Pages

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Người dân không kỳ vọng VN cải thiện sau Kiểm điểm Nhân quyền UPR

  • Trà Mi-VOABuổi Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR của Việt Nam đang diễn ra tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Geneva, từ 2 giờ rưỡi đến 6 giờ chiều nay 5/2 (giờ địa phương).Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc mở đầu bản báo cáo dài hơn 20 trang của phái đoàn chính phủ Việt Nam tại buổi kiểm điểm UPR rằng: “Chính phủ Việt Nam đã tăng đôi các nỗ lực thực thi các chính sách nhân quyền kể cả những khuyến nghị được Hà Nội chấp thuận từ đợt UPR lần trước vào năm 2009.”Đây là đợt UPR thứ nhì của Việt Nam, nhưng lại là lần đầu tiên Hà Nội báo cáo thành tích nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong tư cách là thành viên của Hội đồng, nhiệm kỳ 2014-2016.
    Vấn đề nhân quyền của Việt Nam nhiều lắm từ quyền tự do đi lại đến tự do bỏ phiếu, nhưng tôi quan tâm nhất là quyền tự do ngôn luận, vấn đề tiên quyết để Việt Nam hội nhập và khá hơn trong tương lai…
    Lê Bảo từ Sài Gòn.
    Phiên kiểm điểm UPR diễn ra giữa các vi phạm nhân quyền ‘khốc liệt’ tại Việt Nam_ theo đánh giá của giới bảo vệ nhân quyền quốc tế_với số người chỉ trích nhà nước bị bắt giam ngày càng tăng, những vụ đàn áp thô bạo các sinh hoạt cổ xúy dân chủ-nhân quyền trong nước ngày một leo thang, cùng các quy định siết chặt hơn quyền tự do ngôn luận và tự do internet.
    Kỳ UPR 4 năm một lần được xem là quan trọng đối với Hà Nội và được quốc tế đặc biệt chú ý trong bối cảnh thực trạng nhân quyền Việt Nam đang bị cộng đồng thế giới lên án gay gắt.
    Người dân Việt Nam đón nhận sự kiện quan trọng và đáng chú ý này như thế nào?
    Anh Lê Bảo từ Sài Gòn cho biết:
    “Tôi theo dõi sát vì Việt Nam vừa gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Có luồng dư luận cho rằng Việt Nam vào Hội đồng này chủ yếu là để tránh sự chỉ trích chứ không phải để cải thiện nhân quyền. Hơn nữa là vì trước giờ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam dày đặc, công khai dù nhân quyền được bảo đảm trong Hiến pháp. Vấn đề nhân quyền của Việt Nam nhiều lắm từ quyền tự do đi lại đến tự do bỏ phiếu, nhưng tôi quan tâm nhất là quyền tự do ngôn luận, vấn đề tiên quyết để Việt Nam hội nhập và khá hơn trong tương lai.”
    Những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày ở đây vẫn như thế, không thay đổi gì cả. Chả thay đổi gì đâu. Nhìn cuộc sống xung quanh mọi thứ đang tồi tệ đi rất nhiều từ kinh tế tới nhân quyền….
    Lâm Nguyễn từ Hà Nội.
    Lâm Nguyễn, một thanh niên tại thủ đô Hà Nội, nói trong số các vấn đề nhân quyền nổi cộm của Việt Nam, anh quan tâm đến tình trạng tù nhân lương tâm và quyền đất đai của nông dân bị tước đoạt. Tuy nhiên, anh không hy vọng UPR sẽ giúp tạo ra những chuyển biến tích cực tại Việt Nam:
    “Em không hy vọng gì đâu ạ. Họ muốn cải thiện thì họ đã có thừa thời gian để làm rồi. Ngay những việc nhỏ như họ cấm nhà báo Phạm Chí Dũng sang Geneve nhân dịp UPR này đã cho thấy trong thâm tâm họ không muốn cải thiện rồi. Thật sự những gì đang xảy ra trong nước, họ đang làm những việc hoàn toàn trái với những gì họ đang báo cáo trước Hội đồng. Những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày ở đây vẫn như thế, không thay đổi gì cả. Chả thay đổi gì đâu. Nhìn cuộc sống xung quanh mọi thứ đang tồi tệ đi rất nhiều từ kinh tế tới nhân quyền.”
    Ngọc Cầm, một cư dân miền Bắc, cho biết cô không lưu tâm đến sự kiện UPR vì không nghĩ nó có tác dụng rõ rệt:
    “Không có quan tâm sự kiện này, bởi vì thấy nó cũng không mang lại ý nghĩa gì nhiều.”
    Một bạn trẻ tên Tâm ở Trà Vinh nói dù anh có quan tâm đến sự kiện báo cáo UPR nhưng rất sợ chia sẻ cảm nghĩ về vấn đề nhân quyền ‘nhạy cảm’ ở Việt Nam:
    “Có đọc báo, có nghe, có biết. Nói chung tình hình Việt Nam thì từ từ cải thiện. Người dân ai cũng quan tâm vấn đề này không phải riêng tôi, nhưng thôi cái này nói không được.”
    Kiểm điểm Nhân quyền Phổ quát trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc là một phần trong quy trình UPR, cơ chế được thành lập từ năm 2006 nhằm đánh giá thành tích nhân quyền của tất cả các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, tạo cơ hội cho các nước cải thiện nhân quyền dựa trên những khuyến nghị của thế giới.
    Nói chung tình hình Việt Nam thì từ từ cải thiện. Người dân ai cũng quan tâm vấn đề này không phải riêng tôi, nhưng thôi cái này nói không được.
    Tâm từ Trà Vinh.
    Trong kỳ kiểm điểm đầu tiên năm 2009, Hà Nội đã bác bỏ nhiều đề nghị cải thiện về tự do báo chí, tự do ngôn luận, vốn là những quan tâm chính đối với bức tranh nhân quyền Việt Nam lâu nay. Trong số này có khuyến nghị đảm bảo cho người bị giam giữ tiếp cận với đại diện pháp lý không bị ngăn trở, bớt áp dụng luật an ninh để hạn chế dân thảo luận về dân chủ-đa đảng hay chỉ trích chính phủ, hay cho phép truyền thông tư nhân độc lập.
    Trong bài báo cáo tại Liên hiệp quốc lần này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tại UPR cho biết những khuyến nghị bị Hà Nội bác trong lần UPR trước là do không tương ứng với các điều kiện ở Việt Nam.
    Ông Ngọc nói, tuy vậy, nhà nước Việt Nam vẫn nghiên cứu nghiêm túc các khuyến nghị đó về khả năng thực thi.
    Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới, ngay cả với một số khuyến nghị Hà Nội đã chấp thuận liên quan đến tôn trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm công dân cũng không được cải thiện mà bằng chứng là kể từ UPR lần trước đến nay chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các ngòi bút, các blogger biểu đạt tư tưởng độc lập, các nhà hoạt động, và các nhà bảo vệ nhân quyền trong nước.
    Ngược lại, Hà Nội nói nhân quyền Việt Nam không ngừng được cải tiến và nâng cao.
    Thứ trưởng Kim Ngọc tuyên bố Việt Nam đã đáp ứng 80% trong số 123 khuyến nghị về nhân quyền mà các nước đưa ra cho Hà Nội năm 2009.
    Người dân không kỳ vọng Việt Nam cải thiện sau Kiểm điểm Nhân quyền UPR

  • Nghe Bài Này
    Ông Ngọc nói thêm rằng các nỗ lực của Việt Nam nhằm đảm bảo việc bảo vệ và phát huy nhân quyền không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà là một tiến trình cộng gộp có sự tham gia của tất cả các bên liên quan đặc biệt là mỗi công dân.
    Trong số các câu hỏi phía Hoa Kỳ đưa ra chất vấn Việt Nam tại phiên UPR lần này bao gồm liệu Hà Nội có trả tự do cho những công dân đang bị giam giữ vì thực hiện quyền con người hay không.

Không có nhận xét nào: