Pages

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

Bị “lật mặt nạ”, Trung Quốc “siết chặt” các phóng viên quốc tế

Cánh báo chí truyền thông Trung Quốc đã không thể che đậy được tất cả những câu chuyện mà chính quyền muốn che đậy, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, với sự hỗ trợ đắc lực của internet các phương tiện báo chí của phương Tây có thể dễ dàng thâm nhập vào Trung Quốc.
 Cali Today News -Vụ trục xuất một phóng viên Hoa Kỳ của chính phủ Trung Quốc xảy ra gần đây nhất là hôm thứ Năm đã cho thấy sự lo lắng của chính quyền Trung Quốc khi phải đối mặt với những lời chỉ trích của thế giới, đặc biệt là những quốc gia “ông lớn” khác về nạn “tích lũy của cải” của chính quyền này.
 
Cánh báo chí truyền thông Trung Quốc đã không thể che đậy được tất cả những câu chuyện mà chính quyền muốn che đậy, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, với sự hỗ trợ đắc lực của internet các phương tiện báo chí của phương Tây có thể dễ dàng thâm nhập vào Trung Quốc.
 
Những gì mà Trung Quốc muốn che dấu chủ yếu là có liên quan đến những khối tài sản khổng lồ thuộc sở hữu của những người thân của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trung Quốc đã rất ranh mãnh khi không nhắm vào những phóng viên quốc tế mà nhằm vào những tổ chức truyền thông đã thuê những phóng viên đó, đây gọi là đòn phủ đầu. Vì nếu ngăn chặn phóng viên này thì vẫn còn những phóng viên khác, chi bằng cứ nhắm thẳng vào trụ sở của họ.
 
Trung Quốc đã từng xử phạt những người dân trong chính quốc gia mình vì họ đã dám yêu cầu kiểm kê lại lượng tài sản của Đảng Cộng Sản sở hữu.
 
Photo Courtesy: Austin Ramzy
Phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ Nolan Barkhouse nói: “Thiết nghĩ giữa hai quốc gia nên mở rộng trao đổi phương tiện truyền thông để nâng cao sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, không nên hạn chế khả năng của các nhà báo để thực hiện công việc của họ. Chúg tôi đã bày tỏ quan ngại của chúng tôi về cách mà chính quyềnTrung Quốc đối xử với các nhà báo và các tổ chức truyền thông quốc tế.”
 
Vào ngày thứ Năm này, nhà báo Austin Ramzy - một nhà báo làm việc cho tờ New York Times - sẽ phải lên máy bay rời khỏi Trung Quốc vì visa của Austin đã hết hạn vào đúng ngày này. Austin là nhà báo thứ hai bị ép phải ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc trong vòng 13 tháng.
 
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại một mực khẳng định những việc họ buộc các nhà báo trên phải rời khỏi Trung Quốc là điều hoàn toàn đúng theo các quy định của Trung Quốc và cho rằng Austin đã vi phạm các quy định về thị thực của quốc gia này.
 
Ông Peter Ford, chủ tịch Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài của Trung Quốc bày tỏ quan điểm: “Những gì mà chính quyền giải thích là không trung thực, các quy định về thị thực thì không rõ ràng và chưa từng được áp dụng đối với các phóng viên nước ngoài khác. Chính quyền Trung Quốc đang trừng phạt tờ Times vì những gì mà nó đã đăng tải, đó là lý do dễ hiểu nhất.”
 
Công khai tham nhũng là một trong những đề tài nóng hổi nhất tại Trung Quốc hiện nay. Và để làm yên lòng dân chúng, các nhà cầm quyền Đảng Cộng Sản đã nói rằng họ có thể xử lý được chuyện này trong nội bộ và từ chối sự tham gia của công chúng hoặc các quan chức chính phủ độc lập và các đảng phái khác. Vào hôm Chủ Nhật vừa rồi, một phiên toà diễn ra tại Bắc Kinh đã kết án một nhà hoạt động vì quyền lợi Xu Zhiyong bốn năm tù giam vì đã khuyến khích người dân yêu cầu các quan chức tiết lộ tài sản của họ.
 
Sự giàu có của giới cầm quyền Trung Quốc vốn là một bí mật công khai từ lâu tại Trung Quốc, nhưng khi tờ Bloomberg và Times bắt tay vào cuộc năm 2012 và công bố về những tài sản tích lũy thuộc sở hữu của những người họ hàng của ông Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Tập Cận Bình thì mọi chuyện mới thực sự trở thành đề tài chỉ trích của dư luận. Để đáp trả lại, Bắc Kinh đã chặn trang web của những tờ báo này tại Trung Quốc và từ chối cấp visa cho những phóng viên mới. Hôm thứ Ba, tờ Times đưa tin: Chính phủ Trung Quốc đã phớt lờ đi những đơn xin cấp visa cho các phóng viên mới của Bloomberg, dự kiến những người này sẽ thay thế vị trí của năm phóng viên cũ đang hoạt động tại Bắc Kinh.
 
Chris Buckley, cựu phóng viên của Reuters ở Bắc Kinh, đã phải rời khỏi Trung Quốc hồi cuối năm 2012 khi các nhà cầm quyền “bỏ qua” đơn xin gia hạn visa của người này. Chris làm việc ở Hong Kong trong khi gia đình của anh sống ở Bắc Kinh. Còn Phillip Pan đã phải chờ đợi trong gần hai năm trời để được cấp visa làm việc tại văn phòng đại diện của Times tại Bắc Kinh.
 
Quin Gang, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng Austin – nhà báo đã làm việc cho tờ tạp chí Time suốt sáu năm tại Trung Quốc và chỉ mới chuyển sang làm việc cho Times từ mùa hè năm rồi – đã vi phạm đến những quy định về visa: sử dụng visa cũ để ở lại Trung Quốc, trước đây Austin đã xin cấp visa để làm việc cho tạp chí Time, nhưng sau này anh chuyển sang cộng tác với tờ Times tuy nhiên visa của Austin vẫn còn hiệu lực vào thời điểm đó. Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra những lý do lòng vòng giải thích cho vụ trục xuất của Austin.
 
Edward Wong, trưởng văn phòng đại diện của tờ Times tại Bắc Kinh đã lên tiếng: “New York Times đã làm đúng theo những quy định về visa, chúng tôi đã nộp đơn xin gia hạn visa cho Austin tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ tháng Sáu năm ngoái, nhưng chính quyền Trung Quốc đã phớt lờ đi đơn này.”
 
Vào tháng trước, trong một chuyến thăm thủ đô Trung Quốc của Phó tổng thống Biden, ông cũng đã đề cập đến vấn đề visa cho các phóng viên. Nhờ vậy mà đến cuối tháng 12, hơn 20 phóng viên làm việc cho Bloomberg và Times ở Trung Quốc đã được giải quyết những đơn xin gia hạn của họ và gia đình họ visa vốn đã bị trì hoãn từ lâu .
 
Chính quyền Trung Quốc đã phá vỡ nhữnglời hứa từ trước khi Olympic Games diễn ra tại Bắc Kinh năm 2008 rằng sẽ cải thiện môi trường hoạt động cho các nhà báo ngoại quốc. Bắc Kinh đã hạn chế những khu vực mà nhà báo nước ngoài có thể làm việc, các chính quyền địa phương thì thường xuyên đe dọa những người được phỏng vấn. Tình trạng sách nhiễu các nhà báo nước ngoài, đôi khi còn dùng cả bạo lực với họ, vẫn còn rất phổ biến.
 
Kha Trần

Không có nhận xét nào: