Wikipedia là một nguồn tài nguyên mở khổng lồ cho cho những ai hiểu được yếu điểm của nó. Dịch vụ hữu ích này đang cung cấp cho công chúng một lượng thông tin phong phú về những chủ đề gần như vô tận từ những mẫu thông tin dễ hiểu.
Tuy nhiên, có một vấn đề là mọi người đang coi mọi thứ họ đọc được trên Wikipedia là chính xác mà không một chút nghi ngờ. Mặc dù một trong “năm trụ cột” của Wikipedia – hay một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản được tuyên bố bởi những người sáng lập nó – là tiếp cận tất cả các chủ đề “từ góc nhìn trung lập”, thế nhưng thực tế lại không phải lúc nào cũng như vậy.
Các thành viên cấp cao của công ty quan hệ công chúng Bell Pottinger nói với tạp chí The Independent của vương quốc Anh rằng họ muốn các mục từ trên Wikipedia được biên tập nhân danh [hay được trả tiền từ] một số chính phủ, trong đó có chính phủ Uzbekistan nơi có nhiều tai tiếng về tình trạng nhân quyền yếu kém.
Họ muốn các mục từ trên Wikipedia được biên tập nhân danh [hay được trả tiền từ] một số chính phủ, trong đó có chính phủ Uzbekistan nơi có nhiều tai tiếng về tình trạng nhân quyền yếu kém.
Phó biên tập của tạp chí City Journal là Matthew Hennessey ghi chú trong một bài báo có tiêu đề “Khống chế Wikipedia” rằng “trang web này rõ ràng là có xu hướng [biên tập] tự do. Hãy thử so sánh hai trang trên Wikipedia giới thiệu về hai vị phó tổng thống Mỹ gần đây là Dick Cheney và Al Gore: của Gore thì giống như một tiểu sử được viết trên tạp chí New York Times, còn của Cheney giống như một danh sách liệt kê cáo trạng”.
Vào đầu năm nay đã có một sự phản đối kịch liệt khi Sở Cảnh sát New York (NYPD) thừa nhận đã có người sử dụng một địa chỉ IP được đăng ký bởi Sở này để biên tập trang Wikipedia viết về Eric Garner (người bị chết trong cuộc truy bắt của cảnh sát). Trang mạng công nghệ Ars Technia gọi sự việc này là một nỗ lực để “làm vệ sinh” các mục từ Wikipedia về các hành động sai trái của cảnh sát.
Thậm chí đối với khoa học, vốn được nhiều người đánh giá là khách quan hơn chính trị, Wikipedia cũng bị cáo buộc là có sự thiên kiến lớn.
Thậm chí, đối với vấn đề khoa học được nhiều người đánh giá là khách quan hơn chính trị, Wikipedia cũng bị cáo buộc là có sự thiên kiến lớn.
Năm ngoái, Hiệp hội Tâm lý học Năng lượng Toàn diện (The Association for Comprehensive Energy Psychology (ACEP)) đã đăng một kiến nghị lên trang Change.org để yêu cầu Jimmy Wales, một trong những người sáng lập Wikipedia, “đưa ra và thi hành các chính sách mới nhằm cho phép đăng những trình bày khoa học chân chính về các phương pháp chữa bệnh toàn diện”.
Wales đáp lại rằng: “Chúng tôi sẽ không làm cái việc làm ngơ và coi công việc của những lang băm mất trí là tương đương với “thuyết trình khoa học chân chính”. Rõ ràng việc gọi các nhà khoa học đang ủng hộ các nghiên cứu nào đó là các “lang băm mất trí” không hề thể hiện sự trung lập. Wales lấy lý do rằng kết quả của các nhà nghiên cứu đó không được đăng trên các tạp chí uy tín. Nhưng trang mạng của ACEP đã chỉ ra nhiều nghiên cứu đã được công bố trên rất nhiều loại tạp chí có bình duyệt, bao gồm tạp chí Tâm lý học Lâm sàng (Journal of Clinical Psychology) vốn được Wikipedia rất tán thành.
Dean Radin, nhà khoa học cấp cao ở Viện Khoa học Trừu Tượng ở California, đã viết trên blog của ông rằng: “Không có gì bất ngờ khi có các ý kiến khác nhau về những chủ đề như là liệu pháp chữa bệnh vi lượng đồng cân (homeopathy), cận tâm lý học (parapsychology), hay chữa bệnh bằng năng lượng. Nhưng thật thất vọng (và gần như tiếp tay phỉ báng lý lịch của những nhà khoa học đương thời) khi một trang bách khoa toàn thư hữu ích lại duy trì một chính sách thiên kiến tiêu cực một cách hệ thống về những chủ đề như vậy.
Lỗi sai thông tin
Năm 2012, một nghiên cứu do giáo sư Marcia DiStaso của đại học Penn State đứng đầu đã chỉ ra rằng khoảng 60% các bài viết trên Wikipedia có thông tin bị sai . Mặc dù nghiên cứu này chỉ liên quan cụ thể đến những mục về các công ty, nhưng lại có thể chỉ ra các vấn đề về sự chính xác thông tin trên toàn trang Wikipedia. Với sự hợp tác cùng tạp chí Public Relations, nghiên cứu này tiến hành điều tra 1284 thành viên để kiểm tra xem các mục trên Wikipedia về khách hàng của họ có chính xác hay không.
Khoảng 60% các bài viết trên Wikipedia có thông tin bị sai.
Một bác sĩ người Canada đang vận động các đồng nghiệp giúp ông chỉnh sửa lại các mục từ về y khoa trên Wikipedia, vì ông nhận ra nhiều lỗi trên đó. Bác sĩ James Heilman hiện làm việc với vai trò bác sĩ phòng cấp cứu ở Cranbrook, British Columbia, Canada. Năm ngoái, ông nói với hãng tin CBC News rằng ông khuyến khích các bệnh nhân sử dụng Wikipedia miễn là họ phải cẩn thận với tính chân thực của thông tin, ngoài ra họ cũng nên sử dụng các nguồn tham khảo khác. Một nghiên cứu do bác sĩ Heilman tiến hành đã chỉ ra rằng ít nhất 50% tổng số bác sĩ sử dụng Wikipedia để rà soát lại kiến thức. Năm 2013, nội dung liên quan tới y học trên Wikipedia đạt tới 5 tỷ lượt truy cập.
Ít nhất 50% tổng số bác sĩ sử dụng Wikipedia để rà soát lại kiến thức
Những sai lầm hiển nhiên trên Wikipedia đang là chủ đề bị nhạo báng, nhưng còn bao nhiêu sai sót khó phát hiện hơn vẫn chưa được tìm thấy?
Một bài báo trên trang mạng PC World năm 2009 đã làm nổi bật một số sai lầm ngớ ngẩn, bao gồm một số lời khẳng định trên các mục từ của Wikimedia viết rằng “[Ca sĩ] Robbie Williams ăn thú nuôi trong quán rượu vì tiền”, “[ngôi sao bóng đá] David Beckham là một thủ môn người Trung Quốc những năm thế kỷ 18”, và “Tên Công giáo của Công nương xứ Wales là Cow-miller”.
Trong nhiều năm qua, Wikipedia đã tiến hành một số bước cải thiện độ chính xác, trong đó có việc đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn cho các biên tập viên. Nhưng con số các biên tập viên tình nguyện thực sự đang giảm trong khi con số các bài viết mới được đăng lên hàng ngày lại đang tăng lên, theo ghi chép của nghiên cứu sinh Kim Osman của đại học Công nghệ Queensland trong một bài báo có tựa đề “Các biên tập viên được trả lương của Wikipedia – Bạn có nên lo lắng?”
Các nhà báo và các học giả đã học được rằng phải biên tập kỹ lưỡng hết lần này đến lần khác trước khi công bố để đảm bảo tính đúng đắn
– Edwin Black
Tác giả Edwin Black viết trong Báo The Cutting Edge năm 2010:
“Các nhà báo và các học giả học được rằng phải biên tập kỹ lưỡng kết lần này đến lần khác trước khi công bố để đảm bảo tính đúng đắn. Còn Wikipedia tin rằng chờ đợi là không cần thiết – mọi điều chỉnh và mọi phiên bản cần ngay lập tức đưa ra công chúng”.
Điều bạn có thể làm để tránh tham khảo sai thông tin
Khi tìm hiểu các chủ đề mà bạn quan tâm, hãy chỉ coi Wikipedia như là điểm tham khảo khởi đầu, không nên coi nó là điểm kết thúc. Nếu điều bạn đang tìm kiếm không phải là những thứ bạn muốn nghiên cứu chuyên sâu, điều đó không sao cả. Hãy nhờ rằng bất kể thông tin loáng thoáng nào về một chủ đề mà Wikipedia mang lại cho bạn có thể không phải một bức tranh đầy đủ, rõ ràng, chân thật của chủ đề đó.
Một điều tuyệt vời về Wikipedia là các tài nguyên được đưa ra có chú thích ở cuối trang. Hãy xem các nguồn thông tin gốc được lên danh sách ở phần chú thích và hãy tự mình quyết định sự tin cậy của chúng. Tốt hơn nữa, hãy truy cập vào những nguồn đó và kiểm tra thông tin dựa trên bối cảnh của nó. Nếu có thông tin nào ở mục từ của Wikipedia không được trích dẫn rõ ràng, hãy cẩn thận.
Sau khi có được cái nhìn khái quát nhanh về chủ đề, bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin. Sử dụng từ khóa trong thư mục của Wikipedia như là các từ tìm kiếm. Nếu bạn bắt đầu mục tìm kiếm với cụm “site:edu” hoặc “site:gov”, Google sẽ chỉ hiển thị các kết quả từ các trang mạng của trường đại học hoặc chính phủ. Đây là cách nhanh chóng để truy cập tới các nguồn tài nguyên đáng tin, dù đôi khi những nguồn đó có thể phức tạp và khó hiểu hơn các mục từ trên Wikipedia.
Hãy nhận ra rằng những người có những thiên kiến (và có thể trong một vài trường hợp là các kĩ năng nghiên cứu không phù hợp) đã và đang đăng các thông tin mà bạn đang đọc trên Wikipedia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét