả một cảnh tượng thời trước Ðại chiến Thứ hai, khi quân Nhật đã xâm lăng chiếm một phần Trung Quốc. Có một đám đông người Trung Hoa đứng coi quân đội Nhật Bản đang chuẩn bị chém đầu một người Trung Hoa khác. Dân chúng kéo đến coi như đi coi xiệc. Nhớ lại chuyện cũ, anh sinh viên tự nhủ, “Chẳng trách được, người du mục Mông Cổ họ coi dân Hán mình như một đàn cừu.”
Nhân vật của Khương Nhung nhìn cảnh đàn cừu thì chợt nhớ đến đoạn văn của Lỗ Tấn. Tuần trước, chúng tôi cũng chợt nhớ đến đoạn văn trong tiểu thuyết Tô Tem Sói sau khi theo dõi các mạng lưới bên Tầu sau vụ em bé Duyệt Duyệt chết oan.
Như đã kể nhiều lần trên báo này, hàng chục triệu người Trung Hoa đã bày tỏ ý kiến trên mạng về vụ em bé Duyệt Duyệt 2 tuổi bị xe cán chết ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Ðông mà 18 người qua lại không ai dừng chân nâng dậy, trong suốt bẩy phút. Các “công dân mạng” đặt câu hỏi cho chính lương tâm của họ, và lương tâm của cả mọi người: Phải chăng nước Trung Hoa đã mất linh hồn? Câu hỏi này cũng không khác gì ý nghĩ của nhân vật trong tiểu thuyết trên: Lòng hổ thẹn, và hổ thẹn tập thể.
Khi đứng trước một cảnh tượng cùng đáng xấu hổ mà một dân tộc biết xấu hổ, đó là điều đáng mừng. Ý thức rằng xã hội mình đang lâm bệnh trầm trọng, là một bước đầu để tự thay đổi, tự cải thiện. Nhắm mắt không chịu nhìn, hoặc nhìn thấy mà không chịu thú nhận mình mắc bệnh thì “hết thuốc chữa!” Vụ em bé Duyệt Duyệt xẩy ra khoảng một tuần lễ sau khi báo chí ở Trung Quốc loan tin một cụ già ở tỉnh Hồ Bắc bị té giữa đường phố trong suốt 90 phút người qua lại để mặc cho ông cụ nằm không ai ngó tới, cho đến khi tắt thở. Người con trai ông cụ hỏi với nhà báo: “Người Trung Hoa mình đã đánh mất thói quen cứu giúp người một cách dễ dàng như vậy hay sao?” Một nhà nghiên cứu về truyền thông viết trên trang Weibo, mạng Sina: “Trung Quốc đang phải đối diện với một thời điểm vô đạo đức nhất trong lịch sử.”
Nhưng trước căn bệnh đám đông thờ ơ, lãnh đạm trước cảnh một đồng loại lâm nạn, nhất là một em bé hai tuổi, thì người ta phải làm gì? Phải tìm hiểu những nguyên nhân nào gây ra bệnh. Hiểu biết căn nguyên rồi, mới đi tìm những phương cách diệt trừ phiền não.
Trên các mạng lưới, giới trí thức, thanh niên Trung Quốc đã nhận ra xã hội họ đang sống rất bệnh hoạn. Họ viết: “Chúng ta đều là những em bé Duyệt Duyệt!” Hoặc, “Chúng ta đều là những kẻ qua đường thờ ơ!”
Người ta đã tìm các nguyên nhân gây nên căn bệnh ích kỷ, thờ ơ này. Họ liệt kê các chứng bệnh gốc: Xu hướng chỉ biết kiếm tiền và hưởng thụ, sinh ra trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Nhiều người nêu lên khiếm khuyết trong nền giáo dục gia đình, cha mẹ dạy con tính ích kỷ. Nhiều người còn nhắc tới di sản, thời Mao Trạch Ðông đã xóa bỏ các nền móng đạo lý cổ truyền khiến người Trung Hoa mất kim chỉ nam về đạo đức.
Giáo Sư Hạ Học Loan (Xia Xueluan) thấy nguyên nhân là xã hội Trung Hoa đang trải qua một “cuộc khủng hoảng lòng tin, giữa người với người.” Ông Tạ Tĩnh (Xie Jing), giáo sư tại Ðại Học Phục Ðán ở Thượng Hải thấy tin tức trên báo chí nói đến những chuyện như anh Bành Vũ cứu người rồi sau đó bị gia đình nạn nhân kiện đòi bồi thường được các báo, các đài loan tải, khiến ai cũng dè dặt, do dự trước khi bước tới giúp đỡ người khác.
Chàng sinh viên của Khương Nhung nhìn đàn cừu đứng coi một đồng loại bị sói ăn thịt, lương tâm xã hội của anh thức dậy, không khác gì các công dân mạng ở Trung Quốc bây giờ. Nhưng trong vụ em bé Duyệt Duyệt, một con cừu bé nhỏ đang bị những bánh xe vận tải “ăn thịt,” thì ai đóng vai con chó sói?
Con chó sói tham ăn trong câu chuyện em bé Duyệt Duyệt là cả xã hội Trung Quốc chung quanh. Rất nhiều người đang chạy đuổi theo đồng tiền, và chỉ biết chăm lo quyền lợi của chính mình, không cảm thấy có trách nhiệm phải cứu đồng loại. Ai tạo ra những con chó sói? Trên trang Weibo của mạng lưới Sina, Giáo Sư Lý Hoa Ðông tìm thủ phạm: “Cái gì đã gây nên cảnh tang thương này? Các viên chức chính quyền? Những người giầu có nhất trong nước? Hay chỉ vì tánh lãnh đạm thờ ơ của chúng ta?” Ông Vương Dương (Wang Yang), bí thư tỉnh ủy Quảng Ðông, nói rằng tai nạn này là một “tiếng chuông báo động,” đánh thức tất cả mọi người. Năm ngày sau khi tai nạn xẩy ra, một cuộc họp của Trung Ương Ðảng Cộng Sản cũng đưa ra lời kêu gọi phải nâng cao “cuộc sống tinh thần” của nhân dân Trung Hoa.
Ðấy là những lời tuyên bố rất hay. Nhưng câu hỏi tiếp theo là “Người ta phải làm gì? Làm cách nào nâng cao được đời sống tinh thần người dân trong một nước?”
Cả ba điều ông Lý Hoa Ðông nêu ra đều không phải là nguyên nhân gốc của căn bệnh; mặc dù đều đóng góp một phần gây nên thái độ vô trách nhiệm tập thể. Những người giầu có trong nước Trung Hoa không nhất thiết là những người chỉ biết ích kỷ, duy lợi. Các viên chức chính quyền không ngăn ngừa một tai nạn như vậy cũng chịu trách nhiệm, nhưng không thể nói họ đã khuyến khích mọi người dân lãnh đạm thờ ơ trước cảnh khổ của đồng loại. Còn tánh ích kỷ, thờ ơ của những người qua đường? Họ đã nhiễm tính đó từ lâu, trong kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày, lâu lâu tính đó có dịp biểu hiện ra, nhưng không phải họ được sinh ra đời với tính tình như vậy. Chính cuộc sống xã hội đã tạo ra tinh thần lãnh đạm, thờ ơ của đám đông.
Câu chuyện Lỗ Tấn kể xẩy ra trong thời gian nước Trung Hoa đang hỗn loạn. Trong nước thì các lãnh chúa và đảng phái tranh quyền, cuối cùng là hai phe, chính quyền Quốc Dân Ðảng và phong trào Cộng Sản; trong lúc quân Nhật đang xâm chiếm. Người Trung Hoa thời đó đã sống hàng thế kỷ trong loạn lạc, xã hội không còn kỷ cương nữa. Người giầu cũng không biết số phận mình mai sau sẽ ra sao, họ lo tích trữ tiền bạc phòng thân. Các tay lãnh chúa lo bảo vệ quyền hành của họ, sợ mất quyền thì không những mất tài sản, lợi lộc mà có thể còn mất mạng. Trong khung cảnh đó, những người dân bình thường không cảm thấy họ chia sẻ trách nhiệm về người khác.
Tâm lý ích kỷ, thờ ơ, vô trách nhiệm trước đồng loại đó vẫn duy trì và củng cố thêm trong chế độ cộng sản. Ðảng Cộng Sản tập trung cả hai thứ, của cải và quyền hành vào trong tay một nhóm người. Việc gì cũng do Ðảng và Nhà nước quyết đoán. Họa hay phúc đều do Ðảng và Nhà nước ban phát. Làm sao tôi có thể lo lắng cho số phận người hàng xóm của tôi, trong khi chính cá nhân tôi cũng không biết Ðảng và Nhà nước sẽ cho mình được số phận thế nào?
Muốn tránh cảnh “ai cũng là người qua đường” như trong chuyện em bé Duyệt Duyệt, người Trung Hoa phải tập lại lối sống cũ, khi mọi người đều thấy mình có trách nhiệm đối với mọi người. Người dân phải tập sống có trách nhiệm. Kinh tế thị trường bắt đầu tập cho người ta thói quen không trông chờ cấp trên ra lệnh phải ăn cái gì, mặc quần áo thế nào. Nhưng chỉ khi nào người dân được hưởng tự do và chịu trách nhiệm chọn lựa những người cai trị, họ mới thật sự cảm thấy mỗi người có trách nhiệm về cả xã hội mình. Trách nhiệm chỉ phát sinh người ta được tham dự, được lựa chọn và chịu hậu quả về lựa chọn của mình. Tinh thần liên đới chỉ phát sinh khi mọi người đều được bình đẳng tham gia trong các quyết định chung. Phải thay đổi chế độ chính trị ở Trung Quốc thì, hy vọng trong một thế hệ, mới tập được những thói quen mới đó.
Chuyện Wolf Totem (Lang Tú Ðằng – người Trung Hoa phiên âm chữ Totem là Tu Ðeng, đọc lối Hán Việt là Tú Ðằng) là lợi tự thuật của một sinh viên Ðại Học Bắc Kinh bị đày lên Mông Cổ “học tập lao động” trong thời “Cách mạng Văn hóa,” giống như tác giả Jiang Rong (Khương Nhung tên thật là Lữ Gia Dân). Anh sinh viên này đang phụ trách chăn cừu; anh vẫn định săn bắt một con sói, một thành tích để đạt được lòng kính trọng của người Mông Cổ. Anh cũng muốn đánh bẫy một con sói nhỏ để đem về nuôi thử. Từ trang 319, trong bản dịch do Penguin Press xuất bản, anh được chứng kiến cảnh một con chó sói tấn công đàn cừu. Anh sinh viên đang tản bộ lên đồi, đàn cừu tản mác đi sau. Bỗng quay đầu lại, nhìn thấy một con sói đang quần thảo với đàn cừu. Anh không bắn, cũng tìm cách dọa cho con sói phải chạy đi; vì đã được một người bạn mách kế, cứ chờ con sói ăn no, nặng bụng, chậm chạp, rồi động thủ thì sẽ hạ được nó.
Anh sinh viên đứng quan sát. Khi con sói đã chồm lên cắn cổ, vật ngã một con cừu, nó đè xuống xé da, xả thịt, ngấu nghiến ăn tại chỗ. Ðàn cừu bị tấn công lúc đầu hoảng sợ chạy toán loạn; nhưng khi thấy con sói đã bắt được một con cừu, bắt đầu ngồi xuống chăm chú cắn, nhay, nhai, nuốt, thì cả đàn cừu trở lại tình trạng bình thường; chúng lại cúi xuống gặm cỏ coi như không có gì nguy hiểm cả. Chắc chúng biết lúc này là an toàn, vì mỗi lần một con sói chỉ ăn thịt một con cừu là đủ no bụng. Nhiều con cừu đứng quan sát còn bạo dạn tiến đến xem con sói nó ăn thịt “đồng bào” mình như thế nào; giống như trẻ con đi coi đoàn xiệc hát rong. Một đám cừu bước tới gần, chen chân nhau để giành chỗ tốt, cho thấy rõ hơn. Tác giả Khương Nhung nghĩ: Bộ mặt của mấy chú cừu đóng vai quan sát có vẻ như mừng rỡ: “Gớm, may quá! Con sói nó ăn thịt mày, nó không ăn thịt tao!”
Nhân vật của Khương Nhung là một sinh viên ham đọc sách, mơ mộng và suy nghĩ. Khi nhìn cảnh đó, anh nhớ tới một đoạn văn của Lỗ Tấn đời xưa. Nhà văn tả một cảnh tượng thời trước Ðại chiến Thứ hai, khi quân Nhật đã xâm lăng chiếm một phần Trung Quốc. Có một đám đông người Trung Hoa đứng coi quân đội Nhật Bản đang chuẩn bị chém đầu một người Trung Hoa khác. Dân chúng kéo đến coi như đi coi xiệc. Nhớ lại chuyện cũ, anh sinh viên tự nhủ, “Chẳng trách được, người du mục Mông Cổ họ coi dân Hán mình như một đàn cừu.”
Nhân vật của Khương Nhung nhìn cảnh đàn cừu thì chợt nhớ đến đoạn văn của Lỗ Tấn. Tuần trước, chúng tôi cũng chợt nhớ đến đoạn văn trong tiểu thuyết Tô Tem Sói sau khi theo dõi các mạng lưới bên Tầu sau vụ em bé Duyệt Duyệt chết oan.
Như đã kể nhiều lần trên báo này, hàng chục triệu người Trung Hoa đã bày tỏ ý kiến trên mạng về vụ em bé Duyệt Duyệt 2 tuổi bị xe cán chết ở thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Ðông mà 18 người qua lại không ai dừng chân nâng dậy, trong suốt bẩy phút. Các “công dân mạng” đặt câu hỏi cho chính lương tâm của họ, và lương tâm của cả mọi người: Phải chăng nước Trung Hoa đã mất linh hồn? Câu hỏi này cũng không khác gì ý nghĩ của nhân vật trong tiểu thuyết trên: Lòng hổ thẹn, và hổ thẹn tập thể.
Khi đứng trước một cảnh tượng cùng đáng xấu hổ mà một dân tộc biết xấu hổ, đó là điều đáng mừng. Ý thức rằng xã hội mình đang lâm bệnh trầm trọng, là một bước đầu để tự thay đổi, tự cải thiện. Nhắm mắt không chịu nhìn, hoặc nhìn thấy mà không chịu thú nhận mình mắc bệnh thì “hết thuốc chữa!” Vụ em bé Duyệt Duyệt xẩy ra khoảng một tuần lễ sau khi báo chí ở Trung Quốc loan tin một cụ già ở tỉnh Hồ Bắc bị té giữa đường phố trong suốt 90 phút người qua lại để mặc cho ông cụ nằm không ai ngó tới, cho đến khi tắt thở. Người con trai ông cụ hỏi với nhà báo: “Người Trung Hoa mình đã đánh mất thói quen cứu giúp người một cách dễ dàng như vậy hay sao?” Một nhà nghiên cứu về truyền thông viết trên trang Weibo, mạng Sina: “Trung Quốc đang phải đối diện với một thời điểm vô đạo đức nhất trong lịch sử.”
Nhưng trước căn bệnh đám đông thờ ơ, lãnh đạm trước cảnh một đồng loại lâm nạn, nhất là một em bé hai tuổi, thì người ta phải làm gì? Phải tìm hiểu những nguyên nhân nào gây ra bệnh. Hiểu biết căn nguyên rồi, mới đi tìm những phương cách diệt trừ phiền não.
Trên các mạng lưới, giới trí thức, thanh niên Trung Quốc đã nhận ra xã hội họ đang sống rất bệnh hoạn. Họ viết: “Chúng ta đều là những em bé Duyệt Duyệt!” Hoặc, “Chúng ta đều là những kẻ qua đường thờ ơ!”
Người ta đã tìm các nguyên nhân gây nên căn bệnh ích kỷ, thờ ơ này. Họ liệt kê các chứng bệnh gốc: Xu hướng chỉ biết kiếm tiền và hưởng thụ, sinh ra trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Nhiều người nêu lên khiếm khuyết trong nền giáo dục gia đình, cha mẹ dạy con tính ích kỷ. Nhiều người còn nhắc tới di sản, thời Mao Trạch Ðông đã xóa bỏ các nền móng đạo lý cổ truyền khiến người Trung Hoa mất kim chỉ nam về đạo đức.
Giáo Sư Hạ Học Loan (Xia Xueluan) thấy nguyên nhân là xã hội Trung Hoa đang trải qua một “cuộc khủng hoảng lòng tin, giữa người với người.” Ông Tạ Tĩnh (Xie Jing), giáo sư tại Ðại Học Phục Ðán ở Thượng Hải thấy tin tức trên báo chí nói đến những chuyện như anh Bành Vũ cứu người rồi sau đó bị gia đình nạn nhân kiện đòi bồi thường được các báo, các đài loan tải, khiến ai cũng dè dặt, do dự trước khi bước tới giúp đỡ người khác.
Chàng sinh viên của Khương Nhung nhìn đàn cừu đứng coi một đồng loại bị sói ăn thịt, lương tâm xã hội của anh thức dậy, không khác gì các công dân mạng ở Trung Quốc bây giờ. Nhưng trong vụ em bé Duyệt Duyệt, một con cừu bé nhỏ đang bị những bánh xe vận tải “ăn thịt,” thì ai đóng vai con chó sói?
Con chó sói tham ăn trong câu chuyện em bé Duyệt Duyệt là cả xã hội Trung Quốc chung quanh. Rất nhiều người đang chạy đuổi theo đồng tiền, và chỉ biết chăm lo quyền lợi của chính mình, không cảm thấy có trách nhiệm phải cứu đồng loại. Ai tạo ra những con chó sói? Trên trang Weibo của mạng lưới Sina, Giáo Sư Lý Hoa Ðông tìm thủ phạm: “Cái gì đã gây nên cảnh tang thương này? Các viên chức chính quyền? Những người giầu có nhất trong nước? Hay chỉ vì tánh lãnh đạm thờ ơ của chúng ta?” Ông Vương Dương (Wang Yang), bí thư tỉnh ủy Quảng Ðông, nói rằng tai nạn này là một “tiếng chuông báo động,” đánh thức tất cả mọi người. Năm ngày sau khi tai nạn xẩy ra, một cuộc họp của Trung Ương Ðảng Cộng Sản cũng đưa ra lời kêu gọi phải nâng cao “cuộc sống tinh thần” của nhân dân Trung Hoa.
Ðấy là những lời tuyên bố rất hay. Nhưng câu hỏi tiếp theo là “Người ta phải làm gì? Làm cách nào nâng cao được đời sống tinh thần người dân trong một nước?”
Cả ba điều ông Lý Hoa Ðông nêu ra đều không phải là nguyên nhân gốc của căn bệnh; mặc dù đều đóng góp một phần gây nên thái độ vô trách nhiệm tập thể. Những người giầu có trong nước Trung Hoa không nhất thiết là những người chỉ biết ích kỷ, duy lợi. Các viên chức chính quyền không ngăn ngừa một tai nạn như vậy cũng chịu trách nhiệm, nhưng không thể nói họ đã khuyến khích mọi người dân lãnh đạm thờ ơ trước cảnh khổ của đồng loại. Còn tánh ích kỷ, thờ ơ của những người qua đường? Họ đã nhiễm tính đó từ lâu, trong kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày, lâu lâu tính đó có dịp biểu hiện ra, nhưng không phải họ được sinh ra đời với tính tình như vậy. Chính cuộc sống xã hội đã tạo ra tinh thần lãnh đạm, thờ ơ của đám đông.
Câu chuyện Lỗ Tấn kể xẩy ra trong thời gian nước Trung Hoa đang hỗn loạn. Trong nước thì các lãnh chúa và đảng phái tranh quyền, cuối cùng là hai phe, chính quyền Quốc Dân Ðảng và phong trào Cộng Sản; trong lúc quân Nhật đang xâm chiếm. Người Trung Hoa thời đó đã sống hàng thế kỷ trong loạn lạc, xã hội không còn kỷ cương nữa. Người giầu cũng không biết số phận mình mai sau sẽ ra sao, họ lo tích trữ tiền bạc phòng thân. Các tay lãnh chúa lo bảo vệ quyền hành của họ, sợ mất quyền thì không những mất tài sản, lợi lộc mà có thể còn mất mạng. Trong khung cảnh đó, những người dân bình thường không cảm thấy họ chia sẻ trách nhiệm về người khác.
Tâm lý ích kỷ, thờ ơ, vô trách nhiệm trước đồng loại đó vẫn duy trì và củng cố thêm trong chế độ cộng sản. Ðảng Cộng Sản tập trung cả hai thứ, của cải và quyền hành vào trong tay một nhóm người. Việc gì cũng do Ðảng và Nhà nước quyết đoán. Họa hay phúc đều do Ðảng và Nhà nước ban phát. Làm sao tôi có thể lo lắng cho số phận người hàng xóm của tôi, trong khi chính cá nhân tôi cũng không biết Ðảng và Nhà nước sẽ cho mình được số phận thế nào?
Muốn tránh cảnh “ai cũng là người qua đường” như trong chuyện em bé Duyệt Duyệt, người Trung Hoa phải tập lại lối sống cũ, khi mọi người đều thấy mình có trách nhiệm đối với mọi người. Người dân phải tập sống có trách nhiệm. Kinh tế thị trường bắt đầu tập cho người ta thói quen không trông chờ cấp trên ra lệnh phải ăn cái gì, mặc quần áo thế nào. Nhưng chỉ khi nào người dân được hưởng tự do và chịu trách nhiệm chọn lựa những người cai trị, họ mới thật sự cảm thấy mỗi người có trách nhiệm về cả xã hội mình. Trách nhiệm chỉ phát sinh người ta được tham dự, được lựa chọn và chịu hậu quả về lựa chọn của mình. Tinh thần liên đới chỉ phát sinh khi mọi người đều được bình đẳng tham gia trong các quyết định chung. Phải thay đổi chế độ chính trị ở Trung Quốc thì, hy vọng trong một thế hệ, mới tập được những thói quen mới đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét