Pages

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Ông Trọng và quả báo nhãn tiền



“Quy hoạch cán bộ” là chà đạp dân chủ trong Đảng và nhân dân.

Người Hà Nội có câu tục ngữ hiện đại “Mười năm phấn đấu không bằng một năm cơ cấu”. (nói theo kiểu phương Tây là “được Chúa chọn”).

 “Quy hoạch cán bộ” tức là dự kiến nhân sự từ trên xuống, rồi chỉ đạo sao cho đúng như ý muốn cấp trên.

“Quy hoạch” là dự kiến sẵn, chọn sẵn nhân sự trước một vài năm. Đảng sẽ đưa ra thăm dò qua đảng viên, và quần chúng…

Thăm dò cũng chỉ là qua loa đại khái cho có, cho đủ lộ trình.

Như thế, Ý thức DÂN CHỦ trong Đảng vô hình trung đã bị triệt tiêu.

Nào đâu có sinh hoạt bầu cử hào hứng, sôi nổi hồi hộp và thực chất như ở một nước dân chủ thực sự!

Đảng đã quen dùng chiến thuật “quy hoạch” nhiều chục năm nay rồi. Và lần này hội nghị 6 báo chuẩn bị trước và Hội nghị 7 thực hiện bầu lãnh đạo cấp cao.

 Hội nghị 7 có hai “quy hoạch” đem lại kết quả kỳ lạ.

Quy hoạch 1 dự kiến là ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vô BCT.

Trước 01 tuần lễ, TTX vỉa hè đã loan tin quy hoạch 2 là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Kim Ngân.

Quy hoạch 2 thành hiện thực.

 Liệu có thể coi đó là quyền dân chủ ở cấp Trung ương được phát hủy tốt ?

Trả lời câu hỏi thực khó. Hãy chờ thực tế trả lời.

 Vấn đề là ông Nhân và bà Ngân có đáp ứng nhu cầu đảm nhiệm hai ban quan trọng Trung ương mới lập ra: Ban nội chính và Ban kinh tế để cứu nguy cho chế độ?

 Trung ương làm sao thì cấp dưới cũng y theo đó mà làm.

Ở Việt Nam hiện tại có một thói quen kỳ lạ, đó là thói bắt chước cấp trên y hệt.

Theo thói quen đó, trung ương “quy hoạch” thì cấp dưới cũng “quy hoạch”.

Trung ương sai lầm sao được !

Sai thì chúng ta cùng sai chứ.

Cháy rừng cùng sưởi.

Trong thời gian dự bị quy hoạch, nhân sự chỉ cần cố gắng đừng để xảy ra sự cố gì, cứ im lặng ngoan hiền tránh va chạm thì đến lần xét quy hoạch lần chót vẫn còn tên trong danh sách là chắc ăn. Anh (chị) ta không cần phải được giao nhiệm vụ đặc biệt để thử thách, không cần qua sát hạch gì cả. Nếu đã qua lớp chính trị cao cấp hoặc Cử nhân chính trị thì coi như ổn rồi, ngồi rung đùi. Nếu chưa có một trong hai chứng chỉ trên thì được cử đi học một lớp tại chức Cử nhân chính trị hoặc lý luận chính trị cao cấp, trung cấp trong một vài năm. Xong. Qua thăm dò ổn rồi thì vô đại hội phát phiếu bầu cũng bào đảm chắc chắn 90% kết quả đúng như “quy hoạch”, người bị rớt ắt là người không có tên trong “quy hoạch”.

 Mỗi lần qui hoạch thì bắt đầu hình thành một nhóm lợi ích mới.

 Vì sao hầu như phiếu bầu theo qui hoạch đạt kết quả đa số ?

Có một thủ thuât thường được áp dụng là tung tin nhỏ giọt về nhân sự được chọn.

Thủ thuật sau đây còn lợi hại hơn. Bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo quản lý bên chính quyền cho nhân sự được chọn. Sau một thời gian mới vô đại hội Đảng, thế là mặc nhiên anh ta được nhiều phiếu bầu. Tâm lý đa số đảng viên vô tư lắm, phù thịnh chứ không phù suy. lại nghĩ, cân nhắc chi cho mệt, ai lãnh đạo cũng thế cả thôi. Mặt khác, thấy lãnh đạo đã chọn trước rồi thì mình cũng  bỏ phiếu cho xong. Vả lại ngừuời ta cũng e ngại sự trù úm về sau.

 Ở cấp địa phương, họ thường để Bí thư kiêm luôn thủ trưởng cơ quan, đơn vị để lấy cái nọ đỡ cái kia. Thủ trưởng cơ quan (chính quyền) đồng thời đứng đầu Đảng, quyền hành trọn gói. Ai muốn dân chủ thì nhớ câu “chạy trời không khỏi nắng” nha. Có lẽ người đi tiên phong phá lệ là “hoàng đế Hồ Cẩm Đào” Chủ tịch cả hai thứ luôn cho tiện điều hành. Đảng và chính quyền cứ mập mờ lẫn lộn. Tuy hai mà một. Tuy một mà hai. Xuất quỷ nhập thần.

 So với thời phong kiến xưa, việc quy hoạch cán bộ của Đảng thời nay ngon ăn, chắc ăn và dễ dàng hơn nhiều. Nhân sự được chọn đi học cử nhân chính trị, trung cấp hay lý luận cao cấp. Xong hay chưa xong cũng bổ nhiệm luôn để tạo không khí, tạo đà trước khi bước vô đại hội đảng bộ.

 “Đảng trí” của phần lớn đảng viên thời nay ỉu xìu lắm, chỉ lo “hoàn thành nhiệm vụ” , “chi bộ trong sạch vững mạnh” (!?), ngoài ra mặc kệ, sao cũng được. Sinh hoạt đảng qua loa đại khái cho xong. Chi bộ khóm DT hàng tháng họp chỉ đạt 1/2 hoặc 1/3 đảng viên có mặt (hầu hết số cán bộ nghỉ hưu), vắng mặt cũng chả cần báo cáo.

2. Thất thập nhị hiền và bác tổng Trọng

 Ở Văn miếu- Quốc tử giám trong phần hậu cung có bàn thờ  hình vẽ 72 người hiền- những nho sinh thành công đầu tiên ở phương Đông, những người ấy từng sống cách đây khoảng 2 500 năm.

 Danh sách ký Kiến nghị 72 cũng có 72 người hiền thời hiện đại. Danh sách cao cả này cũng sẽ lưu danh thiên cổ đánh dấu cái giai đoạn đau thương này của dân tộc.

 Đặc biệt có tới  36 người làm nghề văn học, báo chí, nghệ thuật (trong tổng số 72). 36 người ấy kể như cùng nghề đầu tiên với bác Nguyễn Phú Trọng, cái nghê mà bác Trọng đã giã từ khi chưa kịp giỏi nghề, bác đã vội “lỡ bước sang ngang” chuyển qua nghề nghiên cứu lịch sử Đảng và chính trị chuyên nghiệp. (Tôi gọi TBT Nguyễn Phú Trọng là “bác” theo truyền thống quê tôi gọi người hơn vài tuổi là bác – gọi thay con).

 Bác Trọng đã dõng dạc phê phán nặng nề giới phản biện nói chung và 72 người hiền đang góp ý sửa đổi hiến pháp. Đúng ra, bác Trọng với cương vị TBT,  răn dạy cho thuộc hạ ở tỉnh Vĩnh Phúc thì đó là quyền của bác và tùy thuộc sự tiếp nhận của cán bộ tỉnh ủy VP. Nếu chỉ có thế thôi thì chẳng cần bàn.

 Vì cớ gì  ông trùm VTV Trần Bình Minh lại cho phát lại trên VTV thời sự để cho bác có dịp mắng mỏ những người trí thức tinh hoa dân tộc trong đó có “thất thập nhị hiền”? Bác có ra lệnh cho cậu Minh phát hình hay không? Hay anh ta sốt sắng tự lập thành tích? Căn bệnh “hoàng đế không lo, thái giám lo chi” ngày nay đang có cơ lan tràn khắp nơi…

 Bác Trọng chỉ trích họ là “suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức lối sống”. Tôi là người ký tiếp đợt 2 sau 72 người hiền, tôi đang ăn cơm xem TV, bỗng kinh ngạc nhìn bác trên màn hình đang phun châu nhả ngọc… không nhịn được, tôi dằn đôi đũa xuống bàn, quát nhẹ “Lộng ngôn”, người nhà giật mình ngơ ngác hỏi “cái gì. cái gì thế?” . Tôi trỏ màn hình nói “kia kià, lộng ngôn, cha này quá lắm rồi!”. Ngay ngày hôm sau, được tin nhà báo Nguyễn Đắc Kiên kiên quyết phản đối bác dù biết trước sẽ bị trả thù cho nghỉ việc. Và không ai ngờ phong trào Tuyên bố của công dân tự do nhân hành động anh hùng của Nguyễn Đắc Kiên đã tiếp nối ý chí của anh, được sự đông tính ký tên của  nhiều nghìn người trong ngòaì nước.

 Hậu quả đó là nhỡn tiền.

 Phát ngôn hấp tấp nông nổi của bác đã  làm giảm uy tín của TBT  không chỉ trên dư luận rộng rãi trong ngoài nước, mà ngay trong Hội nghị 7 vừa qua – Sự lãnh đạo “tập trung” của Bộ chính trị đã bị vô hiệu hóa từng phần. Uy tín TBT muốn đem dẫn dắt Hội nghị 6,7 đã thất bại thảm hại. Phát ngôn như bác thi “lợi hay hại”?

 Hậu quả đó cũng là nhỡn tiền.

 72 người ký tên KN72 không ai cần chất vấn bác Trọng. Không ai cần bác Trọng phải xin lỗi họ. Những người khác ngoài danh sách 72 vì tinh thần nghĩa hiệp đã lên tiếng đòi bác Trọng phải xin lỗi. “Xin lỗi” nên là hành động tự nguyện, đợi yêu cầu đòi hỏi thì mất giá trị  lắm.

 Bác Trọng đã xem kỹ danh sách những  người 72 và các đợt sau chưa?

Bác có biết nhà thơ Nguyễn Duy người  bạn SV đồng khoa Văn tổng hợp HN của bác? Khi bác đi mài đũng quần  từ trường này tới trường khác, học thơ Tố Hữu thuộc lòng rồi lại đi học Mác Lê trong nước, Mác Lê nước ngoài thì anh Nguyễn Duy đi chiến đấu và sáng tác ở chiến trường. Sau 1975 anh còn sống là may phúc tổ tiên. Anh Duy hiện nay là nhà thơ nổi tiêng của nước Việt Nam và nhiều nước nể trọng.

 Bác lấy tư cách gì mắng anh Duy là “suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức lối sống”?

 Bác có biêt trong danh sách 72 còn có GSTS Trần Đình Sử (gsts thực sự chứ không dỏm đâu) là GS đầu ngành văn học nước ta, thầy dạy của nhiều thế hệ GV dạy Văn ở cái nước Việt Nam này? Bác Trọng mắng GS Sử tức là mắng tất cả GV Văn nước ta đấy.

 Bác lấy tư cách gì mà sỉ mắng GSTS Trần Đình Sử là “suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức lối sống”?

 Tôi không thể kể hết thành tích và bản lĩnh của 70 người hiền kia trong danh sách.

 Bác lấy tư cách gì mắng họ là “suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức lối sống”?

 Tôi là người ký tên thứ 162 trong KN 72, «đạo đức lối sống » của tôi do hàng ngàn học sinh SV tôi đào tạo và hàng trăm đồng nghiệp của tôi  từ Bắc chí Nam mới có quyền đánh giá.

 Bác lấy tư cách gì mà mắng tôi là “suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức lối sống”?

 Hiến pháp, pháp luật nào quy định TBT có cái quyền ấy?

 Danh sách 72 người hiền (và đến hôm nay 14 785 người) cùng với danh tính bác TBT Nguyẽn Phú Trọng sẽ cùng được/bị ghi vào lịch sử dân tộc dù đương sự muốn hay không muốn.

Giang Nam Lãng tử

(Blog Giang Nam Lãng tử)

Không có nhận xét nào: