Ông Nguyễn Văn Điền, Phó hội trưởng Trung Ương Giáo Hội PGHH Thuần Tuý chủ trì buổi lễ tưởng niệm. Đại diện lãnh đạo Giáo Hội PGHH Thuần Tuý các tỉnh thành: tỉnh An Giang, Tp.Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long… và khoảng gần 200 tín đồ PGHH tham dự buổi lễ.
Đúng 10 giờ, khai mạc buổi lễ. Ông Lê Văn Lớn đại diện Ban tổ chức đọc diễn văn khai mạc.
Ông Nguyễn Văn Điền thay mặt Trung Ương Giáo Hội PGHH Thuần Túy điểm lại những nét son PGHH trong công cuộc đấu tranh vì độc lập quốc gia, tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Ông Điền cho biết, vào ngày 07.10.1945, tại sân vận động Cần Thơ chính quyền Việt Minh đem bốn ông: Huỳnh Thạnh Mậu (Bào đệ Đức Huỳnh Giáo Chủ), Trần Ngọc Hoành (con ông Trần Văn Soái), Nguyễn Xuân Thiếp (thi sĩ Việt Châu), Trần Nguyên Thiều ra xử tử.
Tại sao Việt Minh Cộng Sản giết các ông này?
Sau khi “cách mạng tháng 8” thành công ở Nam Bộ, ông Trần Văn Giàu (Đảng CS) tự xưng là Chủ tịch Uỷ Ban Hành Chánh Nam Bộ. Các Đảng phái chính trị bất bình. Đặc biệt là những người mang tư tưởng quốc gia phản ứng mạnh mẽ, buộc phải cải tổ lâm Uỷ Hành Chánh Nam Bộ. Ông Phạm Văn Bạch (thân Cộng Sản) thay ông Trần Văn Giàu làm chủ tịch nhưng quyền quân sự vẫn còn nằm trong tay ông Trần Văn Giàu.
Ông Trần Văn Giàu rất ấm ức những người Quốc Gia và Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, trong đó đoàn thể PGHH và Đức Huỳnh Giáo chủ là những cây gai trong mắt của ông Giàu.
Vào ngày 08.09.1945, theo chỉ thị của ông Trần Văn Giàu chính quyền Việt Minh đã bắt các ông: Huỳnh Thạnh Mậu, Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Nguyên Thiều, Trần Ngọc Hoành ở Cần Thơ.
Vào ngày 09.09.1945, ông Trần Văn Giàu ra lệnh cho Quốc gia Tự vệ Cuộc (tức công an võ trang) đến bao vậy trụ sở PGHH ở số 08, đường Sohieg, góc đường Meche, Sài Gòn để lùng bắt Đức Huỳnh Giáo Chủ, nhưng chỉ bắt được các tín đồ và các chức sắc, còn vị Giáo Chủ thì họ không tìm thấy.
Theo tin tức bởi chính những người đã đem Đức Huỳnh Giáo Chủ đi thoát. Trong lúc công an lục soát văn phòng PGHH, Đức Huỳnh Giáo Chủ vẫn có mặt tại đó nhưng không hiểu vì lý do nào mà họ không tìm ra được.
Lý do ông Trần Văn Giàu bắt Đức Huỳnh Giáo Chủ và tín đồ PGHH là cuộc biểu tình “đảo chính, chiếm cứ” Cần Thơ. Nguyên ngày 08.09.1945, PGHH có tổ chức cuộc biểu tình ở Cần Thơ. Cuộc biểu tình có thông báo cho Uỷ Ban Hành Chánh tỉnh Cần Thơ. Thế nhưng sáng ngày 08.09.1945, các tín đồ PGHH khoảng 20 ngàn người đổ về Châu thành Cần Thơ từ các trục giao thông đường bộ, các con sông lớn: Ô Môn xuống, Cái Răng lên, cái Vồn qua. Đoàn người chưa đặt chân lên Châu Thành Cần Thơ thì bị những Quốc gia Tự vệ thuộc tỉnh Cần Thơ xả súng vào người biểu tình, làm cho đoàn người nhốn nháo và chạy lọan xạ và nhiều người bị thương.
Không có việc PGHH cướp chình quyền tỉnh Cần Thơ là khẳng định của ông Nguyễn Long Thành Nam trong cuốn PGHH trong dòng Lịch sử Dân tộc. Ông đưa ra những dẫn chứng: Thứ nhất, đảo chính có nghĩa là cướp chính quyền. vậy PGHH đảo chính tại một tỉnh Cần Thơ thì chiếm được quyền hành gì? Chính quyền một tỉnh không thể giúp họ chủ động tình thế, mà phải là một chính quyền tại Sài Gòn. Mới có uy lực trên toàn miền Nam và uy lực đối ngoại (tức đối với đồng minh và Pháp lúc đó); Thứ hai, chiếm cứ Cần Thơ, có nghĩa là chiếm quyền cai trị tỉnh Cần Thơ nếu thế thì đám quần chúng phải có võ trang để dẹp đám võ trang quần sự và Quốc gia Tự vệ cuộc của Việt Minh. Nhưng tín đồ PGHH đi biểu tình chỉ đem theo nước và thức ăn. Như vậy không gọi là cướp chính quyền được. Và cũng theo ông Nguyễn Long Thành Nam nhận xét: “Luận điệu đảo chính, chiếm Cần Thơ do phía ông Trần Văn Giàu đưa ra, thật sự là có cớ để đàn áp và có cớ biện minh cho hành động đàn áp và có luận lý để lôi kéo quần chúng theo mình trong cuộc đàn áp đó.”
Tại sao có cuộc biểu tình?
Cuộc biểu tình nhằm, thứ nhất, biểu lộ độc lập và biểu dương ý chí lực lượng dân tộc, để thế giới thấu hiểu và để Pháp nhìn thấy sức mạnh quần chúng và ý chí tự do của dân tộc Việt Nam. Thứ hai, nêu lên nguyện vọng võ trang quần chúng chống thực dân Pháp. Thứ ba, tẩy uế các phần tử thối nát trong Uỷ Ban Hành Chánh Nam Bộ. Thứ tư, chống độc tài với mọi hình thức.
Sau biến cố cuộc biểu tình Chính Quyền vây bắt Đức Huỳnh Giáo Chủ nhưng không được, còn các ông: Huỳnh Thạnh Mậu, Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Nguyên Thiều, Trần Ngọc Hoành bị xử tử tại Cần Thơ.
Nhiều cán bộ cao cấp PGHH khác ở các tỉnh khác hầu hết bị bắt và bị giết. Riêng tại tỉnh Trà Vinh các ông: Chung Bá Khánh, Đỗ Hữu Thiều, Võ Văn Thời, Lâm Thành Nguyên bị neo dưới sông cho chết ngộp. Nhờ may mắn đặc biệt hay chưa tới số chết ông Lâm Thành Nguyên thoát khỏi dây chói lội vào bờ trốn đi được.
Cộng Sản khủng bố ác liệt nhất tại Long Xuyên, Châu Đốc là hai tỉnh rất đông tín đồ PGHH Thuần Túy.
Được biết, trước 1975, mỗi khi tổ chức Lễ tưởng niệm bốn vị cán bộ PGHH bị Việt Minh giết có hàng trăm ngàn tín đồ tham dự, nhưng từ 1975 đến nay, chúinh quyền bằng mọi cách ngăn cản, cấm đoán, nên số tham dự chỉ được vài trăm.
Nhóm PV PGHH Thuần túy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét