Trận cuồng phong báo trước ngày tận diệt của ĐCSTQ
点此看大图片
Đất nước Trung Quốc đang đứng trước thời khắc lịch sử trọng đại. (Ảnh tổng hợp của NTDTV)
Từ khi làn sóng thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu dấy lên cũng là lúc sự diệt vong tất yếu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được ấn định. Trong giai đoạn biến đổi trọng đại này của lịch sử, tầng lớp lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ cũng đã xuất hiện một vài động thái lớn. Gần đây, giới chức cấp cao đã bỏ phiếu thông qua việc thực thi tuyên thệ trước Hiến pháp mà không đoái hoài gì đến “Đảng”, các cơ quan chính phủ còn đề xuất “dũng cảm thừa nhận, tiếp thu sự thật về sự biến chất thoái hóa của đảng”, điều này cho thấy các cơ quan này đang phát đi một số tín hiệu nào đó. Hiện tại khí số của ĐCSTQ hầu như đã tận, cuốn sách “Cửu bình” được phổ biến rộng rãi đã giúp cho dân chúng hiểu rõ được bản chất tà ác của đảng, đây chính là thời khắc quan trọng trong sự kiện thoái xuất khỏi ĐCSTQ, sắp có sự biến hóa lớn về mặt bản chất. “Trung quốc Cộng sản Đảng vong” đã trở thành thiên ý, là quy luật của lịch sử, là trào lưu chung đại diện cho các giá trị dân chủ phổ quát của thế giới, dân tộc Trung Hoa sẽ vượt khỏi kiếp nạn và bước đến một kỷ nguyên mới của sự phục hưng vĩ đại, không ai có thể ngăn cản nổi.
1. Giải thể ĐCSTQ là tất yếu của lịch sử
Gần đây, các cơ quan chính phủ Bắc Kinh đã có một động thái quan trọng, không ngừng phát đi những tín hiệu muốn vứt bỏ ĐCSTQ. Ngoài việc tầng lớp lãnh đạo cấp cao thông qua biểu quyết không tuyên thệ trước đảng, cũng có người cho rằng, ĐCSTQ nên đổi một cái tên khác. Truyền thông nhà nước cũng đưa tin rằng chính phủ đang có sự sắp xếp, sắp phải cải cách chế độ.
Ông Tập Cận Bình gần đây đã có một lời phát biểu khá hiếm hoi trong kỳ đại hội vừa rồi: “Cần dũng cảm đối mặt với thực tế khắc nghiệt; thừa nhận, tiếp thu sự thật tha hóa biến chất có nguy cơ dẫn đến vong đảng vong quốc”. Trong báo cáo của ông Tập không hề có chút “kỵ húy” mà liệt kê ra những sáu nguy cơ lớn có thể dẫn đến “vong đảng”, đồng thời chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn trong nội bộ, xã hội đã bạo phát một cách phức tạp và có chuyển biến xấu. Sáu nguy cơ bao gồm cả chính trị, kinh tế, xã hội, tín ngưỡng và nhiều lĩnh vực khác. Điều này cho thấy sự hủ bại trong thể chế ĐCSTQ đã hết thuốc chữa, cũng như không còn đủ sức để vu hồi. Các ý kiến bên ngoài cho rằng, một sự đổi thay to lớn sắp xảy ra, ĐCSTQ sắp đứng trước nguy cơ – điều này khiến đảng không thể không thực hiện những động tác vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản.
Vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều có một quá trình thịnh suy nhất định, một trái táo hư thì phải vứt đi, một chính quyền cũng có quá trình sinh – hưng –thịnh – suy – nguy – vong. Thời xưa, những vương triều nào xuất hiện phong bế chuyên quyền, tàn bạo, hủ bại thì vương triều ấy không thể tồn tại lâu dài – đó chính là quy luật phát triển của lịch sử, trên thế gian không có triều đại nào là vạn cổ trường lưu. Trong lịch sử Trung Quốc, triều đại tồn tại lâu nhất là nhà Chu với hơn 800 năm trị vì, nhưng cuối cùng cũng không tránh khỏi cái vận diệt vong. Hiện nay, một chính quyền hủ bại bất kham như ĐCSTQ cũng đã bước vào chặng cuối của con đường phế diệt.
Tần Thủy Hoàng sau khi lập vị, đã dùng mọi phương cách để cầu trường sinh bất lão, cuối cùng cũng chỉ là vọng tưởng. Sau đó ông ta lượm lặt được một cuốn “Tiên thư”, trong sách viết “vong Tần giả, Hồ dã” (diệt nước Tần là Hồ vậy). Tần Thủy Hoàng đọc xong, cứ ngỡ “Hồ” ở đây là chỉ Hung Nô, bèn sai đại tướng Mông Điềm xuất lĩnh ba mươi vạn quân tiến về phương Bắc chinh phạt Hung Nô để diệt hậu họa vong quốc. Sau đó còn cho đắp thêm Vạn Lý Trường Thành để ngăn bước người Hồ tiến về phía Nam. Tần Thủy Hoàng băng hà, bọn Lý Tư tự sửa di chiếu, lập con thứ Hồ Hợi lên ngôi đế, tức Tần nhị thế. Tần nhị thế bạo ngược vô đạo, dẫn đến quốc phá gia vong, ứng nghiệm theo lời sấm “Vong Tần giả, Hồ dã”. Chẳng qua, “Hồ” ở đây không phải là tộc Hồ (Hung Nô) như Tần Thủy Hoàng vẫn nghĩ mà chính là “Hồ” Hợi.
Thế cho nên một triều đại tự diệt cũng là vì đó là quy luật không thể tránh khỏi, hoặc là do thiên ý, đến lúc kiếp số đã tận, không cần biết phòng bị tốt thế nào, sử dụng bao nhiêu thủ đoạn, bạo lực mạnh tay đến đâu cũng không thể kéo dài được. ĐCSTQ tự tạo kẻ địch cho mình ở khắp nơi, đó cũng là dấu hiệu bị tận diệt.
Trong lúc xã hội Trung Quốc đang xuất hiện làn sóng thoái đảng, rất tự nhiên ĐCSTQ cũng đứng trước nguy cơ diệt vong. Hệ thống chấp pháp của cơ quan Chính Pháp Ủy thậm chí còn có thể cưỡi lên đầu pháp luật, bạt mạng “duy trì ổn định”, đả kích và áp chế nhân sĩ trong mọi giới, thậm chí quay mũi giáo về đoàn thể tu luyện; dùng những phương thức vô cùng bạo lực, tà ác và lưu manh để kéo dài hơi tàn của đảng cộng sản.
Thời Minh có một bộ phận thị vệ mang tên “Đông tập sự xưởng”, gọi tắt là “Đông Xưởng”, trụ sở đặt ở một con hẻm ở Bắc Kinh, là cơ quan đặc vụ tình báo đầu tiên trên thế giới, cơ quan này đã tạo ra vô số những án oan.
Khi triều đình hội thẩm những án lớn, Cẩm y vệ ở Bắc Trấn phụ trách tra khảo trọng phạm, Đông Xưởng đều phái người đến nghe hội thẩm. Tất cả các vệ môn trong triều đình đều có người của Đông Xưởng ngồi trực, giám sát từng cử động một của quan viên. Đến cuối thời Minh, cũng là thời kỳ hoạn quan chuyên quyền lên đến đỉnh điểm trong lịch sử Trung Quốc. Tên hoạn quan Ngụy Trung Hiền được triều đình hủ bại vô năng trọng dụng, lúc hắn ta ra ngoài, xe cộ cờ phướn giống hệt (có khi còn hơn) hoàng đế. Sĩ phu đại thần các bậc đều phải quỳ hai bên đường tung hô thiên tuế. Lúc Ngụy Trung Hiền chuyên quyền, đặc vụ của các xưởng vệ càng thêm phóng túng ngạo mạn, khiến cho mâu thuẫn xã hội cuối thời Minh càng thêm kịch liệt, chính trị bại hoại, kinh tế phá sản, trật tự xã hội đảo lộn, tình thế càng lúc càng khó cứu vãn, đẩy nhanh nguy cơ sụp đổ của nhà Minh.
Hoàng đế Càn Long nhà Thanh có lời bình về triều Minh như sau: “Cái nguyên nhân diệt vong của nhà Minh không phải là vì giặc cướp, mà vì Thần tông quá hoang đường, mở đường cho hoạn quan chuyên quyền, các đại thần thì chí để ở tiền bạc, bá quan ở các chức vụ cũng a dua đục khoét. Ngôi vua vẫn còn, hoạn quan có thể trị, nhưng xét về cái thế của thiên hạ đã như chỗ đất sông lở thì không thể sửa móng, cá ươn thì không cất giữ được”.
Tuy rằng Tập Cận Bình đã hạ bệ “Chính Pháp sa vương” Chu Vĩnh Khang, người được mệnh danh là hạt nhân trung tâm quyền lực thứ hai của ĐCSTQ, thậm chí nếu cuối cùng rồi sẽ hạ bệ Giang Trạch Dân, nhưng sự chuyên quyền, ham lộc vị, tiền tài, đục khoét, a dua… đã ăn sâu vào trong mọi mắt xích, toàn bộ cơ thể ĐCSTQ đã thối rữa, chỉ dựa vào “đả hổ” không thôi cũng chẳng thể trừ được cái gốc hủ bại. Các cơ quan của hai họ Tập – Lý dù tận lực đến mấy cũng chẳng thể xoay chuyển nổi thể chế của ĐCSTQ, bởi vì thời đại cần sự tiến bộ, những giá trị phổ quát của thế giới đã dần đi sâu vào lòng người, nếu không thay đổi triệt để tất sẽ dẫn đến diệt vong.
Thật ra, Trung Quốc cũng đã từng tiến hành qua những thay đổi to lớn, Đặng Tiểu Bình đã đem cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông chuyển hóa thành “con đường đặc sắc của Trung Quốc”, nhưng trên thực chất không hề tiến hành thay đổi nào, cũng chỉ là cải cách trong nội bộ thể chế, vẫn cứ tiếp tục duy trì đảng. Do đó, đến khi “con đường đặc sắc của Trung Quốc” đi đến chặng cuối, ĐCSTQ lại đứng trước nguy cơ sụp đổ. Cuối thời Thanh, triều đình cũng từng trải qua một vài cải cách thay đổi luật pháp và duy tân, nhưng không hề tiến hành thay đổi gì về mặt bản chất, do đó, vương triều ấy cũng không tránh khỏi số mệnh diệt vong.
Những năm cuối triều Thanh, súng ống phương Tây đã bắn vỡ cánh cổng triều đình, văn hóa phương Tây và các dạng trào lưu ý thức cuồn cuộn du nhập vào. Một bộ phận quan viên và phần tử trí thức Trung Quốc đã nhận thức được: không cải cách thì Trung Quốc không có cách nào đối mặt với thách thức mới. Những người thuộc phái duy tân như Khang Hữu Vi, Lương Học Siêu chủ trương cải cách nội bộ thể chế, thay đổi chế độ xã hội chính trị dưới quyền lực của hoàng đế. Chủ trương này đã được sự ủng hộ của vua Quang Tự, phái duy tân đã triển khai cuộc cải cách Mậu Tuất. Năm 1898, khi cuộc cải cách Mậu Tuất thất bại, Từ Hy thái hậu lại tiếp tục chuyên quyền tiếm vị, hoàng đế Quang Tự bị quản thúc tại Doanh Đài ở Trung Nam Hải.
Thanh triều sụp đổ, hoàn toàn không có bóng dáng ngoại địch, không có nguy cơ kinh tế, cũng không có khởi nghĩa nông dân trên quy mô lớn. Cách mạng Tân Hợi chẳng qua chỉ là một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Vũ Xương, rồi sau đó dân chúng các nơi nườm nượp hô ứng, kết quả đế quốc Đại Thanh tan tành như ngói vỡ. Có thể nói số vận Đại Thanh đã tận, và tất nhiên, trước đó Tôn Trung Sơn cũng đã nhiều lần phát động khởi nghĩa vũ trang làm bước đệm.
Nguyên nhân chủ yếu là chế độ chính trị của nhà Thanh đã không còn phù hợp với kết cấu xã hội, không thể gánh vác sản lực của nền sản xuất tiên tiến. Đó cũng là lúc Trung Quốc dấy lên trào lưu ý thức của giai cấp tư sản đòi hỏi phải thích ứng với thế giới, ý thức này xung đột sâu sắc với sự hủ bại và bảo thủ của quý tộc Đại Thanh. Nhà Thanh đã không thích ứng được với hình thế mới, trào lưu mới. Đối diện với biết bao nguy cơ từ trong ra ngoài và cuộc cải cách không thể tránh khỏi, cuối cùng triều Thanh đã đi đến diệt vong.
Giống như Trụ vương thời Ân, toàn bộ quá trình và nguyên nhân diệt vong đã cảnh cáo người đời là thiên ý không thể trái được, thần linh không hề biến mất. Lịch sử Trung Quốc nói với chúng ta một điều, thịnh suy của từng triều đại là đều có quy luật. Tất cả mọi điều trên thế giới đều có thiên ý. Đảng Cộng sản tồn tại trên thế giới đã hơn 100 năm, bản chất tà ác của nó đã được con người nhận thức rõ, do đó việc giải thể Đảng Cộng sản đã trở thành dòng chảy tất yếu của lịch sử, một sự thay đổi lớn đang xuất hiện trên sân khấu Trung Quốc.
2. Giải thể Đảng Cộng sản là dòng chảy chung của thế giới
Trong lịch sử tư tưởng của thế giới, một trăm năm trước, một âm hồn mang tên Cộng sản đã xuất hiện và vật vờ ở bầu trời châu Âu. Từ bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” Marx đã sáng lập ra học thuyết chủ nghĩa Cộng sản, nọc độc của học thuyết này đã được truyền đi trong suốt lịch sử cận đại, hiện đại, ảnh hưởng đến toàn cục của thế giới hiện nay. Sau khi thế giới nhận thức được bản chất bạo lực tà ác của Đảng Cộng sản, độc tố của nó vẫn còn di căn tại một số quốc gia.
Kể từ sau thế chiến thứ hai, cuộc vận động của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới đã đi đến đỉnh điểm, Liên Xô trong 10 năm ngắn ngủi đã trở thành quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu, lớn thứ hai thế giới. Nhưng đây chỉ là một biểu hiện tạm thời, theo sự thay đổi của thời gian, rất nhiều tệ đoan đã xuất hiện. Thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa của Đảng Cộng sản là một thể chế tập quyền tập trung cao độ. Loại thể chế này hoàn toàn đi ngược với quy luật phát triển của nền kinh tế hiện đại, đè bẹp tính tích cực của địa phương, xí nghiệp và người lao động, lại thêm sự hủy diệt các phần tử tri thức bất đồng chính kiến và đàn áp các đảng phái đối lập chính trị, dẫn đến sự khống chế chặt chẽ về hình thái ý thức. Khiến cho xã hội sau khi có sự đột phá ở bề mặt ban đầu liền lập tức sa vào trạng thái chết cứng, phong bế và lộn xộn.
Trong cục diện của thế giới hiện đại, chủ nghĩa cộng sản đã có một trận tuyến khá rộng lớn, từ Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc len lỏi đến các quốc gia bần cùng ở thế giới thứ ba, thậm chí là thế giới Ả Rập, cho đến cả đầu giường của Saddam Hussain cũng chất đầy những tuyển tập của Stalin và Mao Trạch Đông. Hễ quốc gia nào theo bước của Liên Xô và Trung Cộng, thì đó sẽ là một quốc gia bạo lực về chính trị, bần cùng về kinh tế.
Do đó, với con đường chung của thế giới là dần hướng theo hòa bình và phát triển, dạng thể chế này khiến cho kinh tế phát triển chậm chạp, gây mất cân bằng trong nền kinh tế quốc dân và ngày càng thêm nghiêm trọng. Những tệ đoan mang tính chất chế độ lần lượt nổi cộm như: hủ bại chính trị, tàn sát bằng bạo lực, bịt miệng dư luận, khống chế tín ngưỡng…, điều này đã không còn phù hợp với nhịp độ của thế giới hiện đại và các giá trị phổ quát được cộng đồng quốc tế công nhận. Chủ nghĩa cộng sản buộc phải tìm kiếm con đường thoát thân.
Một làn sóng lật đổ chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới do đó đã dần dần xuất hiện, bắt đầu từ năm 1989, bao gồm cả những quốc gia thuộc thế giới Cộng sản cùng với Trung Quốc, đã phát sinh làn sóng dân chủ lật đổ nền thống trị chuyên chế của Chủ nghĩa Cộng sản, những quốc gia Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông và Trung Âu đã phát sinh những biến đổi kịch liệt và to lớn.
Ngày 6 tháng 10 năm 1989, Đảng Công nhân Xã hội Hungari đã tổ chức sớm kỳ đại hội đại biểu lần thứ 14 (một biểu hiện bất thường). Hội nghị đã thống nhất đổi tên Đảng Công nhân Xã hội thành đảng Xã hội, đề xuất ý kiến thiết lập thể chế được gọi là “Dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Năm 1989 cục diện chính trị ở Đông Đức xảy ra biến động. Ngày 9 tháng 11 năm 1989, bức tường Berlin sụp đổ.
Tháng 12 năm 1989 Ủy ban Mặt trận Cứu quốc Romania đã thay thế Đảng Cộng sản Romania lên nắm quyền.
Ngày 10 tháng 11 năm 1989, Chủ tịch Zhivkov nước Bulgaria bị buộc phải từ chức. Tháng 2 năm 1990, Đảng Cộng sản Bulgaria đã bỏ cơ chế độc đảng cai trị.
Năm 1989, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc đã chứng kiến cuộc Cách mạng Nhung. Đảng Cộng sản trong cơn vô vọng vẫn tiếp tục thao túng quân đội, cảnh sát và các cơ cấu quốc gia khác, cuối cùng Đảng Cộng sản vẫn phải trao lại chính quyền.
Sau năm 1990, các quốc gia thuộc Liên bang Cộng hòa Nam Tư đều tiến hành tuyển cử đa đảng, đảng Cộng sản đã không thắng cử và đánh mất vai trò chấp chính.
Cuối năm 1990, Albania cũng bắt đầu tuyên bố thực hiện thể chế đa đảng, đất nước này cũng dần bước vào nền chính trị đa nguyên hóa cùng con đường dân chủ nghị viện.
Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Tổng thống Liên Xô Gorbachev tuyên bố từ chức, Hội đồng Tối cao Liên Xô trong ngày kế tiếp đã thông qua quyết định tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của khối Liên Xô, lịch sử 69 năm của Liên Xô đến đây đã kết thúc.
Tại Trung Quốc, làn sóng tư tưởng dân chủ của dân chúng đã bắt kịp cùng với nhịp đập chung, điều này đã góp phần quan trọng trong việc hình thành làn sóng bài Cộng tại đất nước này. Trong các nước cộng sản đương thời, Ba Lan là đất nước đầu tiên nổ ra cách mạng, ngày 4 tháng 6 năm 1989 họ đã tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Thủ tướng đầu tiên không thuộc thành phần trong đảng. Cũng trong ngày hôm đó, Trung Quốc cũng xảy ra cuộc vận động mang tên “Lục Tứ”, cuộc vận động này mau chóng đã biến thành một bể máu ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Sau khi những sự kiện này xảy ra, kế tiếp đó là những cuộc cách mạng và phản kháng lan rộng khắp các quốc gia Cộng sản, khiến cho các nước Đông Âu thuộc khối Liên Xô nườm nượp giải thể. Cục diện chính trị trên toàn thế giới phát sinh một sự thay đổi cực lớn, kết thúc một thời đại, cũng là dấu hiệu kết thúc chiến tranh lạnh.
Trong những quốc gia đã giải thể thành công chủ nghĩa Cộng sản, trừ cuộc tắm máu ở Romania, các quốc gia khác đều thông qua con đường tuyển cử tự do, Đảng Cộng sản tại quốc gia đó đều trao lại chính quyền một cách hòa bình. Trong số các quốc gia ở Đông Âu, Albania là quốc gia cuối cùng kết thúc chế độ Cộng sản.
Khi làn sóng giải thể chủ nghĩa cộng sản đang cuồn cuộn trên toàn thế giới, cũng là lúc mà dân ý ở Trung Quốc đòi hỏi giải thể ĐCSTQ lên đến cao độ. Là quốc gia có dân số đông nhất thế giới, nhưng Đảng Cộng sản tại Trung Quốc vẫn chưa bị giải thể. ĐCSTQ đã không thuận theo dòng chảy của lịch sử, mà đã “trông nhà” bằng những thủ đoạn bạo lực đẫm máu, thực hiện những cuộc tàn sát thảm khốc vô nhân đạo để đổi lấy sự thống trị. ĐCSTQ đã đề xuất khẩu hiệu vô nhân tính “giết 200 ngàn giữ Đảng 20 năm”. Học thuyết của Marx là một học thuyết tà giáo đầy tội ác, máu tanh và bạo lực đã chiếm lĩnh được đất Trung Hoa, thống trị và nô dịch dân tộc Trung Hoa. ĐCSTQ phải có được bản chất vô nhân tà ác ấy mới có thể phóng đao đại sát con dân xứ Trung Hoa một cách không gớm tay.
Từ khi giành được chính quyền năm 1949 cho đến nay, ĐCSTQ trong quá trình vận động chính trị và vì các nguyên nhân chính trị khác đã khiến cho một lượng lớn người tử vong một cách bất bình thường; đàn áp và tàn sát các dân tộc thiểu số. Tiến hành trấn áp, bức hại và tàn sát đối với các tổ chức dân vận, học viên Pháp Luân Công, tín đồ tôn giáo, nhân sĩ bất đồng chính kiến. Trong vòng hơn 60 năm, số người chết dưới tay ĐCSTQ được thống kê có đến 80 triệu sinh mạng. Con số này đã vượt quá xa so với tổng số người thiệt mạng trong Thế chiến thứ II.
Từ đó có thể thấy, chủ nghĩa Marx vốn là một tà thuyết dị đoan, phóng đao đại sát đối với sinh mệnh loài người, điều này còn tàn khốc hơn cả trận đại chiến của toàn thế giới! Bản chất của học thuyết bạo lực cách mạng đó là dùng lời dối trá và chuyên chế để thay cho dân chủ và tự do, dùng thể chế độc tài cộng sản thay cho chế độ dân chủ pháp quyền. ĐCSTQ đã thông qua con đường cưỡng chế và bạo lực để bảo vệ chính mình. ĐCSTQ đã bỏ lỡ cơ hội giải thể vào năm 1989, nhưng bản thân nó vẫn đang sống trong sự sợ hãi cực độ từ phong trào Lục Tứ.
Từ khi sự kiện Lục Tứ diễn ra cho đến nay, những cuộc cải cách mở cửa của ĐCSTQ mặc dầu trên bề mặt thể hiện sự phồn vinh phát triển nhưng nó cũng bắt đầu lộ ra những tệ đoan, đồng thời sản sinh ra một nhóm xã hội mới: giai cấp tư sản quyền quý. Nhóm này khiến cho các phương diện chính trị, kinh tế và văn hóa của Trung Quốc lâm vào những nguy cơ nghiêm trọng. Tiền đồ và vận mệnh của ĐCSTQ kể từ sau cuộc Cách Mạng Văn Hóa liên tục bị dồn vào những ngõ cụt, lần này ĐCSTQ lại bước đến ngõ cụt thêm lần nữa.
3. Giai cấp tư sản quyền quý Trung Quốc
Sau cuộc tàn sát Lục Tứ, ĐCSTQ hò hét khẩu hiệu “giết 200 ngàn giữ 20 năm!”, trên mạng vẫn còn lưu truyền một tin tức được tiết lộ từ một nhân vật biết rõ sự tình ở Trung Nam Hải nói rằng, Đặng Tiểu Bình vì con đường phía trước của đảng nên đã bắt tay an bài từ trước. Tháng 7 năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã triệu tập một hội nghị bí mật bao gồm con cháu trong dòng dõi nhà ông ta để nói về sự an bài tương lai 20 năm sau khi ông ta chết. Cuộc hội nghị ấy đã tuyên bố: “Chúng ta đã không còn lựa chọn nào khác, hiện giờ chỉ còn một con đường duy nhất là giải thể ĐCSTQ. Như thế mới không bị thanh toán, con cháu của chúng ta sau này mới được an toàn”. Đặng Tiểu Bình còn yêu cầu không nên ngần ngại tích cóp tiền của vì công cuộc giải thể đảng trong tương lai.
Người viết cho rằng, việc Đặng Tiểu Bình mở cuộc mật đàm để bàn về giải thể đảng có độ xác tín không cao, việc ông ta muốn giải thể ĐCSTQ cùng với việc sát hại và lấp liếm sự kiện Lục Tứ là khác nhau, công tội rõ ràng, lịch sử vẫn sẽ lưu lại món nợ Lục Tứ, tất cả những người có trách nhiệm đều phải
Tác giả: NTDTV | Dịch giả: Daniel Nguyen
(Đại Kỷ Nguyên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét