Đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình đứng lên vẫy tay chào khán giả tại Thiên An Môn và Tử Cấm Thành trong lễ duyệt binh ngày 3 tháng 9 năm 2015. Điều ngạc nhiên là người ta quan sát thấy cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng xuất hiện bên cạnh ông Tập trong dịp lễ này (Kevin Frayer/Getty Images)
Đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình đứng lên vẫy tay chào khán giả tại Thiên An Môn và Tử Cấm Thành trong lễ duyệt binh ngày 3 tháng 9 năm 2015. Điều ngạc nhiên là người ta quan sát thấy cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng xuất hiện bên cạnh ông Tập trong dịp lễ này (Kevin Frayer/Getty Images)
Từ những năm 1990, tại các sự kiện lễ nghi quan trọng của Trung Quốc, tất cả mọi cặp mắt đều đổ dồn về người đàn ông mặc bộ vét cổ trắng theo phong cách Mao Trạch Đông, kiểu may sang trọng này thường ưu tiên cho hầu hết các nhà lãnh đạo quyền lực nhất của ĐCSTQ.

Vào ngày 3 tháng 9 năm 2015, khi xe của đương kim lãnh đạo ĐCSTQ đang lăn bánh nhanh chóng lên lễ đài duyệt binh tại Thiên An Môn, thì ánh mắt của mọi người lại tập trung vào một đối tượng khác với bộ dạng yếu ớt, xanh xao. Ông ta thắt một cái cà vạt màu nâu sẫm, mặc bộ trang phục vét chỉ phù hợp khi giao thiệp kinh doanh.
Tương phản với bức chân dung của Mao Trạch Đông, cũng như trái ngược hẳn với bộ áo vét toát lên sự sang trọng, đầy quyền uy của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, chính là người tiền nhiệm Giang Trạch Dân. Tại một thời điểm trong lễ duyệt binh, cặp đôi này đã được phát hiện rằng họ trông có vẻ như đang có một cuộc trò chuyện ngắn gọn và thân mật.
Sự xuất hiện của Giang Trạch Dân tại lễ duyệt binh có ý nhấn mạnh rằng việc nắm quyền kiểm soát toàn bộ lực lượng vũ trang ĐCSTQ của Chủ tịch Tập chính là tiến triển mới nhất trong cái cách mà nhiều nhà quan sát Trung Quốc cho rằng đây là một “trận thư hùng” giữa 2 phe phái chính trị : một phe do đương kim lãnh đạo Tập Cận Bình chỉ huy, và phe khác do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân dẫn dắt. Sự tiến triển trên cho thấy rằng cuộc đấu tranh này chưa đi đến thời khắc quyết định, nhưng mà tương lai chính trị của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân thì mờ mịt và không an toàn, các nhà phân tích cho biết.
Sự xuất hiện công khai của Giang Trạch Dân không có nghĩa là ông ta được tự do và được đưa ra khỏi tầm ngắm.
-Tân Tử Lăng – một cán bộ ĐCSTQ đã nghỉ hưu vừa phát biểu
Sự hiện diện của Giang Trạch Dân có ý nghĩa là “cục diện chính trị hiện nay chưa biến đổi, các trưởng lão vẫn sống chung một mái nhà với các quan chức đương nhiệm”, Trần Phá Không – một nhà bình luận và là tác giả của những cuốn sách viết về văn hóa chính trị của Trung Quốc đã nói với phóng viên thời báo Đại Kỷ Nguyên qua điện thoại. “Cuộc chiến này sẽ còn kéo dài”.
Chỉ một thời gian ngắn, sau khi đảm nhiệm vị trí đứng đầu ĐCSTQ từ năm 2012, ông Tập Cận Bình đã thanh trừng hàng trăm quan chức Trung Quốc, trong đó có một số người từng nghĩ là sẽ không ai có thể chạm tới được họ. Đây là một phần của một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng. Chiến dịch này đã được giải thích rộng rãi và đã được chứng minh rằng ông Tập Cận Bình đã và đang dốc hết toàn bộ nỗ lực của mình để nhổ tận gốc mạng lưới chính trị của Giang Trạch Dân.
Nhưng tại thời điểm này, khi mà Giang Trạch Dân được cho ra đứng dưới ánh nắng mặt trời của Bắc Kinh, thì cũng không hẳn là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy ông Tập đang ghìm cương lại tiến trình thanh lọc Đảng.
Ông Trần nói: “Việc Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng xuất hiện trong lễ duyệt binh không có nghĩa là hai ông này sẽ không bị giải quyết”. Tăng Khánh Hồng – cựu thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị và là cánh tay đắc lực của Giang Trạch Dân – đã được thời báo Đại Kỷ Nguyên đăng rất nhiều bài trong ấn bản tiếng Trung miêu tả về việc ông ta sẽ trở thành nhân vật tiếp theo trong phe cánh của Giang bị hạ gục.
Ông Trần tiếp tục: “Tăng Khánh Hồng vẫn đang gặp rắc rối – họ có thể để cho khuôn mặt ông ấy xuất hiện trước công chúng, nhưng rồi họ sẽ đối phó với ông ta ngay sau đó”.
Tân Tử Lăng – cán bộ ĐCSTQ đã nghỉ hưu – cũng chia sẻ chung một quan điểm. Ông Tân nguyên là Giám đốc của Ban biên tập thuộc Trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nổi tiếng với những quan điểm thẳng thắn của mình, và trước đây đã từng bị các nhà lãnh đạo Đảng kiểm duyệt khi ông chấp nhận trả lời phỏng vấn với báo chí nước ngoài. Dạo gần đây, cơ quan tuyên truyền của Đảng cũng chẳng có hành động nào nhằm bịt miệng hoặc hạn chế những lời phát biểu của ông.
Ông Tân Tử Lăng trong một bức ảnh không đề rõ ngày tháng (Apollo Net)
“Tập Cận Bình hẳn phải rất cân nhắc khi cho phép Giang Trạch Dân xuất hiện tại lễ duyệt binh này. Toàn bộ cơ chế chính trị vẫn không thay đổi, và chẳng có tuyên bố gì về sự xuất hiện của ông Giang cả. Vì vậy, sự xuất hiện công khai của Giang Trạch Dân không có nghĩa là ông ta được tự do và được đưa ra khỏi tầm ngắm”. Ông Tân nói với một phóng viên thời báo Đại Kỷ Nguyên.
Việc ông Giang, 89 tuổi, có xuất hiện tại lễ duyệt binh hay không là chủ đề đồn đoán của nhiều công dân và những nhà quan sát khi hàng loạt sự kiện kỳ lạ đang được phơi bày tại Trung Quốc trong tháng 8 vừa qua. Lễ duyệt binh được tổ chức nhằm kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới II.
Ngày 10 tháng 8, tờ Nhân dân Nhật Báo – cơ quan ngôn luận  của ĐCSTQ – đã có một bài xã luận, đăng một thông điệp úp mở gửi đến các quan chức đã về hưu là đừng nên bám víu vào quyền lực bằng cách dàn xếp chính trường thông qua những tay chân thân tín đang nắm giữ các vị trí chính trị quan trọng.
Các nhà phân tích đều đồng ý rằng bài xã luận của tờ Nhân dân Nhật báo chính là nhắm thẳng vào Giang Trạch Dân. Vì trong hơn một thập kỷ, sau khi đã rời khỏi vũ đài chính trị, ông Giang vẫn đứng đằng sau bức màn nhung để tiếp tục nắm giữ sức mạnh to lớn của mình thông qua những trợ thủ đắc lực đang chiếm những vị trí chính trị quan trọng.
Sau khi bài xã luận vừa đăng được hơn một tuần, một biên tập viên của thời báo Đại Kỷ Nguyên phiên bản tiếng Hoa đã biết được tin thông qua một nguồn tin thân cận với ban lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ tại Bắc Kinh rằng ông Tập Cận Bình đã đưa Giang Trạch Dân cùng 2 người con trai và cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng “đặt dưới sự kiểm soát”, có nghĩa là những hoạt động của họ đã và đang bị hạn chế.
Hai hoặc ba ngày sau đó, một tấm bia đá có khắc chữ thư pháp của Giang Trạch Dân, dựng đứng trên một thảm cỏ, phía trước lối dẫn vào Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ ở Bắc Kinh, đã bị gỡ bỏ. Một quan chức của trường Đảng nói rằng tấm bia đá được di chuyển vào bên trong khuôn viên ngôi trường vì nó nằm trong môt phần dự án tu sửa của họ.
Nhưng khi soi xét đến khía cạnh “hộp đen” của giới điều hành chính trị cộng sản, mỗi một cử chỉ – từ nội dung gay gắt của bài xã luận, đến việc di dời một tấm bia đá vô thưởng vô phạt, và lễ duyệt binh quân sự – tất cả đều là ám chỉ đến một điều gì đó rất quan trọng.
Riêng bản thân ông Giang cũng đang có một vấn đề khác cần phải đối mặt. Ông Tân Tử Lăng cho biết: khoảng 160.000 công dân Trung Hoa, chủ yếu là ở Trung Quốc đại lục đã nộp đơn khiếu nại hình sự để tố cáo ông ta. Và hầu hết đa số những người này đều không bị trừng phạt hoặc quấy nhiễu vì việc đâm đơn kiện này.
Biểu đồ này cho thấy số lượng người kiện cũng như đơn khiếu nại hình sự chống lại cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân từ tháng 5, theo dữ liệu từ trang web Minh Huệ chuyên cung cấp thông tin về Pháp Luân Công (Frank Fang / Epoch Times)
“Tự bản thân số lượng đơn kiện đã phản ánh ra ý nguyện của công chúng. Có vẻ như những việc kiện cáo Giang Trạch Dân rất có thể sẽ được giải quyết thông qua các thủ tục pháp lý. Đây chính là nơi có thể tạo ra một bước đột phá để giải quyết vấn đề Giang”.
Ông Tân nói thêm: “Giang Trạch Dân đã tự đào mồ cho mình bằng cách đàn áp Pháp Luân Công và thực hiện tội ác mổ cướp nội tạng. Ông ta đã phạm vào tội ác chống lại nhân loại khi cai trị Trung Quốc trong hơn 10 năm qua”. Điều này đề cập đến việc nghi ngờ họ đã thu hoạch và đem đi bán các cơ quan nội tạng của hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công – một môn tu luyện tâm linh truyền thống, đã bị Giang bức hại kể từ năm 1999.
Liên quan đến vấn đề tấm bia đá khắc chữ thư pháp của Giang Trạch Dân, ông Tân Tử Lăng cho biết: “Điểm mấu chốt không phải là nơi mà tấm bia đá sẽ được dời đi. Điều quan trọng là tấm bia đá này đã được khắc những dòng chữ của Giang. Nó đã là một biểu tượng của trường này, và cũng là một biểu tượng thể hiện quyền lực của Giang. Nhưng hiện nay nó không nằm ở lối vào của ngôi trường Đảng này nữa…Đây là một dấu hiệu rất lớn về mặt chính trị”.
Bài viết này có sự đóng góp của phóng viên Matthew Robertson và Rona Rui.