Theo cách tiếp cận vấn đề mới của người viết, các sự kiện trên thế giới này không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là có sự sắp xếp từ trước đó. Trong một trò chơi, cần có 2 phe đối nghịch nhau thì trò chơi mới tăng tính hấp dẫn. Vào cuối năm 1991, khi liên bang Xô Việt sụp đổ thì Hoa Kỳ muốn tạo ra một đối thủ mới cho cuộc chơi kéo dài từ 2000-2030 và họ thấy Trung Hoa là một lựa chọn thích hợp nhất
Hoa Kỳ tạo ra Trung Hoa hùng mạnh như ngày nay như thế nào?
Về kinh tế:
Giai đoạn 1990 – 2000: động lực tăng trưởng kinh tế đến từ quyết tâm trong cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, cải cách công nghiệp, cảm kết của chính phủ trong việc hỗ trợ kinh tế tư nhân.
Giai đoạn 2000 – 2010, động lực tăng trưởng của Trung Quốc đến từ việc gia nhập WTO năm 2007. Mô hình tăng trưởng kinh tế mang đặc điểm của mô hình xuất khẩu.
Các nhà tài phiệt muốn biến Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bằng mô hình xuất khẩu, vượt qua Nhật Bản vừa bị họ làm cho bất động sản đổ vỡ, rơi vào giảm phát từ năm 1990
Với chi phí nhân công rẻ hơn bên Mỹ nhiều, các nhà tài phiệt chỉ đạo các công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ, thế giới (điện thoại, laptap, ô tô – xe máy…), sản xuất vũ khí đóng cửa một phần nhà máy sản xuất tại Mỹ, thuê các nhà thầu gia công, sản xuất linh kiện mà họ đã xây ở Trung Quốc. Từ đó người dân Trung Quốc bỏ làm nông nghiệp chuyển sang làm công nhân ở các nhà xưởng, vốn nước ngoài (FDI, FII, viện trợ,…) đổ vào nhiều, Trung Quốc xuất khẩu hàng linh kiện qua bên Mỹ, Âu Châu, Á Châu,…để bán với giá cao.
Trong quá trình gia công, Trung Quốc học được công nghệ của Mỹ và cũng tự phát triển ngành công nghiệp cho riêng mình với giá rẻ hơn thế giới rất nhiều, họ bán cùng một mặt hàng như Mỹ nhưng với giá rẻ hơn gấp 3-4 lần so với Mỹ.
Năm 2007 – 2011, nhóm tài phiệt cho Trung Quốc tham gia vào WTO, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thần tốc (GDP trung bình 10-10,5%/mỗi năm), đời sống người dân tăng, tiết kiếm tăng cùng với việc Chính Phủ cho phát triển cơ sở hạ tầng (đầu tư công), nên tiền nhàn rỗi của dân, thị trường vay chợ đen, ngân hàng đổ vào thị trường chứng khoán, bất động sản làm giá tăng gấp 3-5 lần so với năm 2000. Người dân bỏ làm gia công linh kiệt, tham gia đầu cơ mạnh vào bất động sản. Giá bất động sản tăng là nhu cầu ảo, không phải thật
Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với GDP đạt 5.880 tỷ USD sau Hoa Kỳ (14.660 tỷ USD)
Về chính trị:
Tháng 11-2012, Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc và là nhân vật số một trong Bộ Chính Trị. Ông là người của phe Hồ Cẩm Đào có khuynh hướng thân Tây Phương.
Cha ông là Tập Trọng Huân, giữ chức Phó Thủ tướng Trung Quốc từ 1959 – 1962, dẫn dắt các nhà lãnh đạo tương lai như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, đưa ra và thực hiện xây dựng khu kinh tế Thâm Quyến. Con gái ông là Tập Minh Trạch, sinh năm 1992, năm 2010 chuyển sang học tại Đại học Harvard (Mỹ) và được vệ sĩ và FBI bảo vệ 24/24.
Trò chơi bắt đầu diễn ra khi Trung Quốc hùng mạnh:
Trò chơi này bắt đầu diễn ra vào năm 2009 đến 2030 trong 2 lĩnh vực
Thứ nhất là kinh tế:
Mô hình kinh tế của Trung Quốc là dựa vào xuất khẩu chủ yếu, neo tỷ giá Nhân dân tệ ở mức thấp so với các ngoại tệ khác (phá giá) để hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn, có sức cạnh tranh cao hơn các quốc gia khác, khiến Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc và cướp đi việc làm của người Mỹ.
Hoa Kỳ có FED dùng chính sách tiền tệ để đối phó mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
Nội dung của trò chơi:
Trung Quốc liên tục phá giá đồng Nhân dân tệ (định giá Nhân dân tệ ở mức thấp) từ mức 2,8 Nhân dân tệ bằng một USD năm 1983 lên 5,32 năm 1993; lên 8,7 năm 1994 và đến tháng 5.2014 là 6,23 Nhân dân tệ ăn một USD
Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc nâng tỷ giá nhân dân tệ lên, không phá giá nữa nhưng Trung Quốc không nghe, thế là FED ra tay dùng những kỹ thuật về tiền tệ để phá giá USD một cách thông minh.
Có thể gọi cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là cuộc chiến tranh tiền tệ giữa đồng USD và Nhân dân tệ (RMB)
Hành động của hai bên:
Hiệp một của trận đấu:
Vũ khí tài chính mà Hoa Kỳ ném xuống nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc là vũ khí “nới lỏng định lượng” (QE), tức là gia tăng lượng cung tiền để thổi phòng giá cả của các loại tài sản.
FED đã tung ra 3 gói QE như sau:
FED đã tung ra 3 gói QE như sau:
Tháng 12.2008, QE1 = 1.700 tỷ USD mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa ốc
Tháng 8.2010, QE2 = 600 tỷ USD mua trái phiếu chính phủ dài hạn từ 2-10 năm
Tháng 9.2012, QE3 ước tính mỗi tháng FED sẽ mua khoảng 85 tỷ USD trái phiếu dài hạn
Tháng 1.2014, QE3 giảm còn mua 75 tỷ/tháng
Tính đến thời điểm tháng 5.2014, FED đã in mới thêm khoảng 3.800-4.000 tỷ USD thông qua 3 gói QE. Mục đích sử dụng vũ khí QE để chuyển lạm phát sang nước ngoài, gia tăng cấu trúc chi phi của hầu hết các quốc gia xuất khẩu mạnh và các nền kinh tế tăng trưởng nhanh trên thế giới.
Nới lỏng định lượng tức là in tiền, FED tạo ra tiền từ không khí bằng cách mua lại các chứng khoán nợ của Bộ Tài chính, từ một nhóm các ngân hàng được chọn lọc gọi là các “trung gian sơ cấp” gồm quỹ đầu tư quốc gia, ngân hàng trung ương, quỹ hưu trí, cá nhân giàu có,…
Việc mua chứng khoán nợ từ trung gian sơ cấp này: FED thu về các chứng khoán và trả cho các trung gian bằng tiền USD mới in (khoảng 3.800-4.000 tỷ USD)
Trong một thế giới được toàn cầu hóa, QE tác động mạnh đến Trung Quốc. QE là vũ khí hoàn hảo trong cuộc chiến tranh tiền tệ và FED biết rõ.
Nới lỏng định lượng (QE) có tác dụng bởi vì: Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đã neo chặt tỷ giá Nhân dân tệ – USD. Khi FED in thêm tiền thông qua chương trình QE, phần lớn lượng tiền này tìm đường sang Trung Quốc dưới hình thức thặng dư thương mại hoặc các “dòng tiền nóng” đi tìm mức lợi nhuận cao hơn so với ở lại Hoa Kỳ. Một khi đồng USD vào đến Trung Quốc, chúng được Ngân hàng nhân dân Trung Quốc thu vào và đổi lại là đồng Nhân dân tệ mới được in ra. FED in thêm bao nhiêu tiền, Trung Quốc cũng phải in thêm số lượng tiền tương ứng để duy trì được tỷ giá.
Hoa Kỳ là nền kinh tế phát triển tốc độ chậm và rất ít có khả năng lạm phát trong ngắn hạn. Còn Trung Quốc lại là nền kinh tế bùng nổ và đã phục hồi ngoạn mục sau cơn hoảng loạn 2008, ít có khả năng hơn trong việc hấp thụ được tiền mới in mà không phải gánh chịu nạn lạm phát. Việc in tiền mới tại Trung Quốc đã nhanh chóng dẫn đến tình trạng giá cả tăng cao trong đất nước này. Trung Quốc đang nhập khẩu lạm phát từ Hoa Kỳ thông qua việc neo chặt tỷ giá
Năm 2011, mức độ lạm phát của Trung Quốc tăng vọt lên 5,4% – mức cao kỷ lục, vì không chấp nhận tái định giá tiền tệ, Trung Quốc đã phải gánh chịu nạn lạm phát. Lạm phát làm tăng chi phí xuất khẩu của Trung Quốc và giúp Hoa Kỳ nâng cao sức cạnh tranh.
Nếu Trung Quốc vẫn neo chặt tỷ giá tiền tệ, FED cứ in thêm tiền và lạm phát của Trung Quốc có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Nếu Trung Quốc chấp nhận tái định giá, họ có thể kìm chế được lạm phát, nhưng cấu trúc chi phí của họ sẽ tăng thêm khi so sánh với các loại tiền tệ khác. Theo cách nào đi nữa thì FED và Hoa Kỳ vẫn thắng.
Trong hiệp một kéo dài từ 2009 – 2011: Hoa Kỳ đã thắng Trung Quốc tuyệt đối trong chiến tranh tiền tệ.
Hiệp hai của trận đấu kéo dài 2012 – 2018:
Tháng 1.2014, FED bắt đầu rút dần quy mô QE3 từ 85 tỷ USD/tháng xuống còn 75 tỷ USD/tháng và đến tháng 5.2014 còn là 45 tỷ USD/tháng
Trong thời gian khoảng 2014-2018: FED sẽ rút dần dần và rút hết gói QE3 rồi tới QE2, sau đó tăng lãi suất USD lên từ năm 2015, tức tiền USD từ Trung Quốc sẽ chạy về Hoa Kỳ trở lại
Năm 2009-2012, lượng tiền nóng USD từ Hoa Kỳ chảy vào Trung Quốc vì tìm kiếm chênh lệch lãi suất cao hơn ở Hoa Kỳ, Ngân Hàng trung ương Trung Quốc in thêm tiền mới để hấp thụ lượng USD này, lãnh đạo Trung Quốc dùng tiền này để kích thích kinh tế, bơm tiền qua hai kênh là tín dụng và đầu tư công. Tiền được rót mạnh vào các doanh nghiệp nhà nước và các công ty đầu tư địa phương có nguồn gốc nhà nước
Nạn bong bóng đầu cơ trên thị trường bất động sản tăng mạnh. Đất đai do nhà nước quản lý, do đó các Ngân hàng của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước,…thi nhau đẩy cầu ảo làm giá bất đông sản tăng cao gấp 3-4 lần so với trước, tiền cứ đổ vào bất động sản ngày càng tăng lên
Khi tiền từ ngân hàng đổ vào bất động sản đã cạn thì xuất hiện hình thức tín dụng ảo, là nghiệp vụ “shadow banking” với những hình thức đầu tư và cho vay mờ ám, thiếu minh bạch, lãi suất cao mà rủi ro rất lớn.
Núi nợ của Trung Quốc này đã cao gấp đôi Tổng sản lượng nội địa và phân nữa là loại “ảo ảnh” sẽ bốc thành khói. Bên trong những khoản vay đó có vay tiền USD với giá rẻ để tài trợ bằng loại tiền nhân dân tệ không có giá trị đảm bảo
Lượng tiền nóng đã như thủy triều chảy vào Trung Hoa đã dẫn tới nạn đầu cơ và cho vay ảo. Khi FED rút dần các gói QE và nâng lãi suất lên năm 2015, ta sẽ thấy dòng tiền nóng này bỏ chạy khỏi Trung Quốc và về lại Hoa Kỳ để lại đằng sau là những bong bóng bất động sản vỡ, ngân hàng vỡ nợ, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp kỷ lục của nước Tàu.
Trong hiệp hai của trận đấu kéo dài 2012-2018, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thắng xứng đáng với Trung Quốc. Sau hiệp 2, Trung Quốc sẽ hoàn toàn nghe theo chỉ đạo của Hoa Kỳ về sau này.
Thứ hai là chính trị, quân sự:
Đây là một giả thuyết khách quan, không có kiểm chứng tùy mọi bạn đọc suy ngẫm, đúng sai không quan trọng.
Theo người viết, Hoa Kỳ đã tạo ra Trung Quốc hùng mạnh như ngày nay nhằm mục đích sau:
Khi Trung Quốc hùng mạnh sẽ chạy đua vũ trang, chi phí quân sự tăng, Hoa Kỳ sẽ nhờ Trung Hoa khêu khích các nước khác trong khu vực làm cho các nước này sợ và cũng tăng chi phí quân sự để cạnh tranh với Trung Quốc. Khi các nước mua vũ khí nhiều thì các tập đoàn quân sự, sản xuất vũ khí của Mỹ sẽ làm ăn có lợi rất nhiều vì họ bán được nhiều vũ khí. Đó chính là chiến lược tái cân bằng Châu Á – Thái Bình Dương mà Tổng thống Obama đang làm.
Nên nhớ, khi Chú Sam chĩa súng chiến lược quân sự vào khu vực nào thì nơi đó sẽ có xung đột mạnh, chẳng hạn khi Chú Sam nhắm tới Châu Á – Thái Bình Dương thì có các cuộc xung đột như: lật đổ thủ tướng Thái Lan, Myanmar thoát khỏi “gọng kìm” Trung Quốc, Nhật – Trung xung đột đảo điếu ngư, Vụ mất tích máy bay MH370, gần đây nhất là Trung Quốc khêu khích biển Đông với Việt Nam, Philippines,…
Tổng kết trò chơi: Chú Sam vẫn là người kiếm tiền nhiều nhất từ trò chơi và vẫn là cường quốc số thế giới cho đến cả trăm năm nữa. Người thiệt hại nặng nhất chính là người dân của các nước trên thế giới.
THEO BLOG DƯƠNG VĂN KHÁNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét