Pages

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Lãnh đạo Việt Nam rất nên nể ông Tập

Image copyrightAFP
Khi nghe tin Chủ tịch Tập Cận Bình sắp sang thăm Việt Nam đầu tháng 11 này, một người bạn Trung Quốc của tôi nói "Dù ông Obama không sang nhưng ở đâu có yếu tố Mỹ thì các lãnh đạo châu Á phải năng động hẳn lên".
Quả vậy, nếu không có các trao đổi ngoại giao dồn dập giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, chắc gì ông Tập đã sang thăm Hà Nội.
Nhưng chính trị quốc tế cũng là chuyện về các nhân vật.

Nếu có sang Việt Nam thì ông Obama cũng là 'lame duck' vào năm khép lại hai nhiệm kỳ đầy sóng gió với lời phê ông thiếu quyết đoán để làm gì dứt điểm.
Còn ông Tập Cận Bình thì ở thế đang lên và lại rất quyết đoán, đến mức khủng khiếp.
Không thế mà ông Donald Trump ở Mỹ còn phải thốt lên về Trung Quốc:
"Lãnh đạo nước họ khôn ngoan hơn nước ta rất nhiều" (Their leaders are much smarter than our leaders).
Vậy ông Tập sang Việt Nam ở thế 'khách mạnh hơn chủ'?

Hai đời tôi luyện

Trước hết ta hãy xem hành trình lên đỉnh cao quyền lực của ông Tập.
Khác với nhiều lãnh đạo Việt Nam cùng thế hệ, ông từng chịu khổ cực hồi nhỏ.
Cha ông, Tập Trọng Huân mất chức hồi Cách mạng Văn hóa và bị giam tại gia đến tận năm 1978.
Image copyrightSTR AFP
Image captionTừng bị Đảng giam tại gia, ông Tập Trọng Huân (qua đời năm 2002) nay được vinh danh
Tính cả thời bị Quốc Dân Đảng bỏ tù thì ông mất tự do chừng 20 năm trong đời.
Chỉ sau khi Đặng Tiểu Bình trở lại, ông Tập Trọng Huân mới được phục hồi và có công tạo ra sự thần kỳ kinh tế Thâm Quyến, theo The Economist.
Ông Tập Cận Bình quả đã thừa hưởng 'dòng máu kháng chiến', tôi luyện qua thanh trừng cộng sản, năng lực cải cách của cha.
Hơn thế nữa, ông có quyết tâm dùng quyền lực khi 'cờ đến tay', như chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt cho thấy.
Nếu như phim Hollywood có nhân vật 007 (James Bond) nhận 'licence to kill' để ra tay thì Trung Hoa có thanh 'thượng phương bảo kiếm' mà Phương Tây dịch là 'imperial sword'.
Image copyrightGetty Images
Image captionBí thư Hà Bắc, ông Chu Bản Thuận, vừa bị khai trừ và kỷ luật
Ông Tập đã trao cho những người thân tín lưỡi gươm đó để vung lên trên toàn cõi Trung Hoa.
Một bạn về thăm nhà ở Trường Xuân kể lại là ở quê của cô, lái taxi đêm và gái điếm bỗng ế khách do quan chức không dám ăn chơi.
Hội nghị Trung ương TQ vừa qua phải bàn cách bổ sung nghìn chức vụ cấp tỉnh, các bộ, sở, ngành, công ty nhà nước vì cán bộ bị bắt vãn cả hoặc đang chịu kỷ luật.
Còn ở Việt Nam, lãnh đạo chỉ gọi tham nhũng là 'sâu' và mới có 2/8 đại án tham nhũng được sờ đến sau nhiều lần hứa.
Làm bí thư các tỉnh và thành phố lớn ở Trung Quốc trở thành nghề nhiều rủi ro.
Họ bị bắt, xử tù, khai trừ Đảng và kỷ luật hàng loạt, vì tham nhũng nhưng cũng có thể vì không làm được các chính sách lớn ông Tập giao cho.
Còn tại Việt Nam, trước Đại hội Đảng 12, bất kể tình hình kinh tế xã hội các địa phương hay dở ra sao, chức bí thư tỉnh lại thêm hùng mạnh để tiến vào các vị trí cao hơn.

Thế hệ kiến thiết

Image copyrightOther
Image captionTàu cao tốc của Trung Quốc sắp thành hàng xuất khẩu sang cả Anh
Image copyrightXinhua
Image captionTQ xây 'tòa nhà cao nhất thế giới' ở Thiên Tân
Điểm nữa tạo vị thế cho ông Tập và dàn lãnh đạo Trung Quốc là khả năng hiện đại hóa và bành trướng kinh tế phi thường ra thế giới.
Đồng ý là Trung Quốc gặp khá nhiều vấn đề vĩ mô, kinh tế lãng phí và nợ công tăng nhanh.
Nhưng công nghệ cầu cảng, xe lửa cao tốc, thông tin, mạng xã hội, điện hạt nhân Trung Quốc đều mạnh và thành hàng xuất khẩu chiếm lĩnh thế giới.
Khoản dự trữ ngoại tệ 3,51 nghìn tỷ USD khiến các nước 'tư bản già' như Anh phải sang cầu cạnh.
The Economist hồi 2011 nhận xét đại đa số ủy viên Bộ Chính trị ở Trung Quốc là kỹ sư và thế hệ kỹ trị này có tác động lớn đến tư duy kiến thiết.
Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay có 7 người thì sáu là 'kỹ trị': Tập Cận Bình (hóa), Lý Khắc Cường (kinh tế), Du Chính Thanh (điện tử, tự động hóa), Trương Cao Lệ (vật liệu), Vương Kỳ Sơn (Viện Hàn lâm Khoa học), Trương Đức Giang (giao thông, năng lượng).
Chỉ có đúng một ông Lưu Vân Sơn xuất thân là cán bộ tuyên truyền.
Image copyrightXinhua
Image captionÔng Lý Nguyên Triều thăm Nhật: nhiều ủy viên Bộ Chính trị TQ xuất thân 'kỹ trị'
Trong Bộ Chính trị Trung Quốc, số 'kỹ trị' cũng không ít: Lý Nguyên Triều (toán), Lưu Diên Đông (hóa), Tôn Xuân Lan (cơ khí), Uông Dương (thực phẩm), Trương Xuân Hiền (thiết kế)...
Ngay cả tướng Tôn Kỳ Lượng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương cũng học ngành aeronautic trước khi làm phi công.
Trái lại, lãnh đạo Việt Nam nay đa phần là từ bộ máy chính quyền, Đảng, tuyên giáo, công an, quân đội.
Không ít người trẻ vừa được đẩy vào bệ phóng trước Đại hội 12 sau khi học tại các ngành công nghệ, kinh tế hiện đại ở nước ngoài về.
Nhưng hy vọng để họ tạo ra một thế hệ kỹ trị lại giảm đi vì họ nhanh chóng bước vào bộ máy Đảng mà không có 5-10 năm làm công nghệ như quan chức Trung Quốc.
Tóm lại, phiên bản 'kinh tế thị trường với định hướng XHCN' của Việt Nam thiếu nhiều thành tố con người, quyết tâm và tư duy để mạnh như Trung Quốc.
Ngược lại, các lỗi hệ thống của Trung Quốc thì Việt Nam cũng luôn có đầy đủ.
Ở vị thế hùng mạnh như thế, ta nên hỏi ông Tập sang Việt Nam làm gì?
Image copyrightEPA
Image captionBiểu tình rầm rộ ở Đài Loan phản đối cuộc gặp Tập - Mã
Có vẻ như giống cuộc gặp tới ở Singapore với tổng thống Mã Anh Cửu của Đài Loan, Trung Quốc đang mạnh về lực nhưng có thể không mạnh về thế.
Xu hướng phản đối liên kết Trung - Đài nổi lên rầm rộ khiến Quốc Dân Đảng ở Đài Loan có nguy cơ thua phiếu năm 2016.
Quốc Dân Đảng là đối thủ nhưng cũng là phái cuối cùng còn các 'kỷ niệm' với Cộng sản TQ thời kháng Nhật.
Nếu Dân Tiến Đảng thắng cử và phái đòi độc lập nổi lên thì toàn bộ chính sách 'One China' của Bắc Kinh sẽ tan vỡ.
Ở Việt Nam, không chỉ trong chuyện biển đảo mà một phần dư luận, nhân sỹ và cả quan chức chính quyền thấy nhận thấy việc cắm cúi theo mô hình kinh tế xã hội của Trung Quốc những năm qua có điều gì đó không ổn.
Ông Tập sẽ thấy ngoại giao chỉ dựa trên quan hệ hai Đảng và đầu tư ồ ạt không ngăn được xu thế hội nhập đa dạng của Việt Nam.
Một thế hệ lãnh đạo trẻ đang lên, có học thức từ Phương Tây cũng không còn sống với hoài niệm 'đồng chí' Việt - Trung thời chiến tranh.
Người dân thì đã đi nhanh hơn cả quan chức, nhận thức và hành động đã vượt khỏi khuôn khổ của mô hình thể chế.
Ta còn chờ xem thông điệp của ông Tập chỉ nhắm vào các lãnh đạo mà đa số sắp về nghỉ hay gửi đến cả quần chúng Việt Nam.
Họ có thể thiếu tham vọng toàn cầu như người Trung Quốc.
Image copyrightKham Reuters
Nhưng họ cũng rất mệt mỏi vì các thỏa hiệp liên tiếp với quá khứ và nay đang quyết tâm đón điều mới mẻ để cải thiện môi trường sống, nhân phẩm và tương lai.

Không có nhận xét nào: