Pages

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Biển Đông: Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi các bên kềm chế

mediaBà Federica Mogherini, người đứng đầu ngành ngoại giao Liên hiệp Châu Âu.REUTERS/Francois Lenoir
Căng thẳng trên Biển Đông những ngày gần đây đã tăng thêm một nấc. Liên Hiệp Châu Âu, kết thúc thượng đỉnh ASEM ngày 06/11/2015 lên tiếng kêu gọi các bên kềm chế và “giải quyết tranh chấp chủ quyền trong ôn hòa”.




Cuộc họp thượng đỉnh ASEM diễn ra hai ngày 05-06/11/2015 tại Luxembourg, quy tụ ngoại trưởng 28 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, các quốc gia thuộc khối ASEAN và hai cường quốc Châu Á Trung Quốc và Ấn Độ. Liên quan đến tình hình tại Biển Đông, kết thúc phiên họp, bà Federica Mogherini - lãnh đạo ngành ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu tuyên bố:“Chúng tôi phản đối mọi ý đồ bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ bằng dọa dẫm, cưỡng chế, bạo lực hay mọi hành động đơn phương khác có thể dẫn đến các va chạm”.
Lời kêu gọi trên được đưa ra sau sự việc hôm 28/10/2015, Hoa Kỳ đưa tàu khu trục USS Lassen đi sát vào các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp nằm trong quần đảo Trường Sa. Động thái này của Mỹ đã gây bất bình cho Trung Quốc, quốc gia yêu sách chủ quyền hầu như toàn bộ diện tích Biển Đông, nguồn cội của mọi sự tranh chấp với các nước láng giềng trong khu vực.
Bà Mogherini nhấn mạnh “Châu Âu ủng hộ một trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc tôn trọng luật quốc tế”, đồng thời nêu rõ “các Ngoại trưởng Châu Á và Châu Âu đã có những thảo luận cởi mở và ở chừng mực nào đó mang tính xây dựng về chủ đề này”.
Châu Âu cho rằng dù xa cách về địa lý, nhưng Châu Âu cũng có những “lợi ích cần được đề cập đến trong cuộc tranh cãi này, vì lý do liên thông và lệ thuộc lẫn nhau, chẳng hạn như trong lãnh vực thương mại và kinh tế”. Do đó, Châu Âu khuyến khích “các bên giải quyết một cách hòa bình cuộc tranh chấp đó”.
Lãnh đạo ngoại giao Châu Âu phủ nhận đã có những trao đổi với lời lẽ “nặng nề” giữa đại diện các quốc gia có tranh chấp: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia trong phiên họp. Trong một thông cáo chung, Liên Hiệp Châu Âu nêu rõ “Ngoại trưởng các nước đã khẳng định lần nữa cam kết của họ duy trì hòa bình, bảo đảm an ninh và ổn định hàng hải, tự do lưu thông trên biển và không phận và giao thương hợp pháp mà không có một cấm đoán nào”. Tuy nhiên, bản tin của AFP lưu ý là bản thông cáo chung này đã không được các Ngoại trưởng Châu Á tham gia ký kết.

Không có nhận xét nào: