Nếu cuộc họp của Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) tại Phnom Penh có điều gì đáng nhớ đến, thì đó chính là những gì đã đi sai lạc chứ không phải những thành quả đạt được. Lần đầu tiên trong lịch sử 45-năm của ASEAN, nhóm 10 quốc gia này đã không đưa ra được một tuyên bố chung, nhấn mạnh đến mối chia rẽ nội bộ sâu sắc đàng sau bề mặt đồng thuận thống nhất.
Tại tâm điểm của sự chia rẽ này là vấn đề Biển Đông, nơi một số quốc gia thành viên đã sôi sục tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc. Đặc biệt, điều này đã gây nên cuộc đọ sức giữa Việt Nam và Philippine, thành phần ủng hộ của cho một giải pháp đa phương cho các tranh chấp, chống lại Cambodia, đồng minh thân cận của Trung Quốc có vai trò giữ cho cuộc xung đột không trở nên một vấn đề mang tính quốc tế.
Tuy nhiên, thay vì tuyệt vọng về tương lai của ASEAN, cuộc khủng hoảng của sự đồng thuận này nên được xem như là một cơ hội quan trọng cho sự thay đổi. Những cuộc họp hiện tại của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các diễn đàn chỉ cho phép các quốc gia thành viên nói lên mối quan tâm của họ, vốn thường xuyên thay đổi như các nguyên nhân vì sao cuối cùng họ không thể cùng nhau giải quyết. Bởi vì các nước thành viên không bị ràng buộc gì để phải tôn trọng bất cứ nghị quyết hoặc đề nghị được thông qua nào, hội đồng này thiếu quyền lực để buộc các thành viên phải hành động.
Sau đổ vỡ tại Phnom Penh, rõ ràng đây là thời điểm để thay đổi tất cả những điều đó. Được thành lập vào năm 1967 như một bức tường thành của sáu quốc gia nhằm chống lại sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản, ASEAN tiếp tục hoạt động trên các nguyên tắc các thành viên tôn trọng chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Trải qua thời gian, sự sắp xếp này đã giúp tránh được việc tạo ra các khối sức mạnh nội lực, nơi các các quốc gia lớn và mạnh nhất có thể dùng chi phối ảnh hưởng đến các công việc của các thành viên nhỏ hơn. Tuy nhiên, sự vắng mặt của một sức mạnh bắt buộc, về cơ bản đã khiến ASEAN không có hiệu quả trong việc lãnh đạo khu vực giải quyết các cuộc khủng hoảng.
Tương lai của ASEAN phụ thuộc vào việc các thành viên của nó sẵn lòng nhường nhịn nhau đến đâu để đạt được. Nếu để ASEAN trở thành một lực lượng hữu hiệu cho sự thay đổi trong khu vực Đông Nam Á, tô chức này phải có khả năng ràng buộc các thành viên của mình vào các giải pháp. Nói cho đúng nhất, chính sự đồng thuận chứ không phải nguyên tắc đa số sẽ vẫn phục vụ tổ chức. Đồng thời, ASEAN sẽ hiệu quả hơn nếu các nước thành viên sẵn sàng từ bỏ một số mức độ về chủ quyền trên một số vấn đề quốc tế. Một tổ chức siêu quốc gia có thẩm quyền ràng buộc về pháp lý sẽ mang lại công cụ cần thiết cho các nước ASEAN để hành động khi các phe có một thỏa thuận chung.
Đa phần giống như một tòa án công lý, một thỏa thuận ràng buộc mới sẽ cho phép các quốc gia thành viên tỏ bày, ủng hộ hay chống lại một số quyết định của khối. Những bất đồng sẽ cần phải được khuyến khích và bảo vệ, để cho phép những tiếng nói đối lập phát biểu các quan điểm và ý kiến đối kháng. Tuy nhiên, để duy trì một mặt trận thống nhất, tất cả các quốc gia thành viên sẽ được yêu cầu phải tôn trọng và ủng hộ bất kỳ giải pháp cuối cùng nào.
Nguyên tắc đồng thuận hoàn toàn không hoàn hảo, vì chắc chắn sẽ có những lúc các quốc gia thành viên tin rằng một số giải pháp có tác động đi ngược lại quyền lợi quốc gia của mình. Tuy nhiên, sự đổ vỡ của tính nhất trì gần đây tại Phnom Penhtiêu biểu cho một cơ hội quý giá để cân nhắc những ưu khuyết điểm của ASEAN, và để tạo những điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao uy tín của nó như là một tổ chức hiệu quả.
Những giá trị không ràng buộc
Phương châm “Một Tầm Nhìn, Một bản sắc, Một cộng đồng” của ASEAN là một lý tưởng cao cả mà cho đến nay ít có cơ sở thực tế nào trên toàn khu vực 600 triệu người. Hiện nhiều người hy vọng rằng Cộng đồng Kinh tế ASEAN dư trù cho năm 2015 sẽ thông qua nhiều du lịch, thương mại trong khu vực và lập tức chuyển đến sự nhất quán khu vực và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
Tuy nhiên, các nước ASEAN khác nhau trong hầu hết mọi thứ có thể quyết định được, từ mức độ phát triển kinh tế, tiến bộ kỹ thuật đến các nguyên tắc và cấu trúc chính phủ cơ bản. Những khác biệt này đã khiến cho tổ chức này khó hình thành một tập hợp giá trị trọng tâm – nhân quyền, dân chủ trên danh nghĩa và các quy định của pháp luật mà tất cả các thành viên đều chân thành tán thành và duy trì.
Nhìn vào sự tạo dựng gần đây của bộ phận quyền con người, mặc dù không có tính ràng buộc nhưng ASEAN đã không hoàn toàn cẩu thả trong việc bảo vệ các giá trị này. Tuy nhiên, với sự pha trộn phức tạp của các chế độ độc tài, dân chủ và bán dân chủ, sẽ là ngây thơ khi cho rằng tất cả các nước thành viên ASEAN đều tán thành các giá trị này trong các mức độ ngang nhau.
Thực vậy, những quan điểm chính trị khác nhau được cho là cản trở lớn nhất để chuyển đổi ASEAN từ một tập hợp chỉ bàn suông trở thành một thành phần tham dự có hiệu quả trong khu vực và toàn cầu.
Nghiên cứu độc lập cho thấy rằng các nước có các giá trị tương tự hoặc gần như phản ánh lẫn nhau sẽ có nhiều khả năng giải quyết sự khác biệt hơn so với các nước có những giá trị không phù hợp. Trong khi các giá trị cơ bản của nhân quyền, dân chủ và pháp quyền được tôn trọng trong nhũng mức độ khác nhau giữa các nước ASEAN, có băn khoăn nào về việc các vấn đề có liên quan như vậy thường xuyên chẳng đưa dẫn đến được một hành động cụ thể, thống nhất nào ?
Lấy Việt Nam làm ví dụ, đất nước gần đây đã trải qua một sự xuống dốc đáng kể về tình trạng nhân quyền và tiếp tục chống lại bất cứ hành động nào đi đến nền cai trị dân chủ. Công dân Việt Nam được hưởng một số quyền tự do dân sự cơ bản, nhưng lại bị nghiêm cấm không được bày tỏ ý kiến chống lại chính phủ bằng không họ sẽ bị kết tội và có khả năng bị bỏ tù vì các tội chống lại nhà nước.
Mặc dù Việt Nam có thể chia sẻ vị trí của Philippine trong nhu cầu phải quốc tế hóa các tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc, nhưng hai quốc gia này không còn giống nhau hơn Singapore và Kampuchia. Chính phủ Việt Nam từng chứng tỏ sự thiếu thiện chí thỏa hiệp ngay cả với những nội dung thứ yếu của việc cải cách chính trị và hiến pháp, trong khi Philippines dung chứa một nên dân chủ sống động, phóng túng.
Đây không phải là một lời chỉ trích nghiêm khắc dành cho Việt Nam. Tất cả các nước thành viên ASEAN như Campuchia, Lào và Myanmar đều duy trì các luật lệ phản dân chủ khác nhau và các biện pháp nhằm mục tiêu đàn áp bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, để các nước ASEAN có thể di chuyển về phía trước theo một hướng thống nhất, tất cả mười thành viên phải đạt được một lập trường chung về các giá trị cơ bản này.
Chưa nói đến việc đạt được một lập trường chung trên các vấn đề phức tạp như tranh chấp lãnh hảì ở Biển Đông, một tổ chức chia rẽ về các nội dung cơ bản của các quyền và tự do không thể tuyên bố có “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”.
Mỗi nhóm có hiệu quả cần một người lãnh đạo mạnh, lý tưởng là một người hoặc một nước có phẩm chất mà những nước khác phải cạnh tranh. Trong bối cảnh của ASEAN, một nhà lãnh đạo như vậy cần phải là hiện thân của sự giàu có và năng lực công nghệ của Singapore, sức mạnh kinh tế của Indonesia , sự cởi mở của Thái Lan và sự hùng hồn táo bạo của Philippines. Tất nhiên, một con người, một quốc gia như thế, rõ ràng chỉ là giả thiết trong bối cảnh hiện nay của ASEAN.
Indonesia, dù có sai sót và không phải là một ngọn hải đăng của dân chủ, nhân quyền và pháp trị, nhưng đất nước này vẫn sẽ mang lại được một khuôn mặt hấp dẫn cho một ASEAN mới và cải tiến. Indonesia đã đứng trên các cuộc cạnh tranh căng thẳng trên Biển Đông và gần đây chơi đã đóng một vai trò điều hợp sau hậu trường để giữ cho các chia rẽ nội bộ không trở thành các vết nứt toàn diện về vấn đề này.
Với mối quan hệ song phương chặt chẽ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, Indonesia cũng rất thích hợp để lèo lái ASEAN, một một siêu quyền lực đang gia tăng cạnh tranh về ảnh hưởng và lợi thế trong khu vực. Khi sự ganh đua này gia tăng và nguy cơ của các chiến thuật chia để trị, một ASEAN thống nhất sẽ là rất quan trọng để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Nếu không có những thay đổi đáng kể và nhanh chóng trong lành đạo, quy luật và văn hóa của khối, việc ASEAN có thể phục vụ cho vai trò đó hay không sẽ vẫn còn điều hoài nghi.
Nguồn: Asia Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét