nhà báo tự do
Những cuộc biểu tình năm 2011 báo hiệu sự hình thành xã hội dân sự ở việt nam
Nguồn ảnh: Bùi Quang Minh
Năm 2011 đã xẩy ra cả chục cuộc biểu tình yêu nước ở Hà Nội. Ngay sau đó các cuộc biểu tình bị dập tắt. Có người đặt câu hỏi: Vậy sắp tới có biểu tình nữa không? Nếu có thì bao giờ? Các cuộc biểu tình nói lên điều gì? Rồi sẽ dẫn đến đâu? Rất nhiều câu hỏi, và rất khó trả lời.
Tôi cũng chỉ là một người yêu nước, đến xem đoàn biểu tình. Tôi lặng lẽ đi sau đoàn, một khoảng cách nhất định, đủ để quan sát, cũng đủ để nằm ngoài tai mắt của lực lượng an ninh. Vài lần tôi đến gần hơn và trò chuyện với những người biểu tình. Khi cuộc biểu tình đã giải tán tôi tiếp tục đến các hàng nước quanh Bờ Hồ, ở vườn hoa Lênin trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc, hỏi chuyện những người bán hàng nước về đoàn biểu tình. Tôi hỏi địa chỉ vài người trong đoàn biểu tình, đến nơi họ sinh sống và nghe chuyện về họ ở các hàng nước, ở các hộ dân xung quanh. Bài viết này ghi lại những suy nghĩ của tôi sau những lần nghe chuyện biểu tình và người tham gia biểu tình để giải đáp cho chính tôi: Vì sao có biểu tình ở Hà Nội? Biểu tình báo hiệu điều gì?
Năm 2011 đã xẩy ra cả chục cuộc biểu tình yêu nước ở Hà Nội. Ngay sau đó các cuộc biểu tình bị dập tắt. Có người đặt câu hỏi: Vậy sắp tới có biểu tình nữa không? Nếu có thì bao giờ? Các cuộc biểu tình nói lên điều gì? Rồi sẽ dẫn đến đâu? Rất nhiều câu hỏi, và rất khó trả lời.
Tôi cũng chỉ là một người yêu nước, đến xem đoàn biểu tình. Tôi lặng lẽ đi sau đoàn, một khoảng cách nhất định, đủ để quan sát, cũng đủ để nằm ngoài tai mắt của lực lượng an ninh. Vài lần tôi đến gần hơn và trò chuyện với những người biểu tình. Khi cuộc biểu tình đã giải tán tôi tiếp tục đến các hàng nước quanh Bờ Hồ, ở vườn hoa Lênin trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc, hỏi chuyện những người bán hàng nước về đoàn biểu tình. Tôi hỏi địa chỉ vài người trong đoàn biểu tình, đến nơi họ sinh sống và nghe chuyện về họ ở các hàng nước, ở các hộ dân xung quanh. Bài viết này ghi lại những suy nghĩ của tôi sau những lần nghe chuyện biểu tình và người tham gia biểu tình để giải đáp cho chính tôi: Vì sao có biểu tình ở Hà Nội? Biểu tình báo hiệu điều gì?
Năm 2011 xẩy ra nhiều chuyện trọng đại đối với đời sống nhân dân Việt Nam. Trong các sự kiện ấy, có một sự kiện tác động rất mạnh, rất trực tiếp đến không khí chính trị ở Việt Nam là việc tầu Trung Quốc ngang nhiên đâm chìm tầu cá Việt Nam trên biển Đông. Và rồi xẩy ra vụ cắt cáp tầu Việt Nam trên biển Đông. Những việc này đã đẩy chính quyền Việt Nam vào thế cực khó. Không thể không phản ứng, nhưng phản ứng thì lại sợ Trung Quốc lấy cớ để gây chiến trong tình trạng quân đội và nhân dân chưa sẵn sàng. Cần phải có ngay một phản ứng đối với Trung Quốc, vừa ngăn chặn bớt tham vọng của Trung Quốc, vừa kích thích tinh thần yêu nước của nhân dân. Chắc chắn Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam đã phải đau đầu tìm biện pháp và họ quyết định giao cho Bộ Công an tổ chức cuộc biểu tình của “quần chúng tự phát” trên đường phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc biểu tình đầu tiên ra đời chính vì lý do nói trên. Biểu tình yêu nước chống Trung Quốc bành trướng đã thổi bùng tinh thần yêu nước của nhân dân bị kìm hãm từ lâu. Ngay lập tức nhiều tầng lớp nhân dân tự nguyện tham gia biểu tình. Tuy nhiên, ở hai thành phố lớn trên hai đầu đẩt nước thì diễn biến lại khác nhau. Tại thành phố phía Nam, hàng nghìn người đã xuống đường khiến công an không kiểm soát được tình tình. Phía Trung Quốc phản ứng, yêu cầu Việt Nam chấm dứt biểu tình. Công an đã “ra tay” mạnh, dập tắt biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo dõi trên các trang mạng có thể thấy vào các ngày chủ nhật số người ở thành phố Hồ Chí Minh tập trung rất đông nhưng không có người dẫn đầu nên biểu tình không xẩy ra được. Những gương mặt có “tên tuổi” đã bị công an chặn hết từ nhà. Tại Hà Nội, số lượng người tham gia ít, vẫn trong tầm kiểm soát nên công an tuy có ra dẹp nhưng không “quyết liệt” như ở thành phố Hồ Chí Minh. Biểu tình tại Hà Nội diễn ra đến lần thứ 5 thì công an có chỉ thị chấm dứt biểu tình (tôi đoán thế). Cuộc biểu tình lần thứ sáu là một bất ngờ đối với lực lượng an ninh. Tôi rất muốn vinh danh một người phụ nữ trong cuộc biểu tình lần thứ sáu này nhưng xét thấy chưa cần thiết nên không nêu tên chị. Vào sáng chủ nhật hôm đó chỉ khoảng hai chục người tập trung trước Bảo tàng Quân đội. Nhiều người xôn xao vì không thấy những người chủ trương biểu tình xuất hiện. Họ không biết rằng hôm trước, trên mạng của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã có thông báo tạm nghỉ biểu tình một ngày. Người phụ nữ nói ở trên đã đi đầu, giương cao biểu ngữ và hô khẩu hiệu, lôi cuốn đoàn người đi theo. Nhóm công an và bảo vệ, dân phòng đã ập vào phá biểu tình. Nhiều người bị đẩy lên xe buýt đưa đến trụ sở công an Mễ Trì, lập biên bản. Cuộc biểu tình lần thứ sáu này ghi lại một dấu son: Đây là cuộc biểu tình đầu tiên thật sự của nhân dân yêu nước, không có lực lượng an ninh tham gia. Những cuộc biểu tình tiếp theo nòng cốt là người yêu nước, phản đối sự xâm lấn của Trung Quốc trên biển Đông. Biểu tình tại Hà Nội thu hút mối quan tâm của nhiều người yêu nước khắp nơi trong nước. Nhiều người từ các tỉnh bạn đã đến Hà Nội tham gia biểu tình, giao lưu với các “biểu tình viên”. Tình hình đó giống như những năm 70 (tk. XX) ở Đông Âu, tự phát hình thành câu lạc bộ những người yêu nước. Nhu cầu một xã hội dân sự bắt đầu thành hình từ đây. Cũng giống như ở thành phố Hồ Chí Minh, khi yêu cầu về biểu tình trong dư luận đã đủ để nhà cầm quyền “ăn nói” với Trung Quốc và khi các cuộc biểu tình vượt khỏi tầm kiểm soát thì công an được lệnh “dẹp” biểu tình. Những người liên quan đến biểu tình đều bị công an lên danh sách và theo dõi chặt chẽ. Người nào cố vượt khỏi sự kiểm soát của công an đều bị “trấn áp” thẳng tay. Có người như chị Bùi Hằng đã bị bắt bằng những lý do…vớ vẩn nhất. Những người khác bị đe dọa đủ các kiểu. Sự đàn áp khốc liệt đem lại kết quả, biểu tinh không diễn ra được nữa.
Có người hỏi tôi: Các cuộc biểu tình có thế lực “phản động” nước ngoài tham gia vào không? Chưa bàn đến việc từ “phản động” cần phải được định nghĩa lại, hãy tạm sử dụng từ đó để chỉ những nhóm người sống tại hải ngoại đang muốn thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Theo quan sát của tôi, các nhóm “phản động” nước ngoài không “chen chân” nổi vào đoàn biểu tình. Đã xẩy ra việc một người đi vào đoàn biểu tình, gọi điện thoại nói chuyện, trong khi nói có nhắc đến tên một đảng phái chính trị ở nước ngoài và bị một người trong đoàn biểu tình báo cho công an biết. Những người biểu tình tại Hà Nội là những người yêu nước, có người là đảng viên cộng sản, có người chỉ là quần chúng bình thường, nhưng tình cảm với đất nước là thật, không chút giả dối. Trấn áp những người yêu nước là việc làm rất vô chính trị của một bộ phận trong giới cầm quyền.
Cũng có người hỏi tôi: Biểu tình có dẫn đến cách mạng mầu sắc không? Nếu đọc thông tìn trên mạng thì có vẻ như nhiều thế lực đang muốn biến các cuộc biểu tình thành cách mạng mầu, cách mạng hoa, kiểu như ở Trung Đông. Cũng có người viết bài cảnh báo không nên đẩy nhân dân vào cách mạng mầu, làm như cách mạng mầu xẩy ra đến nơi tại Việt Nam. Đi theo đoàn biểu tình, tôi nhận thấy chưa nên bàn đến cách mạng mầu, cách mạng hoa. Chẳng khó khăn gì có thể thấy ngay: Điều kiện xẩy ra cách mạng mầu, cách mạng hoa chưa có ở Việt Nam. Tất cả những ai muốn xẩy ra cách mạng mầu, cách mạng hoa đều là ảo tưởng. Vì vậy ngay cả việc cảnh báo không nên đẩy nhân dân vào cách mạng mầu, cách mạng hoa cũng có phần thừa thãi. Điều đó phần nào có hại vì làm chính quyền “thần hồn nát thần tính”, tăng cường đàn áp người biểu tình. Nhưng cũng nên khẳng định tác dụng tích cực của các trang mạng trong và ngoài nước. Các trang mạng đã góp công rất lớn vào việc tạo ra dự luận ủng hộ sự hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam. Ngay cả trang mạng đã nói quá đà cũng có tác dụng cổ vũ những người biểu tình, truyền cho họ niềm tin về một xã hội dân chủ, kỷ cương đang đến với đất nước.
Có bạn sẽ hỏi: Vậy các cuộc biểu tình đem lại điều gì cho đời sống xã hội Việt Nam? Tôi cho rằng cái được lớn nhất của các cuộc biểu tình là khơi dậy xã hội dân sự ở Việt Nam. Xã hội dân sự bắt đầu hình thành, dù rất gian nan thì nó vẫn sống, vẫn tồn tại và phát triển. Các cuộc biểu tình đã giúp hình thành một câu lạc bộ những người yêu nước ở thủ đô, thu hút những người yêu nước từ nhiều địa phương trong nước đến tìm hiểu. Đàn áp khốc liệt vừa qua của công an có thể dập tắt biểu tình nhưng không xóa được phong trào yêu nước đang hình thành. Tôi tin rằng thời gian sắp tới sẽ có nhiều câu lạc bộ yêu nước khác hình thành và phát triển. Bạn sẽ hỏi: Vậy cái gì sắp đến trong tương lai? Tôi nghĩ hãy để cho đời sống xã hội dân sự trả lời, bạn cũng như tôi không nên cầm đèn chạy trước ô tô. Nếu bạn thực lòng yêu nước, thực tâm muốn đất nước tiến đến dân chủ, văn minh, giầu mạnh, đủ sức tự bảo vệ trước các thế lực xâm lược thì hãy cố gắng góp sức mình xây dựng một xã hội dân sự, bắt đầu từ việc tổ chức những câu lạc bộ yêu nước giống như Hà Nội ngay tại địa phương mình.
Hy vọng xã hội dân sự sẽ đến Việt Nam ngay trong năm con Rồng, vì năm con Mèo đã có tia nắng báo bình minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét