Mặc dù đã là mùng 5 tết, và hướng di chuyển từ TP.HCM thông thường có lượng hành khách thấp, thế nhưng ngày 4.2 vừa qua, số lượng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) rất đông, không kém những ngày cận tết, và đã xảy ra tình trạng lộn xộn trong khu vực làm thủ tục bay.
Nhiều người xếp hàng tại khu vực làm thủ tục lên máy bay - Ảnh: Hoàng Quyên |
Có lẽ vì dịp tết vừa qua được nghỉ dài, cũng như xu hướng giới trẻ thích đi du lịch hơn đón tết ở nhà, nên lượng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất có sự gia tăng đột biến. Đối với những ngày lễ tết, số lượng hành khách quá đông nên việc chậm trễ, chờ đợi là điều khó tránh khỏi.
Bài viết này không đề cập đến việc một bộ phận nhỏ nhân viên của nhà ga hàng không gây phiền nhiễu, hách dịch, thiếu trách nhiệm với hành khách. Mà đề cập về ý thức xếp hàng của người Việt khi đi máy bay.
Văn hóa xếp hàng của người Việt đã bị dư luận lên án lâu nay, và những người phê phán thường lấy những hình ảnh của các quốc gia tiên tiến ở châu Âu, Nhật Bản, Singapore… để so sánh.
Sự chen lấn trên đường phố trong những giờ cao điểm, những vị trí ách tắc giao thông. Sự chen lấn khi thanh toán ở các siêu thị, cửa hàng. Sự chen lấn ở các bến xe, bến tàu. Sự chen lấn khi xếp hàng thực hiện các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh ở bệnh viện và nộp hồ sơ vào trường học cho con cái. Thậm chí, sự chen lấn khi người dân xông vào cướp hoa ở lễ hội, tranh giành một xuất shusi hay nhận một mũ bảo hiểm miễn phí.
Những hình ảnh nêu trên đã tạo ra một hình ảnh rất xấu, thiếu văn minh và tính cộng đồng của người Việt. Điều đó cũng thể hiện sự thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội của họ.
Có lẽ, nguyên nhân chính dẫn đến sự lộn xộn là do tâm lý của hành khách sợ trễ chuyến, ngại chờ đợi lâu. Họ sẵn sàng chen lấn để đạt được mục đích mà không quan tâm đến bên cạnh họ còn có những người già, trẻ em, thậm chí người tàn tật cần giúp đỡ. Và mặc dù, những hành khách của chuyến bay gần đến giờ cất cánh sẽ được nhân viên của các hãng hàng không thông báo để ưu tiên vào làm thủ tục trước.
Kể cả những người đã làm xong thủ tục bay, chỉ còn qua cửa kiểm tra an ninh để vào phòng chờ, nghĩa là đã được hãng hàng không cấp thẻ lên máy bay. Nhưng khu vực kiểm tra an ninh cũng lộn xộn không kém.
Rất nhiều người không xếp hàng mà đi thẳng đến cửa kiểm tra, mặc dù cả đoàn người đang xếp hàng chờ đợi. Nếu không bị ai nhắc nhở, hoặc nhân viên nhà ga can thiệp, họ sẵn sàng chen vào vị trí gần đầu hàng. Ngay cả có tấm biển “Đề nghị dừng trước vạch đỏ”, họ cũng không đứng đúng vị trí quy định.
Tối 26.1, cũng xảy ra sự lộn xộn, chen lấn tại sảnh của nhà ga hàng không Nội Bài. Hai băng chuyền chuyển hành lý ký gửi 1A và 2A xảy ra sự cố và không hoạt động do mất điện. Hai chuyến máy bay của Vietnam Airlines với hơn 700 hành khách phải chờ sự vận chuyển hành lý ký gửi bằng tay của nhân viên phục vụ nhà ga.
Thế là xảy ra sự chen lấn, xô đẩy tại cửa chuyển hành lý ký gửi tạo ra một sự hỗn loạn hơn một giờ đồng hồ. Mặc dù các nhân viên phục vụ đã cố gắng chuyển hành lý ra nhanh, và cố gắng kêu gọi khách hàng trật tự để nhận hành lý. Nhưng chỉ với 3 nhân viên không thể kiểm soát được đám đông.
Người viết cùng hai bạn trẻ người Nhật và vài người Việt đã giúp nhân viên phục vụ đẩy hành lý ra ngoài sảnh, cách xa cửa đưa hành lý vào, để khu vực nhận hành lý được rộng ra và bớt đi cảnh chen lấn. Và mặc dù đã phân bua rằng ngày cận tết, ai cũng nhiều hành lý và mong về nhà sớm, nhưng vẫn cảm nhận được vẻ xem thường từ những cái lắc đầu của những người bạn Nhật, cho dù họ nở nụ cười thông cảm.
Có thể nói, phần lớn hành khách đi máy bay là những người có điều kiện kinh tế, có sự hiểu biết và có thể đã di chuyển nhiều bằng máy bay. Nhưng có lẽ thói quen tranh giành, chen lấn của họ khó thay đổi được. Tâm lý muốn chiếm lợi thế hơn người khác, muốn nhanh hơn người khác khiến họ có thể vẫn ý thức được việc chen lấn là xấu, nhưng ngay khi đó, họ đã không kiểm soát được bản thân mình.
Nhưng nhìn nhận ở góc độ lớn hơn, sự thiếu ý thức trong xếp hàng dẫn đến việc chen lấn, xô đẩy và tạo ra sự hỗn loạn đám đông thể hiện sự yếu kém trong nhận thức xã hội của người Việt. Và điều không thể phủ nhận là sự quản lý xã hội yếu kém của các cơ quan chức năng.
Khi xã hội còn thiếu công bằng, minh bạch, khi một “bộ phận không nhỏ” những cán bộ quản lý còn xem lợi ích cá nhân lớn hơn lợi ích tập thể thì khó có thể làm gương cho dân chúng. Và những điều này tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội, hình thành những thói ích kỷ, tiểu xảo, gian ngoan trong cuộc sống.
Người dân, khi không nhận được sự công bằng, minh bạch thì sự chen lấn, xô đẩy để giành lợi thế về mình là điều tất yếu. Chính vì tâm lý đó khiến văn hóa xếp hàng nơi công cộng, cách ứng xử giữa con người với con người nơi công cộng sẽ không còn đi vào khuôn phép và được tôn trọng.
Tại những nhà ga hàng không, nơi có nhiều hành khách là người nước ngoài. Văn hóa xếp hàng của người Việt thể hiện được sự thân thiện, văn minh của nước chủ nhà với khách quốc tế. Vậy mà chúng ta còn chưa làm tốt thì không thể nói đến chuyện kêu gọi ý thức và văn hóa xếp hàng trong đời sống xã hội nói chung của người Việt được.
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ kêu gọi cải cách thể chế làm động lực cho sự phát triển của đất nước. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, phải chăng phải bắt đầu từ việc thay đổi cung cách quản lý. Cần phải tạo ra sự minh bạch, công khai, công bằng và có trách nhiệm từ các cơ quan quản lý trong các lĩnh vực của xã hội.
Có như vậy, mới xây dựng được sự văn minh xã hội, ý thức và trách nhiệm của người dân ở nơi công cộng, và mới tạo được động lực cho sự phát triển trong tương lai.
Trường Yên
* Bài viết thể hiện góc nhìn và văn phong của tác giả, là một giảng viên đại học, blogger sống và làm việc tại TP.HCM
(Thanh niên)
Bài viết này không đề cập đến việc một bộ phận nhỏ nhân viên của nhà ga hàng không gây phiền nhiễu, hách dịch, thiếu trách nhiệm với hành khách. Mà đề cập về ý thức xếp hàng của người Việt khi đi máy bay.
Văn hóa xếp hàng của người Việt đã bị dư luận lên án lâu nay, và những người phê phán thường lấy những hình ảnh của các quốc gia tiên tiến ở châu Âu, Nhật Bản, Singapore… để so sánh.
Sự chen lấn trên đường phố trong những giờ cao điểm, những vị trí ách tắc giao thông. Sự chen lấn khi thanh toán ở các siêu thị, cửa hàng. Sự chen lấn ở các bến xe, bến tàu. Sự chen lấn khi xếp hàng thực hiện các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh ở bệnh viện và nộp hồ sơ vào trường học cho con cái. Thậm chí, sự chen lấn khi người dân xông vào cướp hoa ở lễ hội, tranh giành một xuất shusi hay nhận một mũ bảo hiểm miễn phí.
Những hình ảnh nêu trên đã tạo ra một hình ảnh rất xấu, thiếu văn minh và tính cộng đồng của người Việt. Điều đó cũng thể hiện sự thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội của họ.
Có lẽ, nguyên nhân chính dẫn đến sự lộn xộn là do tâm lý của hành khách sợ trễ chuyến, ngại chờ đợi lâu. Họ sẵn sàng chen lấn để đạt được mục đích mà không quan tâm đến bên cạnh họ còn có những người già, trẻ em, thậm chí người tàn tật cần giúp đỡ. Và mặc dù, những hành khách của chuyến bay gần đến giờ cất cánh sẽ được nhân viên của các hãng hàng không thông báo để ưu tiên vào làm thủ tục trước.
Kể cả những người đã làm xong thủ tục bay, chỉ còn qua cửa kiểm tra an ninh để vào phòng chờ, nghĩa là đã được hãng hàng không cấp thẻ lên máy bay. Nhưng khu vực kiểm tra an ninh cũng lộn xộn không kém.
Rất nhiều người không xếp hàng mà đi thẳng đến cửa kiểm tra, mặc dù cả đoàn người đang xếp hàng chờ đợi. Nếu không bị ai nhắc nhở, hoặc nhân viên nhà ga can thiệp, họ sẵn sàng chen vào vị trí gần đầu hàng. Ngay cả có tấm biển “Đề nghị dừng trước vạch đỏ”, họ cũng không đứng đúng vị trí quy định.
Tối 26.1, cũng xảy ra sự lộn xộn, chen lấn tại sảnh của nhà ga hàng không Nội Bài. Hai băng chuyền chuyển hành lý ký gửi 1A và 2A xảy ra sự cố và không hoạt động do mất điện. Hai chuyến máy bay của Vietnam Airlines với hơn 700 hành khách phải chờ sự vận chuyển hành lý ký gửi bằng tay của nhân viên phục vụ nhà ga.
Thế là xảy ra sự chen lấn, xô đẩy tại cửa chuyển hành lý ký gửi tạo ra một sự hỗn loạn hơn một giờ đồng hồ. Mặc dù các nhân viên phục vụ đã cố gắng chuyển hành lý ra nhanh, và cố gắng kêu gọi khách hàng trật tự để nhận hành lý. Nhưng chỉ với 3 nhân viên không thể kiểm soát được đám đông.
Người viết cùng hai bạn trẻ người Nhật và vài người Việt đã giúp nhân viên phục vụ đẩy hành lý ra ngoài sảnh, cách xa cửa đưa hành lý vào, để khu vực nhận hành lý được rộng ra và bớt đi cảnh chen lấn. Và mặc dù đã phân bua rằng ngày cận tết, ai cũng nhiều hành lý và mong về nhà sớm, nhưng vẫn cảm nhận được vẻ xem thường từ những cái lắc đầu của những người bạn Nhật, cho dù họ nở nụ cười thông cảm.
Có thể nói, phần lớn hành khách đi máy bay là những người có điều kiện kinh tế, có sự hiểu biết và có thể đã di chuyển nhiều bằng máy bay. Nhưng có lẽ thói quen tranh giành, chen lấn của họ khó thay đổi được. Tâm lý muốn chiếm lợi thế hơn người khác, muốn nhanh hơn người khác khiến họ có thể vẫn ý thức được việc chen lấn là xấu, nhưng ngay khi đó, họ đã không kiểm soát được bản thân mình.
Nhưng nhìn nhận ở góc độ lớn hơn, sự thiếu ý thức trong xếp hàng dẫn đến việc chen lấn, xô đẩy và tạo ra sự hỗn loạn đám đông thể hiện sự yếu kém trong nhận thức xã hội của người Việt. Và điều không thể phủ nhận là sự quản lý xã hội yếu kém của các cơ quan chức năng.
Khi xã hội còn thiếu công bằng, minh bạch, khi một “bộ phận không nhỏ” những cán bộ quản lý còn xem lợi ích cá nhân lớn hơn lợi ích tập thể thì khó có thể làm gương cho dân chúng. Và những điều này tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội, hình thành những thói ích kỷ, tiểu xảo, gian ngoan trong cuộc sống.
Người dân, khi không nhận được sự công bằng, minh bạch thì sự chen lấn, xô đẩy để giành lợi thế về mình là điều tất yếu. Chính vì tâm lý đó khiến văn hóa xếp hàng nơi công cộng, cách ứng xử giữa con người với con người nơi công cộng sẽ không còn đi vào khuôn phép và được tôn trọng.
Tại những nhà ga hàng không, nơi có nhiều hành khách là người nước ngoài. Văn hóa xếp hàng của người Việt thể hiện được sự thân thiện, văn minh của nước chủ nhà với khách quốc tế. Vậy mà chúng ta còn chưa làm tốt thì không thể nói đến chuyện kêu gọi ý thức và văn hóa xếp hàng trong đời sống xã hội nói chung của người Việt được.
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ kêu gọi cải cách thể chế làm động lực cho sự phát triển của đất nước. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, phải chăng phải bắt đầu từ việc thay đổi cung cách quản lý. Cần phải tạo ra sự minh bạch, công khai, công bằng và có trách nhiệm từ các cơ quan quản lý trong các lĩnh vực của xã hội.
Có như vậy, mới xây dựng được sự văn minh xã hội, ý thức và trách nhiệm của người dân ở nơi công cộng, và mới tạo được động lực cho sự phát triển trong tương lai.
Trường Yên
* Bài viết thể hiện góc nhìn và văn phong của tác giả, là một giảng viên đại học, blogger sống và làm việc tại TP.HCM
(Thanh niên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét