Pages

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Tình hình đã quá chín mùi cho một cuộc xâm lược.


Hà sĩ Phu
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, tên thật là Nguyễn Xuân Tụ, sinh ngày 22 tháng 4năm 1940 tại Thuận Thành, Bắc Ninh là một nhà khoa học tự nhiên và là nhà văn. Ông là người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam
Ông bảo vệ bằng phó tiến sĩ tại PrahaTiệp Khắc năm 1982. Sau đó ông về nước giữ chức vụ Viện Phó Phân Viện Đà Lạt của Viện Khoa Học Việt Nam, về hưu năm 1993[1]. Ông tham gia Hội Văn Nghệ Lâm Đồng Đà lạt năm1987, là cộng tác viên của tạp chí Langbian từ năm 1988. Hà Sĩ Phu là ủy viên của Ban Cố Vấn Hội Ái hữu tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam[2].Ông bắt đầu nổi tiếng với các tác phẩm “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ” (1988), “Ðôi điều suy nghĩ của một công dân” (1993), “Chia tay ý thức hệ” (1995). Ông bị bắt giữ trong chuyến ra Hà Nộivào ngày 5 tháng 12 năm 1995 sau khi bài viết “Chia tay ý thức hệ” được công bố trong và ngoài nước[3].
Ngày 6 tháng 12 tư gia của ông bị công an tỉnh Lâm Đồng lục soát, nhiều tư liệu bị tịch thu. Sau gần một năm bị bắt giữ ngày 22 tháng 8 năm 1996 ông bị tuyên án một năm tù ở vì tội “có hành vi tiết lộ bí mật nhà nước”. Cùng bị xử trong phiên tòa này là hai ông Lê Hồng Hà và Nguyễn Kiến Giang[4].
Năm 1998 ông (và Hoàng Tiếnnhà văn Lữ PhươngPhạm Thái Thụy,Nguyễn Ngọc TầnThích Trí SiêuThích Tuệ Sỹ) được tổ chức Human Rights Watch trao tặng Giải Hellmann/Hammett[5]. Ngày 28 tháng 4 năm2000 do viết thư trao đổi với 2 ông Nguyễn Gia Kiểng và Đỗ Mạnh Tri công an đã khám xét nhà riêng của ông, tịch thu máy tính cá nhân và nhiều tài liệu. Ngày 12 tháng 5 năm 2000 ông nhận 2 văn bản của công an, quy định không được phép rời nơi cư trú và buộc ông tội “phản bội tổ quốc” chiếu theo điều 72 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam[6].

Tình hình đã quá chín mùi cho một cuộc xâm lược.
Khi Trung quốc chính thức thành lập thành phố Tam Sa (gồm 2 quần đảo HS và TS của Việt Nam) và đưa 23.000 tàu đánh cá vào vùng biển VN nhiều người gọi hành động ấy là liều lĩnh và lấy làm ngạc nhiên. Thực ra không đáng ngạc nhiên và Trung Quốc không hề liều lĩnh khi đã thiết kế chiến lược một cách vững chắc và tính toán cụ thể chắc ăn trăm phần trăm.
hn.jpg
Do vị trí địa-chính trị nên Việt Nam trở thành cửa ngõ mà chủ nghĩa Đại Hán buộc phải chiếm lĩnh để bành trướng về phía nam, nhưng Việt Nam trước đây đã kiên cường và mưu lược, phá tan mộng xâm lăng ấy của Trung Quốc.
Bất hạnh thay, sự xuất hiện trào lưu Quốc tế Cộng sản hoang tưởng đã cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội bằng vàng. Họ tận dụng những đặc trưng của Cộng sản để đưa con mồi vào lưới. Con mồi tự tìm đến cái bẫy, nhưng bị tấm màn “Quốc tế đại đồng” che mắt, nhìn cái bẫy thành chốn ruột thịt nương thân. Những năm 1949-1950 khai thông biên giới Việt Trung, một VN đã kiệt lực buộc phải dựa hẳn vào Trung Quốc để có sức đánh nhau với Pháp, những món hàng việt trợ từ vũ khí, quân trang quân dụng đến nhu cầu dân sinh là khởi đầu những trói buộc có tính chiến lược, là sợi dây thòng lọng đầu tiên, tận dụng những quan hệ thân thuộc của những người lãnh đạo đã có với Trung Quốc làm sợi dây liên kết.
Cái thòng lọng thứ hai là do chuyến ngoại giao cầu hòa của Việt Nam diễn ra tại Thành Đô ngày 3-4/9/1990. Xét trong quan hệ có tính lịch sử giữa 2 kẻ thù truyền kiếp thì cuộc cầu hoà này chính là cuộc tuyên bố đầu hàng. Với hiệp ước Thành Đô (nhất định lịch sử sau này sẽ bạch hoá) Trung Quốc đã tẩy rửa được dấu vết chống Trung Quốc của Việt Nam tượng trưng bởi ý chí chống Tàu cứng rắn của TBT Lê Duẩn và cuộc chiến biên giới 1979. Sau hội nghị Thành Đô kế hoạch xâm lược đã thiết kế xong những nước cờ căn bản.
hsp1.pngTừ đấy trở đi, chỉ cần 4 năm một lần Trung Quốc khống chế người cầm đầu Việt Nam, tức Tổng Bí thư đảng, là đủ cho kế hoạch xâm lược tiến hành trôi chảy. Muốn vậy phải giữ cho VN yên vị theo chế độ Cộng Sản, không được dân chủ hoá, không được liên kết chiến lược với Hoa Kỳ.
Kết quả của chủ trương liên kết chiến lược với Trung Quốc và liên kết lửng lơ với Hoa Kỳ là đã tạo những “điều kiện cần” và “điều kiện đủ” cho cuộc thôn tính Việt Nam một cách hoà bình. Điều kiện “cần” là một bộ máy lãnh đạo Việt Nam phải là bộ máy thân thiện Trung Quốc, không coi Trung quốc là xâm lược, đồng thời nhân dân Việt Nam thì tinh thần bạc nhược, không quan tâm đến sự đe doạ của Trung quốc, chấp nhận để “Đảng và Nhà nước lo”. Điều kiện “đủ” là làm sao khống chế được sự phản kháng của lực lượng tinh hoa là những người Việt còn giữ được sự cảnh giác và lòng quyết tâm bảo vệ đất nước, không cho họ đánh thức được dân chúng, đồng thời Hoa Kỳ và quốc tế không can thiệp.
Khi ĐCSVN đã cam kết với ĐCS TQ thực hiện đủ những điều kiện ấy, thì (xin lỗi) chỉ một Trung Quốc ngu mới không tiến hành xâm lược Việt Nam.
hsp2.jpg
Giữa lúc quân xâm lược kéo binh mã rầm rập vào trong biên cương Tổ quốc mà các thủ lĩnh tối cao thì im phăng phắc, nhưng ra lệnh cho khắp nơi hát vang lời hữu nghị và tri ân, cho tướng lĩnh đứng ra tay bắt mặt mừng, và ra sức bắt giữ những người phản đối xâm lược! Cảnh tượng diễn ra như một trận công thành được chuẩn bị chu đáo, có nội công, vô hiệu hóa lính gác, vô hiệu được quân lính trong thành, lại tổ chức sẵn một đội kèn trống chào mừng, nghênh đón sứ quân của thiên triều. Tất cả như có sự phân công, phối hợp trong ngoài vậy. Chẳng trách người dân phải đặt thẳng sự nghi ngờ vào lòng dạ của người cầm vận mệnh đất nước:
“Nguy cơ mất nước là hoàn toàn có thật. Đến lúc này nhân dân buộc phải hỏi: Đảng và Nhà nước có thực sự muốn chống xâm lược không? 
(Cả đến việc thông qua Luật biển, làm nức lòng nhiều người, nhưng tiến hành song song với những động tác ve vãn kẻ xâm lược và cấm dân biểu tình thì có đáng tin không hay chỉ là “đánh trận giả” để đánh lừa dân chúng, giúp kẻ địch tiến thêm một bước nguy hiểm?).
Thiên vạn cổ chưa có trận chiến nào được bố trí vẹn toàn như thế, sao lại bảo cuộc tấn công ấy là liều lĩnh được? Chiến thắng trong tầm tay, an toàn 100% như thế mà không tiến công thì Trung Quốc ngu à?.

Không có nhận xét nào: