Pages

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

TQ tử hình nhóm tấn công ngư dân




Truyền hình Trung Quốc cho chiếu cảnh Naw Kham bị dẫn ra khỏi khám tới nơi tử hình

Những người này bị xử tử bằng tiêm thuốc độc ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam.
Kênh CCTV News cho phát trực tiếp cảnh bốn người đàn ông bị điệu ra khỏi khám tới nơi tử hình, nhưng không cho phát cảnh xử tử.
Rất nhiều dân mạng xã hội tỏ thái độ giận dữ, cho rằng đài truyền hình phát cảnh trên là vô cảm.
Trong số người bị tử hình có Naw Kham, người Miến Điện, được coi là một trong những đầu lĩnh quân sự có quyền thế ở vùng Tam Giác Vàng giữa Thái Lan, Lào và Miến Điện.


Thi thể các ngư dân thiệt mạng được tìm thấy trong hai tàu chở hàng của Trung Quốc hồi tháng 10/2011, phía bên sông thuộc Thái Lan.
Truyền thông trong nước nói Naw Kham và đồng bọn đã phối hợp với lính Thái Lan để tấn công hai con tàu, Hua Ping và Yu Xing.
Những người còn lại là Hsang Kham người Thái lan, Yi Lai, chưa rõ quốc tịch, và Zha Xika từ Lào, theo Tân Hoa xã.
Dân mạng xã hội ở Trung Quốc lên tiếng phản đối việc những người này phải xuất hiện trước ống kính, một số người còn cho rằng đây là bước lùi lại quá khứ đối với các vụ tử hình tập thể ở Trung Quốc.

An ninh sông Mekong

Nhóm trên bị bắt giữ ở Miến Điện và đưa sang Trung Quốc hồi tháng Năm năm ngoái, sau khi Bắc Kinh nói vụ tấn công xảy ra trên hai con tàu mang cờ Trung Quốc.


Sau vụ tấn công, Trung Quốc đẩy mạnh kiểm soát an ninh trên sông Mekong, cùng với Lào, Thái Lan và Miến Điện

Đến tháng 11, họ bị kết tội cố ý giết người, vận chuyển ma túy, bắt cóc và chuyên cướp đường.
Hai thành viên khác của băng nhóm cũng bị kết tội, trong đó một người được ân xá án tử hình và người còn lại nhận tám năm tù.
Thái Lan cũng triển khai điều tra về các cáo buộc đối với 9 người lính của mình.
Truyền thông nhà nước từng nói sau lần kháng án cuối cùng, bốn người này sẽ bị tử hình bằng thuốc độc vào thứ Sáu 01/03/2013.
Tân Hoa xã nói, “mọi pháp quyền của họ được tôn trọng tối đa” trong thời gian chờ án tử hình.
Vụ tấn công xảy ra sau khi hai chiếc tàu bị chặn lại trên sông Mekong, vùng thường xuyên có vận chuyển, buôn bán ma túy, vốn nổi tiếng không an toàn do hoạt động của các băng nhóm.
Sau vụ tấn công, Trung Quốc, Miến Điện, Lào và Thái Lan triển khai các hoạt động kiểm soát an ninh chung trên khu vực sông Mekong.
Ông Lê Châu Quần, cán bộ hợp tác quốc tế, Bộ Công an Trung Quốc nói, băng nhóm này đã bị phá, nhưng “những nỗ lực để đảm bảo an toàn trên sông Mekong vẫn sẽ được tiếp tục”.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm soát và đẩy mạnh thi hành luật pháp, phối hợp với ba quốc gia kia để đảm bảo an toàn lưu thông tàu thuyền trên sông,” ông nói trên tờ China Daily./BBC

Không có nhận xét nào: