Pages

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

IMF: dự trữ ngoại tệ của Việt Nam quá thấp

Việt Long biên tập viên, RFA
2010-12-08
Bản tin của Bloomberg News tường trình nội dung thông cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế viện dẫn nhiều con số cho thấy dự trữ ngoại tệ của Việt Nam quá thấp, cùng những dấu hiệu lạm phát, thâm hụt thương mại, tín dụng tăng cao, để cảnh báo những nguy cơ cho kinh tế Việt Nam.


Screen capture
Trang web của Bloomberg News nói về dự trữ ngoại tệ của Việt Nam. Screen capture



Những nguy cơ của kinh tế Việt Nam
Quỹ Tiền tệ Quốc tế ra thông cáo cho biết dự trữ ngoại tệ của Việt Nam quá thấp vào cuối tháng 9 năm nay, chỉ tương đương lượng hàng nhập khẩu trong 1 tháng 24 ngày, giữa lúc lòng tin vào chính sách kinh tế của chính phủ bị sói mòn. Thông cáo đăng tải trên website của IMF hôm thứ ba mùng 7 tháng 12, trong lúc diễn ra hội nghị Nhóm tư vấn gồm các nhà tài trợ cho Việt Nam.
Vẫn theo IMF, cuối tháng 9 mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam được dự toán sẽ tăng tới 15 tỉ 400 triệu vào cuối năm nay, so với 14 tỉ 100 triệu cuối năm ngoái. Mức dự trữ vào tháng 12 năm ngoái tương đương dưới 2 tháng rưỡi nhập khẩu, theo IMF thông báo vào thời gian đó.

IMF cho rằng mức dự trữ ngoại tệ là một trong những chỉ dấu đem lại những thách đố tức khắc về chính sách của Việt Nam. Những chỉ dấu khác được IMF liệt kê là nạn lạm phát, tín dụng tăng quá cao, mức thâm hụt thương mại 7% tổng sản lượng GDP, và tiền tệ liên tục nằm dưới áp lực mất giá.
Vấn đề này đã từng được nêu ra trong Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam hôm mùng 2 tháng 12 tại Hà Nội. Tin tức liên quan đến diễn đàn này cho biết:
Hôm 18 tháng 8 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hạ giá tiền đồng 2%, lần hạ giá tiền tệ thứ ba kể từ tháng 11 năm ngoái.



Tiền đồng Việt Nam. AFP




Động thái này được thi hành do mối quan ngại là đà tăng trưởng mạnh của nền kinh tế đòi hỏi gia tăng nhập khẩu, đồng thời cũng gia tăng nguy cơ thiếu vốn để đối phó với tình trạng thâm hụt thương mại.

Tình trạng lạm phát tại Việt Nam đã khiến người dân mua vàng và đô la vào để giữ giá trị cho đồng tiền để dành của họ, gây thêm áp lực thiếu hụt quỹ dự trữ ngoại tệ của quốc gia, theo công ty tài chính JPMorgan Chase nhận xét hồi tháng trước. Theo sự tính toán của giới thẩm quyền về tài chính tại Việt Nam, khoản thâm hụt này có thể được "bù lỗ" do những mối đầu tư nước ngoài, như Công ty tài chính và ngân hàng Standard Chartered PLC nhận định hồi tháng 10. Mối bù lỗ này còn được trông chờ do tiền kiều hối gửi về dồn dập vào dịp dầu năm dương lịch trong cuối năm ta, giáp tết, mà giới tài chính nước ngoài đôi khi không tính tới.

Chưa thể hiện quyết tâm cho sự phát triển bền vững
Dù sao thì trong thông cáo của IMF phổ biến hôm thứ ba mùng 7 tháng 12, giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế khu vực châu Á Thái Bình Dương, ông Masato Miyazaki, cho rằng sự bất ổn trong các điều kiện kinh tế vĩ mô khiến niềm tin của thị trường vào chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam bị sói mòn. Tỉ giá chính thức của tiền đồng Việt Nam là gần 19 ngàn 500 đồng một đô la, vào lúc 2 giờ trưa tại Hà Nội, so với tỉ giá gần 19 ngàn 100 lúc hạ giá tiền hồi tháng 8.

Trên thị trường tự do, tiền đồng trao đổi với giá 21 ngàn 200 tại thành phố Hồ Chí Minh lúc 2 giờ 40 chiều, theo dịch vụ thông tin của công ty bưu điện viễn thông của Nhà nước cho biết.
Giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương của IMF cho rằng những hành động qua chính sách của Nhà nước Việt Nam



Hội nghị Nhóm tư vấn tài trợ cho Việt Nam hôm mùng 7 tháng 12 tại Hà Nội



thường gây ấn tượng là Nhà nước nhắm tới sự tăng trưởng ngắn hạn hơn là sự ổn định cần thiết để phát triển bền vững lâu dài, mặc những lời tuyên bố chính thức khẳng định ngược lại, rằng Việt Nam chăm lo cho sự phát triển bền vững.
Ông Miyazaki nói tiếp, rằng lòng tin và sự lượng giá về chính sách của Nhà nước Việt Nam đều quá thấp, không chống được những dự kiến mạnh mẽ của thị trường về sự phá giá tiền đồng và tỉ lệ lạm phát cao.

“Giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương của IMF cho rằng những hành động qua chính sách của Nhà nước Việt Nam thường gây ấn tượng là Nhà nước nhắm tới sự tăng trưởng ngắn hạn hơn là sự ổn định cần thiết để phát triển bền vững lâu dài,
Biên độ dao động cho tỉ giá hối đoái của tiền Việt Nam là 3% trên tỉ giá chính thức.
Trong báo cáo tại hội nghị Nhóm tư vấn tài trợ cho Việt Nam hôm mùng 7 tháng 12 tại Hà Nội, hai nhà kinh tế Deepak Mishra và Việt Tuấn Đinh của Ngân hàng Thế Giới cho rằng "cứ khi nào sự chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá thị trường tự do kéo dài trong một thời gian, thì chính quyền thường có phản ứng hoặc hạ giá đồng bạc hoặc gia tăng biên độ dao động của tỉ giá hối đoái."
Tại hội nghị này, một số đại biểu trong các nhà tài trợ cho Việt Nam khuyến nghị Việt Nam cần thể hiện nỗ lực cùng quyết tâm lớn hơn trong môi trường phát triển mới. Đại sứ Mỹ nhận định rằng khu vực doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam cần hoạt động có hiệu quả hơn khi tiếp nhận đầu tư và sử dụng nguồn vốn đầu tư.

Không có nhận xét nào: