Cuộc thao dượt vớt mìn trong vùng Vịnh Ba Tư
Meredith Buel
VOA - 27.09.2012
VOA - 27.09.2012
Hoa Kỳ và hơn 30 quốc gia khác đã thực hiện một cuộc thao dượt vớt mìn lớn nhất từ trước tới nay tại Vịnh Ba Tư – nơi Iran đe dọa chặn eo biển chiến lược Hormuz. Hành động này diễn ra khi Hoa Kỳ và Israel lại đưa ra cảnh cáo rằng võ lực có thể được sử dụng để chặn đứng chính phủ Tehran phát triển võ khí hạt nhân.
Hoa Kỳ lãnh đạo cuộc thao dượt hải quân đa quốc gia trong vùng Vịnh.
Hoạt động này là một thông báo công khai cho Iran, là nước đã đe dọa thả mìn tại các vùng biển này, hành lang vận chuyển 1/5 số lượng dầu hỏa của thế giới.
Đồng thời, Israel mở cuộc thao diễn quân sự lớn nhất từ nhiều năm nay khi những căng thẳng với Iran về chương trình hạt nhân của họ tiếp tục gia tăng.
Các giới chức Israel nói rằng chỉ còn vài tháng nữa là Iran chế tạo được một võ khí hạt nhân.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói:
“Thật là chấn động khi thấy một số người bắt đầu rêu rao ý niệm vô lý rằng một nước Iran có võ khí hạt nhân sẽ thật sự ổn định được vùng Trung Đông. Vâng, đúng. Điều này giống như nói rằng một mạng lưới al-Qaida được trang bị võ khí hạt nhân sẽ đưa nhân loại vào một kỷ nguyên của hòa bình thế giới.”
Các cường quốc thế giới nghi ngờ rằng Iran đang tìm cách phát triển võ khí hạt nhân, nhưng chính phủ Tehran thì nói rằng họ muốn có kỹ thuật hạt nhân để sử dụng cho những mục đích hòa bình.
Tổng thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad, nói:
“Căn bản là chúng tôi không coi là quan trọng mối đe dọa của những người theo chủ nghĩa bành trướng Do Thái liên quan tới một cuộc tấn công của họ. Dù rằng Iran vẫn là một quốc gia vĩ đại và tôi muốn bảo đảm với quý vị rằng chúng tôi có đủ phương tiện phòng vệ theo sự sắp đặt của chúng tôi và chúng tôi sẵn sàng tự vệ.”
Hoa Kỳ đang di chuyển đáng kể hỏa lực tới Vịnh Ba Tư và đang gia tăng con số các phi cơ chiến đấu có thể tấn công sâu vào Iran.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng ông muốn ưu tiên sử dụng đường lối ngoại giao nhưng không loại bỏ việc sử dụng biện pháp quân sự. Nhà lãnh đạo Mỹ nói:
“Rõ ràng là một nước Iran có võ khí hạt nhân không phải là một thách thức có thể bị kiềm chế. Họ sẽ đe dọa loại trừ Israel, an ninh của các quốc gia Vùng Vịnh, và tình trạng ổn định của nền kinh tế toàn cầu.”
Các biện pháp trừng phạt công nghiệp dầu của Iran đã làm cho nề kinh tế nước này bị suy kiệt và chỉ tệ của nước này đang sụp đổ.
Nhưng Iran vẫn tiếp tục gia tăng các máy li tâm cho những cơ sở hạt nhân của họ, và ngày càng gia tăng khả năng tinh chế uranium.
Israel đang đòi hỏi thiết lập lằn ranh đỏ để phát khởi hành động quân sự.
Các nhà phân tích thời cuộc trong vùng như Patrick Clawson không đồng ý như vậy:
“Làm sao chúng ta biết được nếu Iran vượt qua lằn ranh đỏ nào mà chúng ta đã thiết lập? Nếu chúng ta phải đợi tới khi biết được là Iran thí nghiệm một võ khí hạt nhân thì đã quá trễ để thực hiện hành động phòng ngừa.”
Một vài phân tích gia gợi ý rằng đã tới lúc cho Iran có một thoả thuận toàn diện trong nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán đang bế tắc tiến tới.
Họ lý luận rằng một hành động như vậy là cần thiết để chứng tỏ rằng Phương Tây hoàn toàn thăm dò các biện pháp ngoại giao trước khi sử dụng lực lượng quân sự.
Ông Dennis Ross, cựu cố vấn cao cấp của Tòa Bạch Ốc về vấn đề Iran, nói:
“Điều quan trọng cho một đường lối ngoại giao hữu hiệu là đề nghị một lối ra, nhưng cũng nên nói rất rõ rằng nếu không chọn đường ra thì hậu quả sẽ như thế nào.”
Những hậu quả giờ đây có thể nhìn thấy qua Vịnh Ba Tư ở ngoài khơi bờ biển Iran.
Hoa Kỳ lãnh đạo cuộc thao dượt hải quân đa quốc gia trong vùng Vịnh.
Hoạt động này là một thông báo công khai cho Iran, là nước đã đe dọa thả mìn tại các vùng biển này, hành lang vận chuyển 1/5 số lượng dầu hỏa của thế giới.
Đồng thời, Israel mở cuộc thao diễn quân sự lớn nhất từ nhiều năm nay khi những căng thẳng với Iran về chương trình hạt nhân của họ tiếp tục gia tăng.
Các giới chức Israel nói rằng chỉ còn vài tháng nữa là Iran chế tạo được một võ khí hạt nhân.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói:
“Thật là chấn động khi thấy một số người bắt đầu rêu rao ý niệm vô lý rằng một nước Iran có võ khí hạt nhân sẽ thật sự ổn định được vùng Trung Đông. Vâng, đúng. Điều này giống như nói rằng một mạng lưới al-Qaida được trang bị võ khí hạt nhân sẽ đưa nhân loại vào một kỷ nguyên của hòa bình thế giới.”
Các cường quốc thế giới nghi ngờ rằng Iran đang tìm cách phát triển võ khí hạt nhân, nhưng chính phủ Tehran thì nói rằng họ muốn có kỹ thuật hạt nhân để sử dụng cho những mục đích hòa bình.
Tổng thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad, nói:
“Căn bản là chúng tôi không coi là quan trọng mối đe dọa của những người theo chủ nghĩa bành trướng Do Thái liên quan tới một cuộc tấn công của họ. Dù rằng Iran vẫn là một quốc gia vĩ đại và tôi muốn bảo đảm với quý vị rằng chúng tôi có đủ phương tiện phòng vệ theo sự sắp đặt của chúng tôi và chúng tôi sẵn sàng tự vệ.”
Hoa Kỳ đang di chuyển đáng kể hỏa lực tới Vịnh Ba Tư và đang gia tăng con số các phi cơ chiến đấu có thể tấn công sâu vào Iran.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng ông muốn ưu tiên sử dụng đường lối ngoại giao nhưng không loại bỏ việc sử dụng biện pháp quân sự. Nhà lãnh đạo Mỹ nói:
“Rõ ràng là một nước Iran có võ khí hạt nhân không phải là một thách thức có thể bị kiềm chế. Họ sẽ đe dọa loại trừ Israel, an ninh của các quốc gia Vùng Vịnh, và tình trạng ổn định của nền kinh tế toàn cầu.”
Các biện pháp trừng phạt công nghiệp dầu của Iran đã làm cho nề kinh tế nước này bị suy kiệt và chỉ tệ của nước này đang sụp đổ.
Nhưng Iran vẫn tiếp tục gia tăng các máy li tâm cho những cơ sở hạt nhân của họ, và ngày càng gia tăng khả năng tinh chế uranium.
Israel đang đòi hỏi thiết lập lằn ranh đỏ để phát khởi hành động quân sự.
Các nhà phân tích thời cuộc trong vùng như Patrick Clawson không đồng ý như vậy:
“Làm sao chúng ta biết được nếu Iran vượt qua lằn ranh đỏ nào mà chúng ta đã thiết lập? Nếu chúng ta phải đợi tới khi biết được là Iran thí nghiệm một võ khí hạt nhân thì đã quá trễ để thực hiện hành động phòng ngừa.”
Một vài phân tích gia gợi ý rằng đã tới lúc cho Iran có một thoả thuận toàn diện trong nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán đang bế tắc tiến tới.
Họ lý luận rằng một hành động như vậy là cần thiết để chứng tỏ rằng Phương Tây hoàn toàn thăm dò các biện pháp ngoại giao trước khi sử dụng lực lượng quân sự.
Ông Dennis Ross, cựu cố vấn cao cấp của Tòa Bạch Ốc về vấn đề Iran, nói:
“Điều quan trọng cho một đường lối ngoại giao hữu hiệu là đề nghị một lối ra, nhưng cũng nên nói rất rõ rằng nếu không chọn đường ra thì hậu quả sẽ như thế nào.”
Những hậu quả giờ đây có thể nhìn thấy qua Vịnh Ba Tư ở ngoài khơi bờ biển Iran.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét